TỪ NGỮ THUỘC MIỀN Ý NIỆM SÔNG NƯỚC TRONG TIẾNG VIỆT

Một phần của tài liệu Miền ý niệm sông nước trong tri nhận người Việt (Trang 99 - 101)

TIẾNG VIỆT

Phụ lục 1 liệt kê 7 trường ý niệm đã trình bày và phân tích trong phần 5.3 của chương I và mục 1 và 2 của chương II của luận văn. Liệt kê sẽ gồm hai phần cơ bản trải dài suốt 7 MYN và đánh số thứ tự trong từng miền:

Từ định danh (chia làm hai cột). Thành – tục ngữ (một cột).

Từ định danh

Để giản yếu việc liệt kê và giải thích, chúng tôi quan niệm “từ định danh” chính là từ ghép có yếu tố sông nước – là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất có nghĩa hòan chỉnh và cấu tạo ổn định dùng tạo câu [35]. Từ định danh được hiểu cụ thể chính là từ dùng để gọi tên các sự vật, hiện tượng, tính chất, hành động với tư cách là một chức năng của từ, trật tự có thể là A + X hoặc X + A (ví dụ: nước + sông, sông + nước) tùy vào trường hợp cụ thể. Tuy nhiên, có thể thấy, kết hợp định danh Chính + phụ tức A + X là phổ biến trong tiếng Việt. Các trường hợp X + A theo chúng tôi nhận thấy thường là lớp từ chỉ khái quát của X.

Thành – tục ngữ

“Ngữ” – đơn vị ngữ pháp trung gian giữa từ và câu, cũng như từ thì ngữ cũng có chức năng định danh – đặc biệt là thành ngữ. Chúng tôi liệt kê ngữ với quan niệm gồm thành ngữ và tục ngữ – dù tục ngữ được quan niệm là câu, nhưng để phụ lục phong phú chúng tôi thêm một số tục ngữ (và thực chất giao thoa giữa thành ngữ và tục ngữ là điều đã có). Chức năng lớn nhất của tục ngữ là mô tả sự vật, hiện tượng nhưng vẫn hàm chứa trong nó sự định danh. Vì vậy, trong giới hạn phụ lục này, chúng tôi mạn phép không tách bạch thành ngữ và tục ngữ.

Trong liệt kê thành – tục ngữ, chúng tôi chỉ chọn lọc đưa vào những thành – tục ngữ có

tính ẩn dụ để phục vụ cho mảng đề tài NNHTN mà chúng tôi đang theo đuổi.

Trong 121 ý niệm thuộc MYNSN đã nêu không phải ý niệm nào cũng có thể tham gia vào ẩn dụ hay hoán dụ tri nhận dưới dạng thành – tục ngữ, vì vậy sẽ có rất nhiều ý niệm vẫn thuộc sông nước nhưng không liệt kê ở phần thành – tục ngữ.

Bên cạnh đó, nhiều trường hợp đã xác định được là Ẩn dụ tri nhận nhưng chưa thể khái quát, phân nhóm trong luận văn vẫn được đưa vào phụ lục. Hoặc cũng có trường hợp liệt kê không thuộc danh sách 121 ý niệm trong phần 5.3 của chương I luận văn, nhưng vẫn là các ý niệm thuộc MYNSN nhưng được đưa vào phụ lục nhằm minh chứng cho tính đa dạng của MYNSN và là những gợi ý cho những khai phá tiếp theo.

Những ý niệm được đánh dấu trong ô vuông là ý niệm thuộc MYNSN, các cứ liệu chứa ý niệm được lưu ý từ đấy trở xuống là các từ định danh (hoặc thành – tục ngữ) thuộc ý niệm được lưu ý đó.

Các ý niệm được sắp xếp theo thứ tự alphabet ở tất cả mỗi trường ý niệm, trong từng ý niệm cụ thể, chúng tôi cũng sắp theo thứ tự này tính từ chữ cái đầu tiên của cứ liệu.

Những cứ liệu có thể thêm hoặc bớt từ được đặt trong dấu móc đơn ().

Một số cứ liệu sẽ trùng lặp nhưng được phân vào các tiểu mục khác nhau được công nhận như một cứ liệu khác.

Mỗi trường ý niệm, chúng tôi đánh số liên tục từ cứ liệu đầu tiên đến cứ liệu cuối cùng trong miền đó không phân biệt từ hay ngữ. Chúng tôi muốn có những thống kê sơ bộ cho thấy sự phong phú của mỗi MYNSN và để phần phụ lục mang tính liên tục hơn trong mỗi trường ý niệm.

Một phần của tài liệu Miền ý niệm sông nước trong tri nhận người Việt (Trang 99 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)