Miền ý niệm

Một phần của tài liệu Miền ý niệm sông nước trong tri nhận người Việt (Trang 25 - 30)

4. Miền ý niệm sông nước trong tiếng Việt

4.1. Miền ý niệm

Để nghiên thế giới qua ngôn ngữ, chúng ta không lẻ tẻ gom nhặt từng sự kiện theo cấp số cộng để khái quát, mà, phân chúng thành những cấp bậc khác nhau, những lĩnh vực khác nhau để nghiên cứu. Đó là cách phổ biến nhất để con người khám phá và cải tạo thế giới: Phân chia từng mảng – lĩnh vực và chuyên sâu vào từng lĩnh vực. Chúng tôi bắt đầu việc đề cập đến MYN bằng cách này để bước đầu xác định: MYN chính là sự phân chia các lĩnh vực để đi sâu nghiên cứu. MYNSN đến lượt nó cũng vậy, để tìm hiểu từ ngữ sông nước dưới góc độ tri nhận – để hiểu con người, người Việt hiểu và cảm nhận thế giới gắn liền với đời sống nước như thế nào, chúng ta lại phân tách chúng thành các nhóm nhỏ hơn.

MYN không phải là thuật ngữ định sẵn trong tư duy người Việt, nhưng, bằng quy luật lôgic ảnh hưởng từ đời sống, từ môi trường, từ cách tư duy vốn bản chất tìm mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng ngôn ngữ con người (mà ở đây là ngôn ngữ sông nước của người Việt) tự tạo cho nó tính hệ thống và tính cấu trúc (dù tính hệ thống hay cấu trúc ở đây không phải luôn xác định hay nhất định, bất biến). Nói khác, với tư cách là chủ thể của tri nhận, trước một hiện tượng sông nước trải đều khắp lãnh thổ, con người đã phóng chiếu bóng dáng mình lên đó bằng cách ẩn dụ hóa.Và với cách tư duy về sông nước phản ảnh trong tiếng người Việt, chúng ta vẫn có thể phân tách thành các vùng – miền trong nó.

MYN được hiểu là “khung” theo thuật ngữ của Fillmore – là "hệ thống ý niệm liên

quan với nhau theo cái cách mà để hiểu bất kì một ý niệm nào trong số đó chúng ta phải hiểu cái cấu trúc toàn thể mà ý niệm đó ăn khớp với" [43:26]. MYN là thuật ngữ dùng để gọi tên

những ý niệm gắn kết với nhau, cung cấp chu cảnh (background context) để hiểu bất cứ ý niệm nào trong “miền” (domain) của nó. Khi nói MYNSN có nghĩa “sông nước” là ý niệm nền – phông cho các khái niệm khác. Trong khi đó, chính “sông nước” cũng là một ý niệm thuộc miền địa hình, tuy nhiên, có thể thấy miền sông nước bao quát rộng lớn các khái niệm trong nó và là một miền ổn định.

MYN được xem là những kinh nghiệm khác nhau hoàn toàn của con người về những lĩnh vực khác nhau như không gian, màu sắc, tình cảm, nhiệt độ… Chẳng hạn, khi nói đến

MYN sông nước là ta có nói đến các loại nước, đến vật chứa nước và các yếu tố bộ phận liên quan tới vật chứa, đến loài vật đặc trưng ở sông nước… hiểu theo ý nghĩa này thì MYN có

thể là phần kinh nghiệm rất cụ thể được quy định riêng bởi từng nền văn hóa và giống như một “cảnh huống” (scenario), “khung” (frame) hay là “mã” (code).

Nói một cách dễ hiểu, MYN bao gồm các ý niệm có liên quan đến nhau ở cùng một lĩnh vực nào đó, với cách hiểu này MYN gần với khái niệm “trường nghĩa” khi xét đến khái niệm đa nghĩa, trái nghĩa nên còn có thể gọi là “trường ý niệm”.

Hạt nhân cơ bản của MYN là ý niệm.

Ý niệm (concept) là sự hiểu, nhận thức bước đầu về một loại sự vật, sự việc, quan hệ,

quá trình nào đó [38:1167]. Hình dung ý niệm một cách dễ hiểu, nói đến “sông” khi trước

mặt chúng ta chẳng có con sông nào thì chúng ta vẫn có thể hình dung ra được một con sông như thế nào với hình dạng, kích thước, bờ bãi, lưu lượng nước chảy…khá cụ thể trong đầu – tức “hình ảnh” về vật thể “sông”. Như vậy, ý niệm “sông” đã thực sự có trong não chúng ta. Tuy ý niệm về “sông” ở mỗi người, mỗi chủ thể sẽ là khác nhau (có người nghĩ đến sông nước ồ ạt chảy, có người nghĩ đến sông êm đềm chẳng hạn) nhưng nói chung, sẽ có những nét tương đồng ở cấp độ cao nhất là cái toàn thể, làm người ta có thể hiểu nhau – hiểu về một biểu vật nhất định mà người sử dụng ngôn ngữ đang nói đến ấy.

Đóng vai trò là chủ thể của thế giới – con người, với ý thức, tổ chức đời sống của chính mình, và trong cuộc sống đó, con người đồng thời cũng sống, suy nghĩ, giao tiếp trong

thế giới ý niệm.

Theo Trần Văn Cơ [9:128], mỗi ngôn ngữ sẽ chứa đựng trong nó “tính tinh thần”(mentality) tức sẽ bộc lộ trong nó những đặc điểm sắc tộc của người bản ngữ. Thông

qua ngũ giác (thị giác, thính giác, khứu giác, vị giác, xúc giác) cùng với hoạt động thực tiễn và tư duy – mà phần nhiều là duy cảm, con người tri giác các sự vật hiện tượng trong thế giới khách quan rồi lại tạo riêng cho mình “thế giới thứ hai” – bức tranh ngôn ngữ về thế giới: Một cách cảm về thế giới phần nhiều không được phân tích một cách chính xác khoa học, mà đôi khi mang tính “thơ ngộ” nhưng lại đi vào lời ăn tiếng nói và đi vào ngôn ngữ một cách chính thống nhất. Tỷ dụ như người Việt khen ai đó có phẩm chất tốt thì gọi là “tốt bụng” vì trong cảm thức của họ, “bụng” biểu trưng cho phẩm chất con người mà không hề có một cơ nguyên khoa học nào; cũng với cách như vậy, người Anh lại cho rằng người có phẩm chất tốt là “tim tốt” (good – hearted)… Và có thể, người Hà Lan, người Đức lại có một cách nghĩ khác nữa xoay quanh ý niệm “phẩm chất tốt”. Có thể thấy con người đã “cụ thể hóa” hay “vật thể hóa” những hiện tượng không thể “tai nghe mắt thấy” – những phạm trù siêu hình (không nhìn thấy) bằng những ngôn từ liên quan trực tiếp đến kinh nghiệm thực tiễn của họ (ở trường hợp trên là qua tri giác về bộ phận cơ thể người – bụng, tim).

Quay lại “tính tinh thần” của hoạt động ngôn ngữ, có thể thấy rằng, sở dĩ tính tinh thần được mang lại trong ngôn ngữ là do con người đã miêu tả phỏng theo bức tranh thế giới khách quan bằng cách tri giác rất riêng theo từng vùng miền – quốc gia. Và những miêu tả mà gọi một cách “tri nhận học” là cách “ý niệm hóa” thế giới ấy, dĩ nhiên, cũng mang trong nó bản sắc riêng. Chính ý niệm – không gì khác hơn – là đơn vị cơ bản của tính tinh thần ấy. Trong một phạm vi nhất định, “ý niệm được đồng nhất với khái niệm (ý nghĩa phản ánh ở

dạng khái quát các sự vật và hiện tượng của hiện thực và những mối liên hệ giữa chúng)” [38: 491], ví dụ người ta thường gọi Ẩn dụ ý niệm thay vì Ẩn dụ khái niệm, hoặc thuật ngữ

concept trong tiếng Anh vẫn thường được dịch sang cả hai nghĩa song song là khái niệm và ý

niệm (bên cạnh đó, theo chúng tôi thì nên phân biệt thành notion và concept). Tuy nhiên, nói

“ý niệm hóa” thì nhất định, không thể thay bằng “khái niệm hóa”, vì thực chất, ý niệm bao hàm chứ không trùng khít với khái niệm về nghĩa. Nếu phân tích ngôn từ bằng việc phân tích thành tố – phân tích thuộc tính và mối quan hệ hay cơ cấu và chức năng, chúng ta sẽ có “khái niệm”, Trần Văn Cơ đưa ra khái niệm “nhà” trong từ điển: Nhà là công trình xây dựng có mái, có tường vách và để ở hay để dùng vào một việc nào đó[38:699], tuy nhiên, có những từ như “trạm”, “chuồng”…mang cả hai nét nghĩa đó nhưng lại không phải là “nhà”.

Như vậy, phân tích từ góc độ khái niệm chưa làm rõ của những cung bậc khác nhau của từ. Và, phân tích ý niệm sẽ là sự phân tích toàn diện hơn, bởi nó bao gồm cả ba thành tố: khái niệm, cảm thức và văn hóa [9].

Nếu nói ý niệm “nhà”, một người có thể không định nghĩa chính xác “nhà là gì” – không nêu được khái niệm, nhưng ý niệm về nhà thì chắc chắn có – vì trong não chúng ta đã lưu giữ hình ảnh về “nhà”. Biểu vật (vật thật trong cuộc sống) và biểu niệm (vật trong não người) khắc dấu không như nhau. Và, với ngôn ngữ, trung tâm là nghĩa với khái niệm – cái biểu niệm. Trong khi với NNHTN lại là ý niệm.

Ý niệm có thể biểu thị nhiều nghĩa khác nhau, ý niệm có thể là ngôn từ hoặc phi ngôn từ – tức khoảng trống ngôn ngữ. Ví dụ tiêu biểu là hiện tượng trái nghĩa – sẽ có những từ không tìm được cặp trái nghĩa chuẩn, như tính từ “chung chung” chúng ta không thể dùng từ “riêng riêng” – không thể gọi đúng từ trái nghĩa của khái niệm “riêng riêng” nhưng ý niệm thì rõ ràng có. Không ít những tình huống người ta chỉ có ý niệm mà không diễn đạt được thành lời, chỉ có “tiếng nói bên trong” mà không thể biểu đạt dưới dạng ngôn ngữ.

Nếu gọi ý niệm là “đơn vị” – thành tố nhỏ nhất thuộc ý thức con người của toàn bộ bức tranh thế giới được phản ánh trong tâm lý thì tổng thể ý niệm sẽ chính là “hệ thống ý niệm”. Trong hệ thống ấy, sẽ có thể được phân xuất ra thành các mảng lớn – mà thành tố chính là các ý niệm cơ sở, ý niệm cơ sở như:

Đối tượng và các bộ phận của đối tượng (Chẳng hạn ý niệm về con người và các bộ

phận cơ thể con người).

Vận động (chẳng hạn: đi, đứng, chạy, nhảy…) Hành động (chẳng hạn: quyết định, ra lệnh, cấm…) Thuộc tính (chẳng hạn: rắn, lỏng, mềm, cứng…)

Không gian – thời gian (chẳng hạn: đó, đây, kia, nọ, bây giờ, sau này, mãi mãi…)

Các mảng lớn trên, có khi còn bao gộp trong nó nhiều ý niệm có cùng gốc. Như đã nói trên, các ý niệm không tồn tại rời rạc trong tri nhận con người mà có mối liên hệ lẫn nhau. Giả dụ, khi nói đến ý niệm hành động “câu” thì chúng ta sẽ liên tưởng đến các ý niệm “cá”, “cần” (câu), “ao”, “sông”, ”suối”...theo hành động đó. Hoặc cũng có thể chúng ta sẽ liên tưởng đến những hoạt động cùng loại gần gũi với nó là “chài”, “đơm”, “lưới”…và các ý niệm này có thứ tự, thang bậc. Ở mỗi tầng bậc, chúng sẽ có một ý niệm đóng vai trò bao quát – cơ sở cho các ý niệm còn lại. Trong trường hợp đang xét, ý niệm bao quát sẽ là ý niệm

“hoạt động đánh bắt đặc trưng của người ở nước”, và ý niệm này là “con” ý niệm lớn hơn:

Miền đặc tính của nước và hoạt động đặc trưng ở nước (được chia thuộc trường ý niệm 6

niệm sẽ trở thành MYN khi ý niệm đó bao quát hơn, chứa những ý niệm con (ít nhất là 2 ý

niệm) trong nó.

Dù có những khác biệt trong cách hiểu, khái niệm MYN có vai trò quan trọng đối với các tổ hợp từ đa nghĩa và ngữ cố định. Một từ có thể có nhiều nghĩa nhưng khi được phóng chiếu lên nhiều phạm trù khác nhau, chẳng hạn như: từ “thấp” trong tổ hợp từ “một ngôi nhà thấp”, “nhiệt độ thấp” và “cảm thấy thấp kém” có nghĩa nhưng do những từ này được phóng chiếu lên những MYN khác nhau lần lượt là: MYN không gian, MYN nhiệt độ và MYN tình cảm. Trong đó, MYN bao giờ cũng gắn liền với một chủ thể tri nhận và trong một ngôn ngữ nhất định.

Tuy nhiên, cũng cần lưu ý, MYN không bất di ở các ý niệm, có nghĩa là, đôi khi sự phân chia các miền khác nhau chỉ mang tính tương đối chứ không là những lát cắt hiện thực rạch ròi.

Tóm lại, có thể hiểu MYN là thuật ngữ dùng để gọi tên những ý niệm gắn kết với nhau, cung cấp chu cảnh để hiểu bất cứ ý niệm nào trong “miền” của nó. Theo chúng tôi, có thể hiểu MYN đơn giản bằng khái niệm sau: Miền ý niệm là một trường (field) tập hợp bao gồm các cách tri nhận liên quan với nhau về một hiện tượng hay lĩnh vực nhất định.

Với tư cách là một hệ thống định danh, “sông nước” (waterways) là một MYN rộng lớn, bao hàm trong nó những “miền con” mà người viết sẽ phân tách thành 7 trường cơ bản ở phần tiếp sau. Có thể ở tri nhận mỗi người Việt không phân tách thành 7 trường với những tiêu chí mà chúng tôi sử dụng để phân chia; nhưng một điều chắc chắn rằng, sẽ luôn có những sự liên kết các ý niệm thành miền trong tri nhận của con người. Chúng tôi nhớ đến những câu đố “chơi chữ” mà các ngôn ngữ trên thế giới đều có thể đặt ra, một mẹo quan trọng của thuật chơi này là dựa vào sự liên tưởng miền của người tiếp nhận câu đố. Ví dụ có một câu chuyện đố vui trong tiếng Việt thế này: Hai anh cùng đua từ Xa lộ tới bờ một dòng sông, một anh chạy Cub50, một anh chạy chiếc Lead Honda; ai sẽ thắng? Dĩ nhiên mọi người nghĩ anh chạy Lead sẽ ưu thế và chiến thắng. Nhưng đáp án là: Cả hai đều “thắng”. Lý do: vì đã tới bờ sông, không “thắng” sao được? Câu đố dựa vào sự liên tưởng miền trong tri nhận để “đánh lạc hướng” người tiếp nhận; người ta sẽ tập trung vào những ý niệm thuộc

“thắng – thua” tạm gọi là miền hiện tượng cạnh tranh mà không để ý tới miền nào khác;

trong khi đó người đố lại tìm từ đồng nghĩa để cuối cùng sắp vào một miền khác tạm gọi là

Như vậy, có thể thấy “miền” là một khái niệm không xa lạ, và thật chất MYN đóng vai trò quan trọng giúp chúng ta xác định được “người khác đang nói đến điều gì?” Nói một cách gần gũi, chúng ta nghe hiểu một ngoại ngữ mà chưa thông thạo cũng sẽ dựa và “miền” để đoán biết ý tưởng của người nói. MYN tương ứng với các lĩnh vực trong giáo dục và đời sống. Sở dĩ chúng ta có thể hiểu được một bài giảng về Xác xuất thống kê chỉ khi nào cũng ta có những hiểu biết nhất định về lĩnh vực này – tức có MYN về nó. Chúng ta tiếp nhận thông tin chính một cách trọn vẹn chỉ khi chúng ta hiểu đầy đủ những dữ liệu xung quanh thông tin ấy.

Liên quan tới việc xác định MYN ở riêng lĩnh vực NNHTN, người ta thường nhắc đến Ẩn dụ và Hoán dụ tri nhận và việc xác định cấu trúc một hoán dụ/ẩn dụ, khám phá mối liên hệ của cấu trúc ẩn dụ này với cấu trúc của ẩn dụ khác dựa vào liên tưởng về MYN. Và đây chính là điều mà Ngôn ngữ học hiện nay đang đặc biệt quan tâm.

Một phần của tài liệu Miền ý niệm sông nước trong tri nhận người Việt (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)