Phương hướng hoàn thiện các quy định của pháp luật về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Hoàn thiện khung pháp luật về cổ phần hóa tổng công ty nhà nước ở Việt Nam pdf (Trang 84 - 87)

e) Các doanh nghiệp nhà nước theo kiểu văn phòng: việc tư nhân hóa các xưởng

3.2.Phương hướng hoàn thiện các quy định của pháp luật về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước

doanh nghiệp nhà nước

Để có phương hướng hoàn thiện các quy định của pháp luật về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước một cách đầy đủ, cần xác định rõ cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước trước hết phải được coi là một giải pháp của chương trình đổi mới, sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước với mục tiêu chung là thay đổi cơ cấu khu vực kinh tế nhà nước, qua đó thúc đẩy sự phát triển kinh tế thị trường. Trong điều kiện kinh tế - xã hội ở nước ta, cổ phần hóa không đơn thuần là sự kế thừa, hưởng ứng xu hướng tự do hóa trên thế giới, mang tính nhất thời, mà là sự lựa chọn lâu dài cho sự hòa nhập của các chủ thể kinh tế vào dòng chảy chung của kinh tế thị trường.

Vì vậy, nhà nước, với tư cách là hệ thống các cơ quan quyền lực nhà nước, quản lý xã hội và toàn bộ nền kinh tế thông qua công cụ pháp luật cần hoàn thiện các quy định của pháp luật về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước.

Một trong những nguyên nhân của tình trạng cổ phần hóa chưa theo kịp yêu cầu của sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước là việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật để điều chỉnh còn chậm, còn không ít cơ chế, chính sách không phù hợp với cơ chế thị trường nhưng chưa được sửa đổi, bổ sung kịp thời, phần lớn các văn bản pháp luật về cổ phần hóa đều là văn bản dưới luật trong đó phần nhiều là các thông tư, chỉ thị, quyết định của các bộ, ngành. Các quy định trong các văn bản này do hiệu lực thấp nên không thể giải quyết những vấn đề được điều chỉnh bởi các luật đơn ngành.

Qua phân tích tại chương 2, có thể thấy, Nhà nước đã ban hành một hành lang pháp lý khá đầy đủ cho vấn đề cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước. Tuy nhiên, pháp luật hiện hành về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước vẫn còn có những điểm bất cập từ khía cạnh riêng trong lĩnh vực cổ phần hóa cũng như trong mối liên hệ với các lĩnh vực liên quan khác. Sự chồng chéo, mâu thuẫn và nhiều quy định chưa phù hợp với thực tiễn cổ phần hóa đã làm giảm đi phần nào tiến độ cổ phần hóa cũng như làm khó khăn cho các doanh nghiệp và các cơ quan nhà nước trong áp dụng pháp luật về cổ phần hóa. Có thể nói cổ phần hóa là vấn đề nhạy cảm cả về chính trị lẫn kinh tế. Để các quy định của pháp luật

về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước thực sự mang lại hiệu quả cao cho doanh nghiệp nhà nước trong tiến trình cổ phần hóa, thì cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước phải được tiến hành trên một nền tảng pháp lý thực sự vững chắc. Do đó, phương hướng hoàn thiện pháp luật về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước theo tác giả cần thực hiện như sau:

Thứ nhất, cổ phần hóa được thực hiện ở nhiều nước với tư cách là một giải pháp

tư nhân hóa và vai trò của nó không lớn. Lý do chính là tại các nước này, khu vực kinh tế nhà nước mà cụ thể là các doanh nghiệp nhà nước chiếm một tỷ trọng rất nhỏ trong nền kinh tế. Việc hạn chế hoặc thay đổi khu vực này không làm ảnh hưởng hoặc gây ra những hậu quả tiêu cực về kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước. Tuy nhiên đối với Việt Nam, một đất nước có khu vực kinh tế nhà nước chiếm tỷ trọng áp đảo, trong đó có số lượng các doanh nghiệp nhà nước rất lớn thì việc cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước có tầm quan trọng cả về kinh tế lẫn chính trị và xã hội.

+ Về kinh tế, cổ phần hóa có thể mang một thay đổi căn bản cho các doanh nghiệp

nhà nước, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp sau cổ phần hóa.

+ Về chính trị, cổ phần hóa bảo đảm cho các doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần

hóa tồn tại trong một hình thức pháp lý mới, thích hợp với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tăng hiệu quả của chúng.

+ Về xã hội, cổ phần hóa có tác động rất lớn đến các vấn đề xã hội như việc làm,

quyền làm chủ thực sự của người lao động... Do đó, cần hệ thống hóa lại quan niệm và chủ trương của Đảng ta về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước trong vòng 15 năm qua, từ đó sẽ cho chúng ta nhận biết chính xác hơn về đường lối, chính sách, về kinh tế chính trị, về quản lý, xây dựng đất nước trong thời kỳ mới... Để từ đó xây dựng một nền tảng pháp lý tương xứng, bảo đảm thể chế hóa đầy đủ quan điểm của Đảng là xã hội hóa song không đồng nghĩa với phi nhà nước và càng không phải tư hữu hóa; bảo đảm sự thu hút của công chúng vào quá trình phát triển doanh nghiệp;

Thứ hai, cần ban hành kịp thời và đầy đủ các văn bản quy phạm pháp luật để điều

chỉnh mọi hoạt động trong lĩnh vực cổ phần hóa. Những văn bản hiện hành đang điều chỉnh các cơ chế chính sách về cổ phần hóa nếu không phù hợp với cơ chế thị trường phải

được sửa đổi, bổ sung kịp thời; các văn bản pháp luật về cổ phần hóa chủ yếu là văn bản dưới luật trong đó phần nhiều là các thông tư, chỉ thị, quyết định của các bộ, ngành, không thể giải quyết những vấn đề được điều chỉnh bởi các luật đơn ngành.

Pháp luật về cổ phần hóa điều chỉnh nhiều lĩnh vực nhạy cảm, cổ phần hóa động chạm đến nhiều vấn đề pháp lý quan trọng như vấn đề sở hữu nhà nước, việc làm, bảo hiểm… Các vấn đề nêu trên đều được điều chỉnh bằng các văn bản pháp luật. Vì vậy, nhiều quy định của pháp luật về cổ phần hóa, mặc dù có tầm quan trọng rất lớn song vẫn dễ bị vô hiệu hóa bởi các văn bản pháp luật khác do hiệu lực thấp. Do vậy, cần xây dựng hệ thống pháp luật về cổ phần hóa đủ mạnh để điều chỉnh các lĩnh vực có liên quan.

Thứ ba, việc hoàn thiện pháp luật về cổ phần hóa phải bảo đảm cổ phần hóa trở

thành một hiện tượng kinh tế lành mạnh, theo đúng như bản chất chính sách kinh tế mới. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về cổ phần hóa còn phải bảo đảm củng cố vị trí, vai trò của doanh nghiệp nhà nước - bộ phận rường cột, năng động của nền kinh tế nhà nước; bảo đảm tăng công ăn việc làm, tăng thu nhập của người lao động trong doanh nghiệp. Nếu chỉ vì mục đích tăng lợi tức cổ phần là không đúng với chủ trương cổ phần hóa và tiềm ẩn nguy cơ gây mất ổn định về kinh tế và chính trị của đất nước.

Thứ tư, việc hoàn thiện pháp luật về cổ phần hóa phải bảo đảm chủ trương không

khép kín cổ phần hóa, chủ trương gắn cổ phần, cổ phiếu với thị trường chứng khoán... song phải kèm theo các quy định và các biện pháp quản lý khác để bảo đảm lành mạnh, tích cực mà vẫn bảo đảm quyền tự chủ của doanh nghiệp sau cổ phần hóa.

Ví dụ, trong một số lĩnh vực quan trọng như điện lực, hàng không, bưu chính viễn thông, dầu khí, cấp nước… nếu phát hành cổ phiếu không ghi tên (có thể mua bán trên thị trường chứng khoán) mà nhà nước lại không nắm cổ phần chi phối, thì nếu một hoặc một số nhà đầu tư (trong và ngoài nước) mua được cố phiếu đó với một tỷ lệ đủ để chi phối doanh nghiệp đó thì họ có thể thao túng cả lĩnh vực đó. Như vậy dễ dẫn đến nguy cơ mất độc lập, tự chủ, đi đến lệ thuộc.

Thứ năm, các quy định pháp luật hiện hành về cổ phần hóa rất tản mạn, nằm rải

thực hiện có hiệu quả cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước. Ví dụ, sau khi ban hành Nghị định số 187/2004/NĐ-CP, các bộ ngành đã ban hành nhiều văn bản khác nhau liên quan đến việc thực hiện nghị định này. Để nâng cao hiệu quả điều chỉnh của các văn bản này, cần rà soát và đánh giá lại hiệu lực của các quy định pháp luật về cổ phần hóa. Một trong những yêu cầu hiện nay là cần rà soát để loại bỏ các quy định mâu thuẫn, chồng chéo, thậm chí phản tác dụng đối với tiến trình cổ phần hóa. Song song với việc này, cần hệ thống lại các quy định pháp luật đã chứng tỏ hiệu quả trên thực tế và hệ thống hóa chúng trong một tập hợp các văn bản về cổ phần hóa.

Thứ sáu, cần ban hành một Luật doanh nghiệp chung cho các loại hình doanh

nghiệp, trong đó quy định các loại hình pháp lý phổ biến của doanh nghiệp trong kinh tế thị trường áp dụng chung thống nhất không phân biệt tính chất sở hữu, thành phần kinh tế và ngành nghề kinh doanh. Để các loại hình doanh nghiệp không bị "chia cắt" và "đối xử" khác nhau. Tạo sự bình đẳng về thủ tục, điều kiện gia nhập thị trường và rút khỏi thị trường; cơ cấu thẩm quyền và cách thức tổ chức quản lý nội bộ; phạm vi kinh doanh, các quyền và mức độ tự chủ thực hiện các quyền kinh doanh của doanh nghiệp; mức độ và phương thức tổ chức lại kinh doanh; chế độ và phương thức quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp …

Thứ bảy, việc hoàn thiện pháp luật về cổ phần hóa phải bảo đảm xóa bỏ cơ chế

"hành chính chủ quản" thay thế bằng một cơ chế quản lý mới năng động và phù hợp hơn với cơ chế thị trường. Chế độ này cần thực hiện:

- Tách chức năng "chủ quản" ra khỏi bộ máy thực hiện chức năng hành chính quản lý nhà nước;

- Thay đổi cơ chế quản lý "chủ quản" bằng cơ chế của người đầu tư kinh doanh trực tiếp quản lý; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Tất cả các quyền của chủ sở hữu phải được thực hiện một cách tập trung và thống nhất, không phân tán, chia tách và hành chính như hiện nay.

3.3. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về cổ phần hóa tổng công ty nhà nước ở Việt Nam

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Hoàn thiện khung pháp luật về cổ phần hóa tổng công ty nhà nước ở Việt Nam pdf (Trang 84 - 87)