1. Định danh thuộc miền ý niệm sông nước trong từ vựng tiếng Việt
1.1. Trường ý niệm 1: Các dạng nước
“Nước” là từ thuần Việt và là một hiện tượng nghĩa phong phú. Từ “nước” có tính độc lập cao, kết hợp được với tính từ, động từ, danh từ theo những trật tự khác nhau.
So với tiếng Anh, tiếng Việt có nhiều cụm từ chứa yếu tố nước, sông (water, river) hơn.
“Nước” không hoàn toàn trùng nghĩa với chữ “thủy” trong tiếng Hán Việt. Theo tự điển Hán Việt của Thiều Chửu [7:166,298] âm “thủy” có hai dạng đồng âm khác gốc, dạng 1 có nghĩa
là mới, trước trong kết hợp khởi thủy, thủy nguyên; dạng 2 đa nghĩa với nghĩa gốc là “nước”
và 3 phái sinh nghĩa, phái sinh gần nhất là từ gọi chung cho “cái gì bởi nước mà thành” như sông, ngòi, khe, suối…Như vậy, “nước” và “thủy” trùng khớp nhau về nghĩa gốc, nhưng phái sinh có khác biệt – “thủy” chỉ hiện thực khái quát hơn và không phân cắt hiện thực chi tiết như trường hợp từ “nước” thuần Việt mà chúng ta sẽ khảo sát cụ thể dưới đây.
Theo từ điển tiếng Việt [38] thì “nước” có 3 dạng đồng âm không cùng gốc và trong đó, nước1 thuộc MYN ta đang xét và là từ đa nghĩa:
Nước 1 có các nghĩa:
1. (water) Chất lỏng không màu, không mùi và trong suốt khi là nguyên chất, tồn tại trong tự nhiên ở sông hồ, biển…Ví dụ: nước ngầm, nước lũ, nước thủy triều, nước giếng…
2. (liquid) Chất lỏng nói chung. Ví dụ: nước chấm, nước chè, nước chín, nước cốt, nước dãi, nước dùng, nước đá, nước đái, nước độc, nước gạo, nước giải…
3. (concoction) Lần, lượt sử dụng nước, thường là đun sôi, cho một tác dụng nào đó. Ví dụ: pha chè nước thứ hai, thang thuốc Đông y sắc ba nước, rau rửa mấy nước mới sạch…
4. (coat/ layer) Lớp quét, phủ bên ngoài cho bền đẹp. Ví dụ: quét hai nước vôi., nước mạ rất bền, tốt gỗ hơn tốt nước sơn, nước da…
5. (polish) (kết hợp hạn chế) Vẻ ánh, bóng tự nhiên của một số vật tương tự như có một lớp chất mỏng phản chiếu ánh sáng nào đó phủ bên ngoài. Ví dụ: nước ngọc, gỗ lên nước bóng loáng…
Nước2 (country) có 1 nghĩa:
Vùng đất trong đó những người thuộc một hay nhiều dân tộc cùng nhau chung sống dưới một chế độ chính trị – xã hội và cùng thuộc về một nhà nước nhất định. Ví dụ: Nước Việt Nam, các nước láng giềng, nước chậm phát triển…
Nước 3 có năm nghĩa:
1. (pace) (kết hợp hạn chế) Bước đi, về mặt nhanh chậm (ngựa): Ngựa chạy đang được nước. Ví dụ: phi nước đại, nước kiệu, nước đại,…
2. (move/play) Bước đi của quân cờ, về mặt ảnh hưởng đến thế cờ. Ví dụ: nước cờ cao, mách nước, chơi cờ sáng nước.
3. (fix/straits) Cách hành động, hoạt động để tác động đến tình hình, thoát khỏi thế bí hoặc tạo ra thế thuận lợi. Ví dụ: bị bao vây, chỉ còn nước ra đầu thú; (tính) hết nước; nước đôi…
4. (tiếng anh?) (khẩu ngữ) Thế hơn kém, chịu lép vế. Ví dụ: Đến nước cùng rồi; Được nước,
càng làm già; Nó thì nước gì!
5. (tiếng anh?) (khẩu ngữ) Mức độ khó có thể chịu đựng. Ví dụ: Độc ác đến nước ấy là
cùng; Đã đến nước này thì không còn có thể chối được…
Tuy nhiên, như có đề cập trước đó; chúng tôi không xem “nước” là một dạng đồng âm khác gốc. Với chúng tôi, nghĩa “nước” đầu tiên trong tiếng Việt là “nước” đã được định nghĩa ban đầu: “Chất lỏng không màu, không mùi và trong suốt khi là nguyên chất, tồn tại trong tự nhiên …” và các nghĩa khác của từ “nước” đều được xem là nghĩa phái sinh từ nghĩa này.
Với nước1 và nước2; chúng tôi nhận thấy có mối quan hệ đặc biệt, khái niệm “nước” nguyên gốc thuộc lớp từ biểu thị sự vật hiện tượng thế giới tự nhiên xung quanh con người đã chuyển di thành lớp từ biểu thị sự vật hiện tượng, khái niệm thuộc về xã hội/tổ chức xã hội của con người. Và, đây cũng là phương cách thường thấy ở nhiều ngôn ngữ khác.
Cơ sở gần nhất là những khảo sát về các kết hợp “nước” trong những ngôn ngữ tồn tại cùng quốc gia Việt Nam: Ở vùng Tây Nguyên (tỉnh) Đăk Lăk tiếng Êđê chính là “nước hồ”(Đăk = nước; Lăk = hồ); theo đó có các huyện Đắk Glei, Đắk Hà, Đắk Tô,…; tỉnh KonTum tiếng Bana chính là “làng hồ” (Kon = làng, Tum = hồ), theo đó có các huyện Kon Plông , Kon Rẫy…
Ra ngoài quốc gia Việt Nam, ngôn ngữ thuộc vùng Đông Nam Á, tiếng Indonesia lãnh thổ của quốc gia cũng được định danh bằng từ “đất” (tanah), tiếng Campuchia quốc gia là “tức đây” (“tức” là nước; “đây” là đất). Xa hơn, một số nước phương Tây cũng có tên gọi gắn với “đất” (land) – Tô Cách Lan (Scotland) là “đất của những người nói tiếng Gaelic”, Phần Lan (Finland) là “đất của những người nói tiếng Finnic”, Hà Lan (Holland) là “vùng đất cây cối rậm rạp” và cũng là “những vùng đất thấp” (Netherlands), Ba Lan (Poland) là “đất của dân tộc Poles”…
Như vậy, rõ ràng có cơ sở để khẳng định nước1 và nước2 có cùng gốc. Người Việt cũng
có thể gọi lãnh thổ mình là đất Việt hoặc nước Việt Nam (dân tộc Việt ở phía Nam) hoặc đất
Dương Thủ Kính: 1904) của người Trung Quốc có ghi chép về các sông ở miền Nam Trung Quốc trong đó có quận Giao Chỉ, Cửu Chân và Nhật Nam đời Hán thì thấy vùng đất nước ta hiện nay toàn là sông ngòi đầm hồ tràn ngập nước (Việt Nam hiện có khoảng 2360 sông ngòi
và 175 cửa sông). “Nước” còn gắn với huyền sử Mẹ Âu Cơ sinh được trăm con, năm mươi
xuống biển – xuống nước năm mươi lên non – lên rừng núi gắn với đất, đất nước cũng chính
là quốc gia.
Một cơ sở nữa khẳng định nước1 và nước2 của tiếng Việt không là đồng âm ngẫu nhiên mà vốn có mối liên hệ văn hóa – ngôn ngữ đặc thù. Đó là quan niệm của người Việt về nơi cư trú: lãnh địa sinh sống đầu tiên phải là vùng có nước – nơi có nguồn nước dồi dào rồi sau đó mới là ý niệm về vùng đất. Thực tế, người Việt đi đến đâu cung để tâm tìm mạch nước, nguồn nước nơi mình cư trú. Liên quan đến nước là chuyện sông nước cùng với hàng loạt các lối nói ẩn dụ, các thành ngữ về nước, sông nước trong tiếng Việt, chẳng hạn đến nơi xa
lạ, người Việt có thành ngữ “Lạ nước, lạ cái”, “Hợp nước, hợp cái”, “Ăn phải cái nước
vùng này”…Khái niệm “đất nước” có thể là khái niệm có sau từ nước2 và có ý nghĩa khái quát hơn, biểu cảm hơn khi ý thức về tổ quốc – dân tộc đã rõ rệt hơn trong nhận thức của người Việt.
Ở Dạng 1 (water): Với nghĩa thứ nhất, tiếng Việt hầu như giống với nhiều ngôn ngữ
trên thế giới với cấu trúc biểu niệm gồm ba nét nghĩa: Dạng vật chất: lỏng.
Đặc tính: không màu, không mùi và trong suốt khi là nguyên chất. Vị trí phân bổ: trong môi trường tự nhiên ở sông, hồ, biển…
Từ đây có thể xây dựng một lớp từ vựng riêng về các từ nước theo phương thức ghép từ phân nghĩa:
(i) Nghĩa 1 của dạng 1, “nước” được xem như một chất lỏng nhận diện và phân loại cấu tạo địa lý (nơi tồn tại) có thể bắt gặp trong tiếng Anh những kết hợp tương đương: sea water (nước biển), well water (nước giếng), river water (nước sông), rain water (nước mưa)… Như đã giải thích trên, tiếng Việt có cùng cách hiểu và lý giải với các ngôn ngữ khác ở nghĩa đầu tiên này. Tuy nhiên, do sự miêu tả trường từ vựng về sông nước của tiếng Việt vô cùng phong phú nên đã có những kết hợp chi tiết hơn – những lát cát hiện thực mà không tìm thấy trong tiếng Anh như nước ao, nước lạch, nước mương, nước ruộng, nước suối…Song, vẫn có
Từ nghĩa thứ nhất của dạng 1 từ “nước”, ta thấy có hàng loạt các từ ghép đẳng lập hợp nghĩa trong đó “nước” là hình vị giữ vai trò quan trọng. Có hai loại:
Thứ nhất, những từ ghép mang ý nghĩa khái quát rộng lớn, chẳng hạn:
Nước non1 d.(vch).Sông nước và núi non; thường dùng để chỉ đất nước, tổ quốc. Nước
non hùng vĩ.[38]. Từ nghĩa này có dạng đa nghĩa:
Nước non2 d.(kng; dùng trước gì với ý nghĩa phủ định). Cái đạt được, cái có nghĩa lý.
Tập luyện một tuần, chưa nước non gì. Đã biết trước là chẳng nước non gì.
Đất nước d. miền đất đai, trong quan hệ với dân tộc làm chủ và sống trên đó. Bảo vệ đất
nước. Làm chủ đất nước.
Thành phần hợp nghĩa với “nước” ở dạng này thường là các yếu tố trong thiên nhiên như sông nước, trời nước, mây nước, biển nước…
Thứ hai, những từ ghép hợp nghĩa biểu thị các khái niệm xã hội có ý nghĩa khái quát
trong đó “nước” là yếu tố được cấu trúc hóa theo mô hình tư duy đối lập và hợp nhất với những sự việc hiện tượng vật chất cụ thể để biểu thị những sự việc mang tính cụ thể, chẳng hạn:
Nước nôi – chỉ nước.
Cơm nước – chỉ việc bếp núc. Gạo nước – chỉ lương thực.
Cá nước – chỉ mối quan hệ thân thiết.
Bèo nước, mây nước – chỉ mối quan hệ mong manh.
Thế nhưng, ở nghĩa 2 đến 5 của dạng 1 lại mang tính khu biệt với các ngôn ngữ khác về ý niệm “nước”.
(ii) Nghĩa 2 cho thấy Nước là chất lỏng (liquid) nói chung trong cách hiểu của người Việt mà sự khác biệt với tiếng Anh tóm lược là ba điểm sau:
Nước là một yếu tố nhận diện các chất dạng lỏng tiết ra từ các bộ phận cơ thể người: nước mắt (tear), nước mũi (snivel), nước bọt (saliver), nước đái (urine), nước ối (ammiotic fluid)…và rõ ràng cấu trúc từ vựng đã không còn sự tương thích.
Nước là một chất lỏng nhận diện và phân loại các đồ gia vị, các thực phẩm (từ thịt, cá, rau): Nước mắm (sauce), nước chấm (sause), nước lèo (sause), nước dùng, nước luộc (liquor),…
Nước là một chất lỏng nhận diện và phân loại các đồ uống giải khát từ hoa quả, cây trồng: Nước cam(orange juice), nước chanh (lemonade), nước chè (tea)…
Và có thể tóm tắt các miền nghĩa 2 của dạng nước 1 (nước là chất lỏng) như sau:
Nước trong cơ thể: nước bọt, nước dãi, nước rãi, nước miếng, nước đái, nước giải,
nước mũi, nước mắt…(dạng nước này còn nói đến cảm xúc – thái độ con người).
Nước có đặc tính: nước độc, nước lã, nước sôi, nước lạnh, nước nóng,…
Nước trong ẩm thực: nước cất, nước chè, nước đường, nước đá, nước cà, nước ốc,
nước mắm, nước xuýt…
Nước hóa chất: nước hoa, nước sơn…
(iii) Nghĩa thứ 3: Lần, lượt sử dụng nước. Điều này có thể giải thích bởi thói quen ẩm thực và trị bệnh bằng Đông y của người Việt – sắc thuốc (“Nước” lúc này như một đơn vị để đo lường việc sắc thuốc.).
(vi) Nghĩa thứ 4: Lớp quét, phủ bên ngoài. Rõ ràng khi nhìn một vật gì được quết phủ bên ngoài, người ta cảm giác như có một lớp ánh bóng bao quanh; người Việt cho đó là “nước”; ấy thế nên gọi màu da là “nước da” (skin color), màu sơn (paint color) là “nước sơn”.
(v) Từ (vi) đi đến nghĩa thứ 5: vẻ ánh bóng là sự liên quan dễ suy đoán.
Ở dạng 2 (country): “Nước” với ý nghĩa biểu vật của nó cho ta các từ ghép đẳng lập hợp nghĩa biểu thị những ý nghĩa mang tính chính trị – xã hội, phản ánh cơ cấu hành chính cổ truyền của người Việt: Từ đơn vị hành chính cổ truyền của người Việt từ cấp thấp đến cấp cao, một sự kiện thực tế trong quan niệm của người Việt về thiết chế xã hội có tổ chức, phân cấp truyền thống: từ gia đình đến làng xã rồi quốc gia với kiểu từ ghép điển hình: A (cơ cấu
tổ chức xã hội) = B+C, ví dụ: làng nước= làng + nước; nhà nước = nhà + nước; nhà nước
= nhà + nước.
Ở dạng 3: từ “nước” tuy có 5 nghĩa khác nhau nhưng đều có nghĩa chung nhất là “các đặc tính hành động”: phẩm chất hành động (ngựa chạy được nước), đơn vị hành động (nước cờ cao), cách thức của hành động (chỉ còn nước đầu thú), vị thế của hành động (đến nước cùng rồi!), mức độ của hành động (độc ác đến nước ấy…) các đặc tính này xuất phát từ kiểu liên tưởng ngữ nghĩa ngôn ngữ học thông qua cách tri nhận về khái niệm “nước” ở người Việt như sau: Một là, người Việt cho là mọi vật trong môi trường tự nhiên cũng như xã hội xung quanh được cấu thành bởi hai thành phần: Nước và tất cả những gì còn lại ngoài nước (
là cái – “Hợp nước, hợp cái”, “Lạ nước, lạ cái”; là đất – Đẻ đất đẻ nước (sử thi), đất
nước…). Hai là, người Việt cho rằng trong một món ăn có nước luôn có 2 thành phần: Nước và phần cái (Khôn ăn cái, dại ăn nước). Thứ ba, dòng nước chảy gợi nên sự chuyển động khiến ta liên tưởng tới cách thức đi đứng, hành xử tìm ra đường đi nước bước trong công việc (Ngựa chạy được ví như nước chảy, có lúc đi nước kiệu, lúc lại phi nước đại; về gần đích, vận động viên chạy nước rút;...). Từ cách nhận thức đấy, người Việt áp dụng vào tư duy về hành động với những đặc tính liên quan tới vận động trong nước. Ví dụ dùng “nước”
để nói không còn nước, nước bí mách nước, được nước, nước lép, chỉ còn nước đầu hàng,
nước đời là vậy, tính tới nước nói dối,...
Phân tích 3 dạng từ “nước” của tiếng Việt để thấy rằng: Sự mở rộng các ý nghĩa và các cấu trúc ngữ nghĩa biểu niệm của từ Nước cho thấy từ “nước” có những nét nghĩa độc đáo,
đặc Việt (từ của Nguyễn Đức Dân) bởi rất nhiều hiện tượng được quy vào nước và lấy đó
làm vật quy chiếu. Đặc điểm này thể hiện rõ nhất trong kho tàng tục ngữ ca dao và cả những ca từ mà chúng ta sẽ phần nào thấy rõ trong phần phụ lục.