a. Miền các vật chứa nước với biểu trưng về sự to lớn
2.5. Miền phương tiện di chuyển và các bộ phận của phương tiện
a. Phương tiện di chuyển là lao động kiếm sống nói chung (lái, sào, giầm, chèo, thuyền):
Bỏ lái buông sào, bốc mũi bỏ lái, buông giầm cầm chèo, đóng thuyền đợi bến, bán cá mũi thuyền, buôn thuyền gánh vã, chưa thăm ván đã bán thuyền, còn thuyền còn chèo còn nước còn tát…
b. Phương tiện di chuyển là tình thế lơ lửng của con người (bách, bè):
Chiếc bách giữa dòng, bè chuối trôi sông, ba bè bảy bối, chẳng ăn được thì đẩy bè ra sông, lênh đênh như bè nứa trôi sông, nước chảy xuôi bè kéo ngược…
c. Phương tiện là cơ may của con người (buồm, sào, thuyền):
Bỏ buồm xem gió, coi gió bỏ buồm, như buồm gặp gió, kéo buồm ngược gió, thuận buồm xuôi gió, giong buồm ra biển lớn, cắm sào đợi nước, nước sâu sào ngắn, sông sâu sào ngắn, cả thuyền to sóng, cắm thuyền đợi khách, cùng hội cùng thuyền, “Những cánh buồm
d. Một số hiện tượng riêng lẻ
(i) Thuyền – sào là phương tiện để đảm đương trách nhiệm khó khăn:
Đứng mũi chịu sào, chóng thuyền ngược nước…
(ii) Cầu là sự nối kết mọi mối quan hệ con người:
Bắc cầu chỉ bến, đi cầu nào biết cầu nấy, cầu gãy còn đò giếng cạn còn sông, cầu này cầu ái cầu ân (…),(…) bắc cầu dải yếm cho nàng sang chơi…
Nhạc sĩ Trần Tiến đã viết: “Bằng lòng đi dù muôn trùng xa, khúc dân ca bắc cầu em tới” (Ngẫu hứng lý qua cầu) cho thấy, rõ ràng cầu trong tri nhận của ông nói riêng không chỉ
kết nối về mặt di chuyển mà còn (thường) là chỉ mối quan hệ được gắn kết nhân duyên, và điều này cũng tồn tại trong tâm thức người Việt nói chung.
(iii) Cầu là kết quả – thành quả của hoạt động con người:
Cát lâu cũng đắp nên cầu, đi trước bắt cầu đi sau theo dõi, muốn sang thì bắc cầu kiều…
Trong Truyện Kiều, Nguyễn Du viết “đoạn trường ai có qua cầu mới hay” và người ta
cũng có thể nói “Hợp đồng ấy đã bắc cầu cho mối quan hệ đôi bên”.
Vì cầu là thành quả nên qua cầu là đạt được mục đích: Qua cầu cất nhịp, qua cầu rút
ván, qua cầu thoát nạn…Tương tự với tri nhận xem cầu là thành quả, qua cầu là đạt được
mục đích, “đò” cũng là ý niệm tương đương – Qua đò là kết thúc một mốc quan trọng của
đời người:
Đi hai lần đò, qua đò khinh sóng, qua sông đốt đò, Muốn ăn cơm trắng, cá kho/Trốn cha trốn mẹ xuống đò cùng anh…
(iv) Đò là ân nhân của con người:
Bến cũ đò xưa , cách sông nên phải lụy đò, cầu gãy còn đò giếng cạn còn sông, đò đưa bến khác…
(v) Chèo là phương tiện chinh phục khó khăn trong cuộc sống con người:
Buông dầm cầm chèo, cả sóng ngã tay chèo, chớ thấy sóng cả mà ngả tay chèo, có cứng mới vững tay chèo, êm chèo mát mái…
(vi) Phương tiện đò, thuyền biểu trưng cho hoàn cảnh vật chất của con người:
Đò/ thuyền nát đụng nhau, thuyền nan chở đá thuyền lá chở sắt, trên bến dưới thuyền…