Ẩn dụ ý niệm và hiện tượng chiếu xạ nguồn và đích

Một phần của tài liệu Miền ý niệm sông nước trong tri nhận người Việt (Trang 30 - 33)

4. Miền ý niệm sông nước trong tiếng Việt

4.2.1. Ẩn dụ ý niệm và hiện tượng chiếu xạ nguồn và đích

Ẩn dụ ý niệm là dạng ẩn dụ mang tính khái quát thuộc về hiểu biết, nhận thức chung của một cộng đồng người nhất định. Trong phạm vi chúng ta suy nghĩ và hành động, hệ

thống khái niệm thông thường thực chất về cơ bản đã mang tính Ẩn dụ. Khái niệm Ẩn dụ ý

niệm chỉ làm rõ thêm đặc tính ẩn dụ ấy ở những dạng cô đúc nhất của nó trong hệ thống đó.

Ẩn dụ có mặt phổ biến trong mọi lĩnh vực của đời sống chúng ta. Bức tranh Tết Việt Nam “Tùng – Cúc – Trúc – Mai” gợi liên tưởng đến khí chất thanh cao của hiền nhân quân tử hay sự tuần hoàn bốn mùa của trời đất. Đó là một cách ẩn dụ trong nghệ thuật tạo hình tĩnh – với ẩn dụ ở việc bố cục, tạo hình dựng nên những hình ảnh cụ thể gợi liên tưởng đến những ý niệm trừu tượng. Ẩn dụ được sử dụng triệt để trong văn chương, thi ca, âm nhạc và cả trong ngôn ngữ chính luận,…Khả năng ngôn ngữ của một người được phản ánh nhiều

trong cách mà họ dùng ẩn dụ. Chúng ta thử xét đoạn nhạc: “Bài ca dao mùa đông(…)bài ca

dao thềm hoang(…)bài ca xiu xiu(…)bài ca dao ngả nghiêng…”(Ca dao đêm giáng sinh –

Dương Thụ) cho thấy sự hoán đổi cảm nhận của tác giả vô cùng tinh tế về “bài ca dao” mà cơ sở chủ chốt là dựa vào sự chuyển đổi, sự linh hoạt liên tưởng, tìm được những tương đồng giữa ít nhất hai MYN khác biệt trong chính tư duy của tác giả.

Aristote từ thế kỉ IV TCN (384 – 322) đã tìm ra bản chất của ẩn dụ: Ẩn dụ (metaphor) là

thể loại, từ thể loại sang loại, từ thể loại sang thể loại, hoặc theo mối tương quan tương đồng. Nói một cách dễ cảm thụ, ẩn dụ là biện pháp dùng tên gọi của đối tượng này làm tên

gọi của đối tượng khác dựa trên sự liên tưởng về mối tương đồng (có tính chất hiện thực hoặc được tưởng tượng ra) giữa hai đối tượng về mặt nào đó (như màu sắc, tính chất, trạng thái,…).

Mặc dù ẩn dụ dùng cái này để chỉ cái kia, nhưng “cái này” và “cái kia” thường là hai khái niệm khác biệt thuộc những loại khác nhau hay thuộc những MYN khác biệt. Trong

ngôn ngữ học “cái này” là the topic và “cái kia” là the vehicle, “topic” là cái người ta muốn

đề cập đến, tức là Đích (target), “vehicle” là cái dùng để chuyển tải ý muốn đề cập tức Nguồn (source).

Cũng cần nói thêm, hoán dụ (metonymy) cũng dùng cái này để chỉ cái kia, nhưng topic

và vehicle có liên quan đến nhau, hay nói một cách tri nhận luận là có cùng MYN.

Có thể nói, Ẩn dụ tri nhận là loại ẩn dụ cũng lấy cơ sở từ việc dùng vehicle thay cho

topic nhưng trên cơ sở tư duy lôgic mang tính phổ quát; nó không đơn giản làm đẹp ngôn từ mà con cho thấy sự tri nhận sự vật hiện tượng vô cùng đa dạng, phong phú; chúng ta đã quen

với những cách nói: dòng sông hiền hòa, tâm hồn bay bổng, cuộc sống hiền hòa, lịch sử sang

trang, thời gian trả lời…mà không hề xem nó chỉ là một kiểu ẩn dụ tu từ của một tác giả nhất

định, bởi tính phổ quát trong tri nhận của nó, hay cũng có thể theo một cách khác, nó quen thuộc đến nỗi đi vào tri nhận của mỗi người chúng ta. Loại ẩn dụ này tạo nguồn cho hiện tượng đa nghĩa và đưa ẩn dụ không chỉ là vấn đề của phong cách học, của ngôn ngữ mà còn là vấn đề thuộc tư duy và lí luận.

Ẩn dụ dưới ánh sáng NNHTN – đặc biệt là trong “Metaphor we live by” [70] đã chứng minh ẩn dụ không chỉ có thể dùng A nói B cho giàu hình tượng mà còn là cách nói phổ biến trong mọi ngôn ngữ. Bản thân thuật ngữ ẩn dụ ý niệm đã bao hàm việc ẩn dụ là nằm ngay trong chính tư duy của con người và biểu hiện lên bề mặt ngôn ngữ. Tư duy và sau đó là ngôn ngữ về cơ bản là các quá trình ẩn dụ gắn liền với kinh nghiệm cá nhân và các nền văn hóa. Một số lí thuyết thỏa đáng về hệ thống ý niệm của con người là phải giải thích được: các ý niệm căn cứ vào đâu – ý niệm có cấu trúc như thế nào – ý niệm được định nghĩa như thế nào.

Vì các từ ngữ mang tính chất ẩn dụ gắn chặt với các khái niệm một cách hệ thống, nên chúng ta có thể sử dụng ngôn ngữ ẩn dụ để nghiên cứu bản chất của các Ẩn dụ ý niệm và hiểu được bản chất ẩn dụ trong các hành động của chúng ta. Các khái niệm chi phối suy nghĩ

chúng ta không chỉ là các vấn đề thuộc khả năng hiểu biết (trí tuệ) mà còn tác động đến họat động hằng ngày. Các khái niệm này phản ánh những gì mà chúng ta lĩnh hội được, cách thức mà chúng ta hiểu biết về thế giới và mối quan hệ của chúng ta trong xã hội. Do vậy, hệ thống khái niệm đóng vai trò trung tâm trong việc xác định các hiện tượng thực tế hằng ngày. Và

như thế thì nếu chúng ta cho rằng hệ thống khái niệm chủ yếu mang tính ẩn dụ thì cách

chúng ta nghĩ, những gì chúng ta thu nhận được và những hoạt động hằng ngày đều có liên quan đến ẩn dụ.

Hệ thống khái niệm không phải dễ dàng nhận thức được. Một phương pháp hữu hiệu

nhất để nhận ra khái niệm là tìm trong Ẩn dụ khái niệm – tức nhìn vào ngôn ngữ. Do ngôn

ngữ là phương tiện mà ta sử dụng trong quá trình suy nghĩ và hành động, nên ngôn ngữ là nguồn minh họa quan trọng cho bản chất của hệ thống này. Thử xét khái niệm: “Cuộc đời” trong “Cuộc đời là bể khổ”, chúng ta đã hiểu “cuộc đời” ở dưới một hình thức của một sự vật khác, được tri nhận như một sự vật cụ thể mà “bể khổ” là gì thì mỗi người Việt cũng có thể

cảm nhận được; và bản chất của Ẩn dụ tri nhận cũng là hiểu một điều gì đó dưới hình thức

của một sự việc khác – nhưng nó nằm trong chính cách người ta nói ra và suy lí để dẫn đến câu nói ấy. Như vậy, khái niệm “cuộc đời” đã được hình thành mang tính ẩn dụ và kết quả là ngôn ngữ đa phần (nếu không nói là hoàn toàn theo nghĩa rộng nhất) cũng được hình thành cũng một cách ẩn dụ.

Từ góc độ khác, ẩn dụ gắn liền với quá trình ngữ pháp, còn gọi là Ẩn dụ ngữ pháp.

M.A.K.Halliday tuyên bố rằng Ngữ pháp chức năng là loại ngữ pháp được đặt trong hướng

ngữ nghĩa học và cho rằng có hai loại Ẩn dụ ngữ pháp trong cú: Ẩn dụ thức (metaphor of

mood) và Ẩn dụ chuyển tác (metaphor of transitivity), Ẩn dụ chuyển tác ứng với mô hình Ẩn

dụ ý niệm – chuyển tác được hiểu là sự chuyển thái – chuyển nghĩa trong Ẩn dụ, và mô hình Ẩn dụ ý niệm có ba bước quan hệ hệ thống như sau:

(1) Chọn lựa loại diễn trình: vật chất, tinh thần, quan hệ được thể hiện qua:

(2) Sắp xếp các chức năng chuyển tác: Hành thể, đích thể, cảm thể, cách thể…biểu hiện

quá trình, tham thể, thành phần chu cảnh; được thể hiện qua:

(3) Trình tự các lớp cú đoạn – cụm từ: cụm động từ, cụm danh từ, cụm trạng từ, cú đọan

và các tiểu cú khác.

Khung lý thuyết này trả lời cho câu hỏi: “Nghĩa này được diễn đạt như thế nào?”. Tuy

nhiên, thuật ngữ Ẩn dụ ngữ pháp thực ra chính là quá trình danh hóa và quá trình ngữ pháp

Ẩn dụ hiểu theo NNHTN không chỉ là phần mở rộng về mặt ngữ nghĩa của một phạm trù này tách biệt với phạm trù khác trong những phạm vi hoạt động khác nhau, mà quan trọng hơn chính là sự kết nối và quan hệ giữa các phạm trù và hai phạm trù trong nó (ở ví dụ đề cập trên là “cuộc đời” và “bể khổ”). Quan điểm này cho thấy cấu trúc bằng phương pháp Ẩn dụ là cấu trúc của một mô hình tri nhận. Các nhà NNHTN cho rằng: đó là chuyển một sự sắp xếp cấu trúc của mô hình NGUỒN vào mô hình ĐÍCH. Và, như lôgic ban đầu thì Đích chính là “CUỘC ĐỜI” và Nguồn là “BỂ KHỔ”.Đấy cũng chính là cấu trúc của mô hình (cơ chế) tri nhận Ẩn dụ.

Chúng ta thử khảo sát:

Đích (target) Nguồn (source)

THẾ GIỚI (là) CHỐN LƯU ĐÀY

TÌNH YÊU (là) MẶT TRỜI CỦA SỰ SỐNG

CÁI ĐẸP (là) LÀ VỊ KHÁCH ĐƯỢC MONG ĐỢI

Đích (target) khá trừu tượng trong khi Nguồn (source) thì cụ thể hơn và có thể thấy

chúng ta dựa vào mô hình cụ thể để khái niệm hóa những hiện tượng trừu tượng.

Nói cách khác, tri nhận của chúng ta về mô hình của những phạm trù trừu tượng là dựa vào kinh nghiệm của chúng ta với mọi người, mọi vật thể hàng ngày, những hành động và những sự kiện. Chúng ta sẽ có những cách nói khác nhau để nói về thế giới, về tình yêu, về

cái đẹp và chính các Nguồn được đưa ra phản ảnh được chúng ta nhìn về Đích như thế nào –

và chính nó phản ánh cách tri nhận của chúng ta. Và Nguồn và Đích mà chúng ta đang nói

đến, dĩ nhiên thuộc những MYN khác nhau. “Cuộc đời” thuộc MYN đời sống trong khi “bể khổ” thuộc MYN cảm xúc con người (mà nguồn gốc sâu xa là thuộc MYNSN).

Một phần của tài liệu Miền ý niệm sông nước trong tri nhận người Việt (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)