Công ty con

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Hoàn thiện khung pháp luật về cổ phần hóa tổng công ty nhà nước ở Việt Nam pdf (Trang 46 - 48)

* Loại hình các công ty con bao gồm

- Các công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn có vốn cổ phần chi phối của công ty mẹ và được thành lập, tổ chức và hoạt động theo Luật Doanh Nghiệp và các quy định pháp luật có liên quan.

- Các công ty liên doanh với nước ngoài được thành lập theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam có số vốn góp chi phối của công ty mẹ.

- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do công ty mẹ nắm giữ toàn bộ vốn điều lệ.

- Các trường đào tạo hoạt động theo mô hình kinh doanh do công ty mẹ đầu tư hoặc sở hữu 100% vốn hoặc ở một phần chi phối nào đó.

* Chức năng hoạt động của các công ty con

- Các công ty con là các công ty được công ty mẹ đầu tư nắm giữ toàn bộ vốn điều lệ, hoặc một phần vốn điều lệ, vốn góp chi phối, hoặc nắm giữ cổ phần chi phối (trong đó cổ phần, vốn điều lệ chi phối là số vốn cổ phần, vốn điều lệ đa số hoặc ở mức mà theo quy định của pháp luật và điều lệ của công ty đó thì có đủ để chi phối các quyết định quan trọng về đầu tư, định hướng chiến lược, công tác cán bộ của công ty đó).

- Các công ty con có tư cách pháp nhân độc lập, hoạt động trong lĩnh vực ngành nghề được đăng ký kinh doanh. Tuân thủ theo điều lệ của công ty mẹ. Công ty con được tổ chức theo loại hình pháp lý mà doanh nghiệp đó đăng ký kinh doanh.

- Các công ty con được thành lập từ việc cổ phần hóa và chuyển đổi các đơn vị thành viên của Tổng Công ty VINACONEX. Các công ty con này sẽ kế thừa tất cả các quyền, lợi ích hợp pháp, nghĩa vụ của doanh nghiệp được chuyển đổi, bao gồm: lao động, tài chính, vốn, công nợ. Ngoài ra, các công ty con cũng bao gồm các công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn được Tổng Công ty VINACONEX tham gia góp vốn thành lập và nắm cổ phần chí phối (trên 50% vốn điều lệ).

- Vốn đầu tư của công ty mẹ trong công ty con sẽ bao gồm toàn bộ vốn của chủ sở hữu nhà nước thực tế tại thời điểm chuyển đổi sau khi đã xử lý theo nguyên tắc được cấp có thẩm quyển quy định và vốn bổ sung thêm từ việc phát hành cổ phiếu.

- Ngoài một số lĩnh vực chịu sự chi phối của công ty mẹ, các công ty con được hoạt động một cách độc lập phù hợp với chiến lược phát triển mà công ty mẹ đã đề ra và theo quy định của pháp luật. Quan hệ giữa công ty mẹ và các công ty con được xây dựng dựa trên cơ sở bình đẳng thông qua các hợp đồng kinh tế.

* Trách nhiệm và quyền hạn của công ty con đối với công ty mẹ được thể hiện trong điều lệ của công ty con với những nội dung chủ yếu sau

- Công ty con chịu sự chi phối của công ty mẹ về các vần đề quan trọng của công ty như định hướng chiến lược phát triển, chiến lược đầu tư, phân chia thị trường, sản phẩm v.v...

- Được độc lập và chủ động trong các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty và chịu trách nhiệm trước đại hội cổ đông, hội đồng quản trị công ty về kết quả hoạt động của công ty.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Hoàn thiện khung pháp luật về cổ phần hóa tổng công ty nhà nước ở Việt Nam pdf (Trang 46 - 48)