khi lựa chọn phương pháp để xác định giá trị doanh nghiệp. Nên chăng, để giúp đỡ các tổng công ty khi cổ phần hóa giải quyết khó khăn này, Bộ Tài chính cần có hướng dẫn cụ thể về việc áp dụng các biện pháp xác định giá trị doanh nghiệp đối với từng tổng công ty có đặc thù cụ thể. Trên cơ sở đó, các tổng công ty có thể chủ động lựa chọn để áp dụng không phụ thuộc vào sự chấp thuận hoặc đồng ý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc lựa chọn phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp khi tiến hành xác định giá trị doanh nghiệp.
c) Cần bổ sung các quy định về phương pháp xác định giá trị thương hiệu khi tiến hành xác định giá trị doanh nghiệp hành xác định giá trị doanh nghiệp
Mặc dù Nghị định số 187/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 về chuyển công ty nhà nước thành công ty cổ phần đã quy định về giá trị lợi thế kinh doanh trong đó có giá trị thương hiệu của doanh nghiệp. Giá trị thương hiệu này sẽ được tính vào giá trị phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Việc xác định không đúng hoặc không chính xác giá trị thương hiệu sẽ dẫn đến việc gây thiệt hại cho lợi ích của nhà nước và của các cổ đông tham gia mua cổ phần của tổng công ty cổ phần hóa khi phát hành trên thị trường chứng khoán.
Tuy nhiên, cần phải bỏ quy định về việc đưa toàn bộ giá trị thương hiệu của tổng công ty vào giá trị của doanh nghiệp. Quy định này là không hợp lý và không bảo vệ được
quyền lợi cho người lao động thậm chí tạo ra gánh nặng cho doanh nghiệp sau cổ phần hóa. Như đã phân tích ở trên, cổ phần hóa của tổng công ty thuộc sở hữu của nhiều đồng chủ sở hữu trong đó có những người lao động của tổng công ty. Do vậy, khi xác định giá trị thương hiệu pháp luật cần có quy định cơ chế xác định tỷ lệ mà nhà nước được hưởng trong giá trị thương hiệu. Phần này, nhà nước được quyền đưa vào trong phần vốn nhà nước. Phần giá trị thương hiệu cần cho cơ chế chia cho các đồng sở hữu khác. Phần này có