e) Các doanh nghiệp nhà nước theo kiểu văn phòng: việc tư nhân hóa các xưởng
2.3.2.6. Cơ quan quản lý đa dạng hóa sở hữu doanh nghiệp nhà nước
Về mặt khuôn khổ thể chế, Đài Loan đã ban hành Điều lệ về chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty tư nhân, trong đó qui định rõ các nguyên tắc chuyển đổi cũng như chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan nhà nước có liên quan trong việc hướng dẫn cụ thể các nguyên tắc này (Bộ Kinh tế, Bộ Vận tải và bưu điện, Bộ Tài chính, v.v.)
Về tổ chức, Đài Loan đã thành lập ủy ban Tư nhân hóa gồm Chủ nhiệm ủy ban Kế hoạch và phát triển là Trưởng ban và các bộ trưởng các bộ có liên quan tham gia là thành
viên. Cấp lãnh đạo ủy ban Tư nhân hóa (các bộ trưởng) họp 3 tháng/lần; còn cấp thấp hơn (gồm các cán bộ cấp vụ, chuyên viên thuộc các bộ, ủy ban và các giáo sư, nhà kinh tế) họp hàng tháng.
Nhiệm vụ của ủy ban Tư nhân hóa là soạn thảo chính sách và các quy chế liên quan đến tư nhân hóa doanh nghiệp nhà nước; nắm số cổ phiếu tồn chưa bán hết và chuẩn bị bán tiếp. Việc kiểm tra các đại diện của nhà nước tham gia hội đồng quản trị và đưa ra danh sách đại diện của nhà nước tham gia hội đồng quản trị nhằm quản lý phần vốn của nhà nước tại doanh nghiệp để bộ trưởng quyết định. Chính phủ quản lý cổ phiếu qua các bộ, ngành. Khi tư nhân hóa một doanh nghiệp nhà nước, Chính phủ đều phải xem xét đến tác động xã hội và xác định kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp.
Tất cả các doanh nghiệp nhà nước liên quan trực tiếp đến nhiệm vụ quốc phòng hoặc an ninh quốc gia hoặc có các độc quyền, hoặc các công trình dân dụng công cộng qui mô lớn về nguyên tắc vẫn được đặt dưới sự kiểm soát của Chính phủ. Tuy nhiên, những doanh nghiệp này có thể được chuyển thành sở hữu tư nhân trong trường hợp các cơ quan quyền lực nhà nước thấy không còn lý do, nhu cầu để Chính phủ trực tiếp quản lý nữa và được Chính phủ phê chuẩn tư nhân hóa [46, tr. 23].