PHÂN LOẠI – MÔ TẢ MIỀN Ý NIỆM SÔNG NƯỚC VÀ MIỀN Ý NIỆM LIÊN QUAN ĐẾN SÔNG NƯỚC

Một phần của tài liệu Miền ý niệm sông nước trong tri nhận người Việt (Trang 42 - 43)

NIỆM LIÊN QUAN ĐẾN SÔNG NƯỚC

Ở phần phân tích này, chúng tôi chỉ rõ nguồn gốc “sông nước” trong ngôn ngữ tiếng Việt thông qua các định danh trong từ vựng, bên cạnh đó là mô tả, biện giải “sông nước” đã đi vào hoạt động giao tiếp người Việt như thế nào.

Trên bình diện tri nhận, MYNSN và MYN liên quan đến sông nước được chúng tôi phân thành hai lĩnh vực để nghiên cứu: Ẩn dụ tri nhận trong từ ngữ định danh và Ẩn dụ tri nhận trong thành ngữ, tục ngữ (ngoài ra còn có một số ca dao tiêu biểu) và lời nói.

Căn cứ vào chức năng tri nhận, ẩn dụ chia thành hai loại: Loại cơ sở và loại thứ yếu. Khác với loại thứ yếu, những ẩn dụ cơ sở quy định phương thức tư duy về thế giới (bức tranh thế giới) hoặc những bình diện nền tảng của nó. [9:293].

Theo nhận thức của chúng tôi, những ẩn dụ cơ sở là loại ẩn dụ dùng định danh được cố

định về nghĩa, những quy định về miền Nguồn và Đích đã được hiển nhiên công nhận và đã đi vào từ điển (như kiểu “sở khanh” – tên một nhân vật trong truyền Kiều của Nguyễn Du được dùng để chỉ loại đàn ông chuyên lừa tình). Với MYNSN, những từ “lặn lội”, “trôi nổi”, “chìm đắm”, “chìm nổi” đã thật sự được biểu trưng cho những MYN không thuộc sông nước trong từ điển. (Tuy nhiên, ví như từ “mênh mông” chỉ sự rộng lớn nói chung; nếu xét nó thuộc MYNSN thì rõ ràng đây là nghĩa đã chuyển – tức đã là ẩn dụ, song, không có những cứ liệu chính xác để khẳng định điều này, vì vậy, chúng ta không thể phân tích nó theo hướng Ẩn dụ tri nhận).

Ẩn dụ thứ yếu là những quy định về miền Nguồn và Đích chưa thành văn, chưa thật phổ

biến. Tuy nhiên, cũng có nhiều ý niệm tiềm năng để có thể trở thành Ẩn dụ cơ sở như “lênh đênh”, “lềnh bềnh” vốn chỉ trạng thái, hoạt động của vật ở nước nhưng dần cũng đã được ám chỉ để nói về chính đời sống con người.

Nói ngắn gọn lại, có hai tiểu hệ thống định danh sông nước tùy vào nghĩa biểu trưng của nó: loại (i) tĩnh, tồn tại ổn định trong vốn từ tiếng Việt, loại (ii) động, tồn tại dưới các hình thức tri nhận khác nhau. Nói khác, (i) có tính chất mô tả, gọi tên sự vật hiện tượng cho nên

chúng có thể xuất hiện dưới dạng các từ hoặc cụm từ thông dụng trong khi loại (ii) chưa phải là từ với nghĩa ổn định. Do đó, chúng tôi tạm chia thành: những từ ngữ sông nước mang tính định danh đã có trong từ điển và những từ ngữ sông nước thuộc ẩn dụ tri nhận trong hoạt động ngôn ngữ. Sự phân biệt này thực chất không rạch ròi mà có những sự giao thoa, bởi có rất nhiều trường hợp từ ngữ thuộc MYNSN vừa cố định trong từ điển với nghĩa chuyển là hiện tượng chiếu xạ ý niệm đã được đi vào từ vựng vừa tiếp tục có đời sống riêng của nó trong hoạt động ngôn ngữ.

Để tránh sự phân tích, mô tả rườm rà thiếu cần thiết, chúng tôi chỉ khảo sát chi tiết trường ý niệm 1, 2 và 3 gồm 57 ý niệm với mục đích làm rõ vai trò và vị trí của MYNSN trong ngôn ngữ tiếng Việt. 64/121 ý niệm còn lại chúng tôi chỉ tập trung vào những ý niệm nào có tính biểu trưng cao, tức sự ẩn dụ hóa diễn ra rõ rệt nhằm nhấn mạnh đến sự tri nhận đặc trưng của người Việt trong quá trình sử dụng các ý niệm thuộc MYNSN. Và, đây cũng là mục tiêu lớn nhất, xuyên suốt của luận văn.

Như vậy, bên cạnh việc làm rõ MYNSN ở 7 Trường ý niệm, chúng tôi sẽ phân tích Ẩn

dụ tri nhận trong mỗi mục từ định danh của Trường ý niệm 1, 2, 3 và một số ý niệm ở Trường ý niệm 4, 5, 6, 7; bên cạnh đó, chúng tôi còn xác lập những kết hợp mới có nguồn gốc sông nước vào vốn từ vựng.

Một phần của tài liệu Miền ý niệm sông nước trong tri nhận người Việt (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)