Trường ý niệm 2: Vật chứa nước và các yếu tố bộ phận liên quan tới vật chứa

Một phần của tài liệu Miền ý niệm sông nước trong tri nhận người Việt (Trang 50 - 57)

1. Định danh thuộc miền ý niệm sông nước trong từ vựng tiếng Việt

1.2. Trường ý niệm 2: Vật chứa nước và các yếu tố bộ phận liên quan tới vật chứa

chứa

 Ao (pond) là từ đồng âm (2 dạng) trong đó Ao1 thuộc MYN sông nước. Ao là chỗ

đào sâu xuống đất để giữ nước nuôi cá, thả bèo, trồng rau[38:8]; tùy vào nơi tồn tại hoặc

đặc điểm tồn tại mà người Việt phân biệt các dạng ao: ao chuôm, ao tù…

Bàu (pool) là chỗ đất trũng sâu, chứa nước, thường ở ngoài đồng ruộng [38:43].

Kết hợp “Bàu bạu”/ “bầu bậu” (frowning) là một liên tưởng tri nhận giữa MYNSN với MYN về trạng thái, thái độ tình cảm của con người: Khi con người có điều không hài lòng, khuôn mặt biến dạng với chiều hướng đi xuống, khuôn mặt chảy xệ – được xem như “trũng” xuống.

 Bể là từ đồng âm (3 dạng) không cùng gốc trong đó bể1 (ocean) thuộc MYNSN, tức

biển. Bể được ẩn dụ hóa từ MYNSN sang MYN vật chứa cảm xúc trong kết hợp bể khổ

(ocean of sufferings) để chỉ nỗi khổ đau nhiều vô kể tựa nước trong biển lớn; ẩn dụ hóa từ

MYNSN sang MYN thời gian trong bể dâu (whirligig of time) tức cách nói tắt “bể xanh

biến thành ruộng dâu” [17:109] chỉ thời gian trôi đi và cuộc đời biến đổi.

Bến (wharf) là từ đa nghĩa (hai nghĩa), nghĩa gốc thuộc MYNSN – là chỗ bờ sông

điểm có bến bờ, bờ bến, bến lội, bến nước; từ nghĩa gốc “bến” được ẩn dụ hóa thành nơi quy

định cho tàu thuyền, xe cộ dừng lại để hành khách lên xuống, xếp dỡ hàng hóa, chuyển đổi

từ MYNSN sang MYN phương tiện vận tải: Bến đò ngang, cập bến, bến ô tô, bến xe khách,

bến tàu, bến vượt, bến xe…

 Biển là từ đồng âm (2 dạng) trong đó biển1(sea) thuộc MYNSN với nghĩa gốc là

vùng nước mặn rộng lớn nói chung trên bề mặt trái đất [38:63]; những kết hợp nước biển, cá biển, tàu biển, vẫn giữ nguyên nghĩa gốc. Từ nghĩa này phái sinh thành phần của đại dương ở ven đại lục, ít nhiều bị ngăn ra bởi đất liền hoặc bởi những đảo: biển Đông. Ẩn dụ

ý niệm được áp dụng khi “biển” được dùng:

Chỉ khối lượng to lớn trên một diện tích rộng: biển sương mù, biển người,… Chỉ khối lượng lớn tài sản: biển lận, biển thủ.

Chỉ sự vĩ đại, lớn lao: biển cả, biển hồ, trời biển.

Bờ (shore/bank) là từ đa nghĩa (3 nghĩa) với nghĩa gốc là dải đất làm giới hạn cho

những vùng nước hoặc để ngăn giữ nước [38:85]. Các kết hợp thường thấy là: đến bến, lên bờ, bờ biển, bờ sông, tức nước vỡ bờ. Từ đó được ẩn dụ hóa thành vật dùng làm giới hạn cho

một khoảng đất nhất định: bờ dậu, bờ tường, bờ khoảnh, bờ rào, bờ thửa, bờ vùng, bờ xôi

ruộng mật, bờ mỏ, bờ quai…– chuyển đổi từ MYNSN sang MYN vật dụng làm giới hạn.

Tiếp đó, dùng để chỉ chỗ nhô lên và bao quanh một khoảng lõm: bờ vết loét, bờ môi,…“Bờ” được kết hợp với các từ khác cộng hưởng nên nghĩa mới mang tính khái quát: Bờ bến – chỉ giới hạn cho mọi sự vật hiện tượng; bờ cõi: chỉ giới hạn một lãnh thổ, bờ bụi – chỉ cảnh sống

nay đây mai đó.

Bùn (mud) chỉ đất nhão hòa lẫn trong nước [38:89]; kết hợp với đặc tính người Việt phân loại thành: bùn hoa, bùn lầy, bùn non…Kết hợp ẩn dụ phổ biến nhất để chỉ việc xấu xa, thối nát: bùn nhơ.

Cảng (port) là nơi có công trình và thiết bị phục vụ cho tàu thuyền ra vào để hành

khách lên xuống và xếp dỡ hàng hóa [38:109], tùy vào nơi có công trình mà ta có: cảng sông, cảng biển. Ở đây có hiện tượng chuyển từ sông nước sang đất liền: Cảng hàng không,

sang miền hành chính: cảng vụ.

Chậu (basin/pot) Đồ dùng thường làm bằng sành, sứ hoặc kim loại, miệng rộng, lòng

nông, làm để đựng nước rửa ráy, tắm giặt, hoặc dùng trồng cây [38:146]. Tùy vào đặc tính

xương chậu (pelvis) chuyển từ MYNSN sang MYN hình thù bộ phận cơ thể người dựa trên

sự liên tưởng về hình dáng.

Chuôm (small pond/puddle) là từ đa nghĩa với nghĩa gốc chỉ chỗ trũng có đọng

nước ngoài đồng, thường thả cành cây cho cá sống [38:185] trong các kết hợp như: tát chuôm, đào chuôm…Một nghĩa phái sinh của “chuôm” là cành cây thả xuống nước cho cá ở: thả chuôm…

Chum (big jar) là đồ gốm loại lớn, miệng tròn, giữa phình ra, thót dần về phía đáy,

dùng để chứa đựng: chum tương, chum nước…[38:182] Từ cấu hình của nó người Việt liên

tưởng đến các MYN dáng – dạng của người trong: chum chúm, chum hum (nằm chum hum,

ngồi chum hum).

Dòng là từ đồng âm (2 dạng) với Dòng1 (stream) là thuộc MYNSN, dòng1 là từ đa

nghĩa (6 nghĩa), nghĩa gốc là Khối chất lỏng đang chảy: dòng sông, ngược dòng, dòng chảy,

dòng nước mắt…[38:261]. Từ đó có các phái sinh ý niệm sau:

Phái sinh 1: Chuỗi sự vật hiện tượng đang chuyển động hoặc đang xảy ra nối tiếp nhau:

current (dòng người, dòng nhạc, dòng âm thanh, dòng thời gian, dòng suy nghĩ, dòng điện,

dòng điện một chiều, dòng điện xoay chiều…).

Phái sinh 2: Khoảng để viết hoặc xếp chữ kế tiếp nhau thành hàng: line (dòng chữ,

xuống dòng…).

Phái sinh 3: Toàn thể nói chung những người hoặc gia súc cùng huyết thống, làm thành

những thế hệ kế tiếp nhau: strain (nối dòng, dòng họ, dòng dõi, dòng giống, dòng tộc…).

Phái sinh 4: Chi nhánh trong dòng họ, tôn giáo, có sự kế thừa từ đời này sang đời khác:

strain/ descent (dòng thánh ala, dòng tộc…)

Phái sinh 5: Trào lưu văn hóa, tư tưởng có sự kế thừa và phát triển liên tục: trend (dòng

văn học hiện thực, dòng văn học lãng mạn,…).

Dòng 2 là động từ đa nghĩa (2 nghĩa) nhưng cũng kế thừa nét nghĩa trong dòng1 về sự

liên tục với nghĩa gốc là Buông cho sợi dây dài dẫn từ đầu này tới đầu kia, để nối với vật ở

xa, để lôi, kéo…, nghĩa phái sinh là kéo, dắt đi theo bằng sợi dây dài: dòng bò, dòng thuyền…

 Dược là từ đồng âm (hai dạng) trong đó Dược1 (rice nursery field) thuộc MYNSN

chỉ dược mạ – chân ruộng chuyên để giao mạ [38:271] (Chưa thấy có kết hợp từ vựng nào

 Đìa là từ đồng âm (2 dạng) trong đó đìa1 (pond) thuộc MYNSN, là chỗ trũng nhỏ ở

giữa đầm, có bờ để giữ nước và cá [38:313]: Tát đìa, vét đìa…

 Đầm là từ đồng âm (4 dạng) khác gốc, trong đó dạng 2 và dạng 4 (động từ) liên quan đến sông nước.

Đầm2 (deep and wide pond) là khoảng trũng to và sâu ở giữa đồng để giữ nước [38:296] (đầm sen, đầm súng, đầm lầy,…). Từ đây chúng ta có kết hợp với “ấm” thành đầm

ấm (cosy) là sự phóng chiếu từ MYNSN sang MYN chỉ trạng thái cảm giác, ở đây người

Việt lấy ý niệm tương đồng về sự co cụm lại để cấu tạo nên ý niệm mới. Kết hợp “đầm đìa” (soaked through/dripping) là ẩn dụ tri nhận chỉ trạng thái ướt nhiều – chuyển từ MYNSN sang MYN trạng thái sự vật hiện tượng.

Đầm4 (dip in mud) là từ đa nghĩa (2 nghĩa) với nghĩa gốc là động từ chỉ hành động ngâm mình lâu trong nước; phái sinh là tính từ chỉ trạng thái thấm ướt nhiều (đầm mồ hôi, đầm nước mắt…). Theo chúng tôi, đầm4 có gốc là đầm2, bởi chuyển từ dạng danh từ sang động từ là một cách tạo từ mới khá phổ biến, không chỉ trong tiếng Việt mà là nhiều ngôn ngữ, đặc biệt là tiếng Anh (yack – nói ba hoa/ người ba hoa; babble – bập bẹ/tiếng bập bẹ; cabal (âm mưu); damage (làm hại), …

 Điền là từ đồng âm (2 dạng) với dạng 1 điền1 (land/field) là từ Hán Việt thuộc MYNSN nghĩa là ruộng [38:318] .

Những kết hợp hợp nghĩa:

o Ghép Hán Việt + Thuần Việt: sổ điền, chủ điền…

o Hán Việt + Hán Việt: Điền bạ, điền bộ, điền chủ, điền dã, điền địa, điền hộ, điền nô, điền sản, điền thổ, điền tốt, điền trang, điền viên (chuyển thành tính từ: thú điền viên). Kết hợp tạo nghĩa một loại cây: điền thanh.

Ẩn dụ tri nhận trong kết hợp tạo nghĩa điền kinh (athletics) chỉ những môn thể thao liên

quan tới hoạt động trên đất.

Đồng là từ đồng âm (6 dạng) trong đó đồng4 (field)thuộc MYNSN và có nhiều dạng

kết hợp nghĩa nhất trong nhóm, đồng là: Khoảng đất rộng và bằng phẳng, dùng cày cấy,

trồng trọt [38:341]. Kết hợp với từ chỉ sự vật để phân loại các dạng đồng: đồng lúa, đồng khoai, đồng muối, đồng cỏ…

Gáo là từ đồng âm (2 dạng) với gáo2 (bowl – shaped scoop/dipper) thuộc MYNSN, là

[38:372]. Gáo có thể kết hợp với chất liệu để gọi tên: gáo dừa hoặc kết hợp với tính năng để gọi tên: gáo nước. Ngoài ra, gáo với nghĩa là sọ dừa hay đầu trẻ con là phương ngữ.

 Gàu là từ đồng âm (3 dạng) với gàu3 (bailer/bucket) thuộc MYNSN, là từ đa nghĩa

(2 nghĩa) với nghĩa gốc là danh từ chỉ đồ dùng để múc nước giếng hay để tát [38:373]. Tùy vào đặc tính khi sử dụng mà có những kết hợp khác nhau để trỏ các loại gàu: gàu dai, gàu

sòng…; nghĩa phái sinh là bộ phận của máy xúc, tàu cuốc, dùng để xúc đất đá, bùn cát, những vật liệu rời vụn; tùy vào đặc điểm của gàu mà người Việt phân loịa tên: gàu bốc (gàu ngoạm),…

Ghềnh (whirlpool) (gành) là từ đồng âm (2 dạng) có cùng gốc, với nghĩa gốc thuộc

MYNSN – Chỗ lòng sông bị thu hẹp và nông, có đá lởm chởm nằm chắn ngang làm dòng

nước dồn lại và chảy xiết [38:380]. Dựa vào đặc tính này mà trong thuật ngữ khoa học đã

định nghĩa ghềnh chính là hình mà được tạo nên bởi một số đường không nằm trong cùng

một mặt phẳng. Từ đây có kết hợp ẩn dụ tri nhận “gập ghềnh” chỉ sự khó khăn trong lưu

thông.

 Giang (river) (sông) là từ Hán Việt nên thường hợp nghĩa với các từ khác để tạo nghĩa. Hợp nghĩa với từ gốc Hán: giang biên (ven sông), giang cảng (cảng sông), giang tân

(bến sông); tạo nên những nghĩa Ẩn dụ tri nhận: giang san (sông núi) để chỉ lãnh thổ quốc gia, giang hà – kết hợp hai từ sông để nói khái quát về sông, quá giang (to cross a river) (qua

sông) chuyển từ MYNSN sang MYN chỉ phương cách di chuyển trên bộ - và là một hành

động đi nhờ xe, giang hồ (sông và hồ) nói về cảnh sống nay đây mai đó.

Giếng (well) là hố đào thẳng đứng, sâu vào lòng đất, thường để lấy nước, đi song song với giếng là nước: giếng nước, nước giếng [38:401]. Tùy vào tính năng mà có các loại giếng: giếng chìm, giếng khoan, giếng khơi (thơi), giếng mỏ, giếng dầu.

 Kênh là từ đồng âm (2 dạng) trong đó kênh1 (canal) thuộc MYNSN, kênh1 là từ đa

nghĩa (3 nghĩa) với nghĩa gốc là công trình dẫn nước, đào đắp hoặc xây trên mặt đất phục vụ

thủy lợi, giao thông [38:486], từ đó có nghĩa phái sinh 1 (channel) là đường thông tin liên lạc

chiếm một khoảng tần số nhất định (kênh truyền hình, kênh phát thanh...), phái sinh 2 (way) là con đường, cách thức riêng để làm việc gì (kênh tuyên truyền, kênh thông tin…)

Hà (river) ( sông) là từ Hán Việt. Kết hợp với từ Hán Việt tạo nghĩa:

Chỉ hải vật: hà bá, hà mã.

Chỉ kẻ nói khoác không đủ tin cậy: hà hán [7:302] lấy tích là sông Hà Hán – sông Thiên

Hà – trên trời cao xa vô cùng. Như vậy ở đây có sự chiếu xạ MYNSN với MYN về biểu hiện tính cách con người.

Chỉ nơi tiễn biệt, chia li: hà lương [17:511] là vốn từ chỉ cây cầu bắc qua sông; chuyển

từ MYNSN sang MYN địa điểm mang tính tượng trưng cho cảm xúc.

Hải (sea) (biển) là từ Hán Việt, kết hợp hợp nghĩa:

Các vị trí ở biển: hải không, hải cảng, hải khẩu, hải lưu, hải phận, hải quan, hải tần (miền

ven biển), hải triều, hải đạo, hải trình, hải đảo, hải ngoại.

Các loại vật dụng của con người thuộc biển: hải đồ, hải chiến, hải đăng, hải thuyền. Các hoạt động của con người thuộc về biển: Hải vận,hải tặc, hải quân, hải đoàn, hải

đội.

Chỉ chung cho biển cả: hải dương, hải hà.

Nghiên cứu về biển: hải dương học, hải văn, hải lý.

Tên loài động – thực vật: hải quỳ, hải sâm, hải yến,hải âu, hải báo, hải cẩu, hải ly, hải

mã, hải đồng, hải miên (bọt biển), hải vị, hải sản.

 Hồ là từ đồng âm (8 dạng) trong đó hồ1 (lake) là từ Hán Việt thuộc MYNSN, được

hiểu là nơi đất trũng xuống chứa đọng nước.[38:456] Kết hợp hồ thủy (nước hồ) là Ẩn dụ tri

nhận – phóng chiếu từ MYNSN sang MYN thẩm mỹ dựa trên sự quy chiếu về vẻ trong xanh long lanh với vẻ đẹp nói chung.

Lạch (rivulet) là đường nước chảy hẹp, nông, ít dốc, thông ra sông hồ. [38:538] Từ đây phái sinh ra nghĩa thứ hai là chỗ sâu nhất trong lòng sông.

 Mạch là từ đồng âm (2 dạng), mạch2 đa nghĩa (8 nghĩa) trong đó nghĩa phát sinh thứ

ba (subterranean sheet of water) thuộc MYNSN với nghĩa là đường nước chảy ngầm dưới

đất [38:605], vì vậy có kết hợp: mạch nước, mạch giếng…

 Ngòi là từ đồng âm (2 dạng) trong đó dạng thứ nhất ngòi1 (arroyo) thuộc MYNSN, là

đường nước chảy tự nhiên, thông với sông hoặc đầm, hồ. [38:685]

 Rạch là từ đồng âm (2 dạng) trong đó rạch1 (arroyo) thuộc MYNSN trỏ đường nước

từ sông vào đồng ruộng, thuyền bè có thể đi lại [38:819]. Kết hợp kênh rạch chỉ chung cho

Rãnh (trench) là từ trỏ đường thoát nước, dẫn nước, nhỏ hẹp và lộ thiên. Từ nghĩa này phát sinh nghĩa trỏ đường hẹp vào lõm xuống trên bề mặt một số vật: rãnh bàn, rãnh đai

ốc,… [38:821]

Ruộng (rice field) là đất trồng trọt ở ngoài đồng, xung quanh thường có bờ [38:838]. Tùy vào loại cây trồng, tính năng mà chia ra: ruộng lúa, ruộng bậc thang, ruộng muối, ruộng

nõ, ruộng rộc. Các kết hợp ruộng đất, ruộng nương, ruộng rẫy dùng để chỉ khái quát về đất

trồng trọt ở đồng.

Suối (brook) là dòng nước tự nhiên ở miền đồi núi, chảy thường xuyên hoặc theo

mùa…[38:874]. Chúng ta có suối vàng, chín suối là suối trong lòng đất – chỉ lòng đất chôn

người chết, tức âm phủ. [17:1026] Với văn hóa Việt, màu vàng là nguyên khí của trời đất – nơi vạn vật sinh sôi nảy mầm; số 9 cũng là con số mang tính biểu trưng sự toàn vẹn – con số “vàng”. Như vậy đã có sự chuyển đổi từ MYNSN sang MYN về cõi âm – dương.

Sướng mạ (rice seedling field) là ruộng gieo mạ [38:880].

 Thác (waterfall) là từ đồng âm (4 dạng) trong đó thác 1 thuộc MYNSN – chỉ chỗ dòng nước chảy vượt qua một vách đá cao nằm chắn ngang một lòng sông, suối rồi đổ

mạnh…[38:908]. Từ đó có ẩn dụ tri nhận dòng thác người chỉ sự vật hiện tượng ồ ạt, đông

đúc.

Vũng (puddle) là từ đa nghĩa (2 nghĩa), nghĩa gốc là chỗ trũng nhỏ, có chất lỏng lỏng

đọng lại [38:1132], tùy vào đặc tính của vật chứa mà có: vùng sình, vũng lầy, vũng nước, vũng bùn…Nghĩa phái sinh là khoảng biển ăn sâu vào đất liền, ít sóng gió, tàu thuyền có thể

trú ẩn được, từ đó có nghĩa vũng tàu – vùng nước giáp bờ dùng làm nơi nen đậu, chuyển tải

của tàu thủy.

 Vực là từ đồng âm (6 dạng) trong đó vực 1 thuộc MYNSN, vực1 (abyss) đa nghĩa (2

nghĩa), nghĩa gốc là chỗ nước sâu nhất trong sông, hồ hoặc biển [38:1134]. Nghĩa phái sinh:

chỗ thung lũng sâu, xung quanh có vách dựng đứng.

Xét riêng nước trong mối quan hệ với vật chứa có thể thấy tính uyển chuyển trong định danh: Nước không có hình dáng cụ thể, vật chứa sẽ chi phối đến cách tri nhận thông qua vật chứa của nước – Ao nước, vũng nước, chậu nước, chai nước, rãnh nước…Nói như Cao Xuân Huy đây là đặc tính THỦY trong tri nhận người Việt.

Một phần của tài liệu Miền ý niệm sông nước trong tri nhận người Việt (Trang 50 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)