Xác định miền ý niệm từ Ẩn dụ tri nhận

Một phần của tài liệu Miền ý niệm sông nước trong tri nhận người Việt (Trang 33 - 38)

4. Miền ý niệm sông nước trong tiếng Việt

4.2.2. Xác định miền ý niệm từ Ẩn dụ tri nhận

Để hiểu MYNSN, chúng ta cần làm quen với cách hiểu ẩn dụ theo nghĩa “ẩn dụ tri nhận”, là khía cạnh ngữ nghĩa, hình thành từ sự cấu trúc kinh nghiệm theo một cách riêng.

Ẩn dụ tri nhận nảy sinh do kết quả của việc làm biến chuyển khả năng kết hợp của

những từ chỉ dấu hiệu khi làm thay đổi ý nghĩa của chúng từ cụ thể đến trừu tượng. Theo quan điểm của G.Lakoff và M.Johnson, ẩn dụ ý niệm là hiện tượng ý niệm hóa một MYN từ cấu trúc một MYN khác. Nói cách khác, ẩn dụ ý niệm chính là những chiếu xạ giữa các

MYN. Cả hai MYN nguồn và MYN đích điều không tạo thành MYN tổ hợp cho những khái

Để hiểu rõ lý thuyết của G.Lakoff và M.Johnson về ẩn dụ ý niệm, chúng ta cần xác định rõ là những MYN nào tham gia vào quá trình hình thành ẩn dụ. Để mô tả chính xác ẩn dụ, cần tạo dựng sao cho hai MYN cơ bản là tương đương, ví dụ của hai ông đề xuất ẩn dụ “vật thể có nguồn gốc từ vật chất” (the object comes out of substance) để mô tả các ví dụ sau:

You can make ice out of water by freezing it (Bạn có thể làm nước đá bằng cách cho nước đóng băng).

I made a paper airplane out of a sheet of newspaper (Tôi gấp một chiếc máy bay bằng tờ báo).

Với ẩn dụ “vật thể có nguồn gốc từ vật chất” chúng ta ý niệm hóa sự thay đổi từ trạng thái này sang trạng thái khác có hình dạng và chức năng mới. Phương tiện biểu đạt ẩn dụ trực tiếp trong trường hợp này là giới từ “out of”, MYN nền trong ẩn dụ này là sự sáng tạo (the creation). Nghĩa tường minh của nó lấy chuyển động làm MYN nền, vì vậy, ẩn dụ này có thể phát biểu thành “Sáng tạo là hoạt động” (The creation is a motion), cả hai MYN trừu tượng này đều có nhiều MYN khác làm nền (ví dụ: chuyển động có liên quan đến thời gian, sự thay đổi và nơi chốn). Ví dụ:

Đây là quan hệ bệnh hoạn.

Đây là cuộc hôn nhân lành mạnh. Hôn nhân với họ đã chết.

Chúng tôi đã trở lại như xưa. Hôn nhân của họ qúa mệt mỏi. Hôn nhân của họ đang suy sụp.

Các ẩn dụ ý niệm này có thể đặt tên thành “Tình yêu là một trạng thái của cơ thể” –

MYN trạng thái cơ thể. MYN cuộc đời lại là MYN liên quan đến cơ thể sống và cơ thể sống

lại là nền cho trạng thái cơ thể. Và, vẫn có thể nói “tình yêu là cuộc sống” dựa vào các ẩn dụ sau:

Tính ích kỷ có thể giết chết tình yêu.

Sau hôn nhân, tình yêu có thể thêm sinh khí mới.

Nói về miền về con người và đặc điểm tính cách, thành ngữ tiếng Việt cũng có ý niệm

về cái đầu dùng chỉ bản chất con người, ví dụ:

Bạc đầu trắng răng Đầu trâu mặt ngựa

Đối với MYNSN, mối quan hệ giữa ý niệm và MYN chúng tôi cụ thể hóa thông qua ví như sau:

Ý niệm, tức hình (profile) và MYN, tức nền (base) có mối liên hệ chặt chẽ, ý niệm “ao”, “hồ”, “sông”, “suối”…chỉ có thể định nghĩa trong một MYN nền nhất định; nền ở đây là

Trường ý niệm 2: Miền vật chứa nước và các yếu tố bộ phận liên quan tới vật chứa (ao,

bầu, bể, bến, biển, bờ, bùn, cảng, chậu…). Một nền nhất định có thể đóng vai trò làm nền

cho nhiều hình trong một lúc. Ví dụ nền “Miền vật chứa nước và các yếu tố bộ phận liên

quan tới vật chứa ” (Trường ý niệm 2) sẽ đóng vai trò làm nền cho các ý niệm khác nhau

như “ao”, “đầm”, “sông”… Và đấy chính là đặc điểm làm cho nền trở thành MYN.

Như đã đề cập trên khi tìm hiểu MYN, có thể coi rằng: MYN là một cấu trúc ngữ

nghĩa đóng vai trò làm nền – khung cho ít nhất một ý niệm (hình) [59]. Một ý niệm có thể

đóng vai trò làm MYN nếu nó là cơ sở cho một ý niệm bậc thấp hơn nó. Và, sẽ có những ý

niệm đóng vai trò là MYN cơ bản nếu nó là một ý niệm không thể định nghĩa được bằng cách

xác định những ý niệm cơ bản khác làm nền cho nó. Và MYN không gian là một hiện tượng

điển hình. Những loại MYN còn lại được xem là MYN trừu tượng; là MYN vẫn còn hàm

chứa MYN bao hàm nó. MYNSN là một miền tiệm cận với MYN cơ bản bởi trước nó chỉ có thể xác định được Miền địa hình mà thôi.

Ẩn dụ ý niệm là hiện tượng ý niệm hóa một MYN từ cấu trúc của một MYN khác – là

hiện tượng “chiếu xạ” theo cách dùng của Nguyễn Ngọc Vũ [59] (có người còn dùng là ánh

xạ, bởi khái niệm “ánh xạ” biểu diễn một tương quan (quan hệ) giữa các phần tử của hai tập

hợp X và Y thoả mãn điều kiện: mỗi phần tử x của tập X đều có một và chỉ một phần tử

tương ứng với nó) giữa các MYN nhưng sự chiếu xạ này không tạo nên MYN tổ hợp,

tức không liên kết để tạo MYN kế theo. Khi nói “Tôi đi bơi ở Nha Trang” hay “Tôi đang bơi trong cuộc đời” thì “bơi” ở câu thứ hai là đích, được ánh xạ từ miền nguồn ở câu thứ nhất,

MYN hoạt động đặc trưng của người trong nước và MYN hoạt động của con người trong đời sống đã được quy chiếu, chuyển hóa từ hoạt động trong nước sang hoạt động trong cuộc đời

được ý niệm hóa theo kiểu có cấu trúc tương tự với hoạt động thông qua cách dùng động từ “bơi”(swim). Và đây chính là một cách Ẩn dụ ý niệm của người Việt. Cũng cần phân biệt, ở

tiếng Anh bơi với nghĩa hai sẽ gọi là struggle, cũng là Ẩn dụ ý niệm với nguồn mang nghĩa là vật lộn, như vậy từ “swim” không dùng làm Ẩn dụ ý niệm như tiếng Việt – dù vật lộn cũng là một từ có thể họat động trong MYN các hoạt động trong đời sống của người Việt

như không phải chiếu xạ từ MYN các hoạt động đặc trưng trong nước với nền lớn hơn là

MYNSN. Chúng ta có các cách sử dụng từ như sau:

a. Tôi đang bơi trong công việc. b. Nó đang cày để kiếm tiền lấy vợ. c. Cô ta chìm trong đáy đau khổ. d. Anh ấy đang chài cô bé. e. Anh ta lặn lội đến thăm cô. f. “Của chìm của nổi” đầy nhà. g. Một mình vừa chống vừa chèo

Không ai tát nước đỡ nghèo một khi.

Các từ in đậm trên các ví dụ trên nằm trong MYN các hoạt động đặc trưng trong nước

của con người – Hoạt động của con người là họat động đặc trưng của chính họ ở môi trường

sông nước.

Tuy nhiên, có thể thấy cùng một MYN nguồn có thể ánh xạ lên những MYN khác nhau. Chẳng hạn khi nói “Cá bơi”, hay “chó tắm” thì “bơi”, “tắm” là hoạt động của vật trong MYN các hoạt động của vật trong nước, MYN nguồn của nó cũng chính là “các hoạt động đặc trưng trong nước của con người”. Hay, những MYN sẽ được phân tách, nhỏ nhất là đến khi nào nó chỉ còn chứa một ý niệm mà thôi.

Các ví dụ vừa nêu cho thấy được MYN đóng vai trò quan trọng giúp chúng ta xác định được cấu trúc của một ẩn dụ và nắm được mối liên hệ giữa các cấu trúc ẩn dụ. Từ tập hợp cứ liệu về ẩn dụ tri nhận chúng ta có thể phân ra thành những hệ thống nhất định dựa trên sự xác lập miền cho nó. Và, MYNSN cũng đã là một miền đã được xác lập dựa trên những cứ liệu thuộc Ẩn dụ tri nhận mà phần phụ lục sẽ miêu tả cặn kẽ.

Phân tích ví dụ “Nó đang cày để kiếm tiền lấy vợ” để thấy rằng MYN nguồn đã được

chiếu xạ như sau: MYN nguồn thuộc các hoạt động mà con người thực hiện trong môi trường nước – trong hoạt động với vùng sông nước, con người “cày”, một công việc cực nhọc nhằm lật, xới đất để trồng trọt. Trong công việc làm cũng vậy, để cố gắng kiếm tiền chu cấp nhu cầu sống, con người phải làm lụng vất vả, trầy trật và căng sức…Thông qua mối liên

hệ như vậy giữa hai miền thu nhỏ – MYN công việc đồng án (MYN nguồn) và MYN việc làm

nói chung (MYN đích) chúng ta có thể xác định được ý niệm Nguồn và suy ra ý niệm Đích.

Tìm hiểu ý niệm trong MYNSN chính là tìm hiểu mối liên hệ này – xác định được miền căn cứ – miền nguồn (miền nguồn lớn nhất đang đề cập trong luận văn là MYNSN với 7 miền

con sẽ được đề cập đến ở mục sau, và trong 7 miền đích được chia ấy, sẽ có rất nhiều những ánh xạ từ Ẩn dụ tri nhận mà chúng ta sẽ làm rõ ở chương 2). Từ đó hiểu được sự “tri nhận” của từ được sử dụng.

Muốn xác định được Ẩn dụ ý niệm thì chúng ta phải xác định được hai MYN nguồn và đích chứa Ẩn dụ ý niệm để biết miền nào đã được thay thế và thay thế như thế nào.

Với hoán dụ, MYN lại mang một vai trò khác, Hoán dụ tri nhận không xét trong nhiều

miền khác nhau mà chiếu xạ trong chính một MYN. Những câu nói không ẩn dụ nhưng lại

không thuần mang nghĩa tường minh như: Mắt nâu cười với tôi – mắt nâu chỉ toàn thể một con người, hay: Nhìn sông nước miền Tây cảm được cuộc sống hài hòa của người dân vùng

bản địa thì sông nước thuộc MYN cảnh thiên nhiên. Và, sông nước lẫn cảnh thiên nhiên

tạo nên một miền tổ hợp, cộng hưởng duy nhất, nó là một dạng Hoán dụ ý niệm mà chúng tôi

không cố phân biệt rạch ròi với ẩn dụ ý niệm. Mối liên hệ giữa ao, bầu, bể, sông, suối…đều

nằm trong một trường ý niệm – một miền “Vật chứa nước và các bộ phận liên quan tới vật chứa”. Sự gần gũi giữa những thành tố này cho phép chúng tổ hợp lại với nhau để tạo nên miền tổ hợp – MYN tổ hợp. Tuy nhiên, những sự phân xuất này cũng chỉ mang tính tương đối. Vì nếu chia theo một tiêu chí khác, những thành tố trong MYN tổ hợp này nhiều khi lại thuộc các MYN khác nhau…

Theo hướng tri nhận, những từ ngữ mang yếu tố sông nước trong từ vựng, trong các cách sử dụng từ ở nhiều dạng khác nhau được ẩn dụ hoặc hoán dụ có mối liên hệ với hoạt động tư duy nên nghĩa của chúng có thể suy được thông qua các cơ chế tri nhận của hoạt động ý niệm hóa. Trong khi đó, chính hoạt động ý niệm hóa làm kinh nghiệm thực tiễn và

nhận thức về thế giới xung quanh của con người chuyển hóa thành các ý niệm. MYN chính

là nền tảng giúp chúng ta xác định cấu trúc của ẩn dụ và hoán dụ ý niệm.

Nếu xem tổng các ý niệm có trong não người gọi là hệ thống ý niệm [9:140] thì phân cấp dưới nó sẽ là MYN rồi sau đó ý niệm chính là đơn vị cơ sở, chúng tôi hình dung như sau:

Hệ thống ý niệm tri nhận

MYN tri nhận

Như vậy, với chúng tôi MYN là một thành phần trung gian giữa ý niệm với hệ thống ý

niệm. MYN, do đó, đóng vai trò quan trọng trong việc ý niệm hóa các khái niệm mà cụ thể là làm nền để xác lập mối tương quan tạo ra Ẩn dụ ý niệm. Sự phân cắt MYN tạo điều kiện thuận lợi để đi sâu vào việc khảo sát các ý niệm cơ sở một cách rõ ràng và mang tính khái quát.

MYNSN là một miền rộng lớn được phân xuất thành nhiều miền nhỏ hơn, trong đó chứa các ý niệm liên quan trực tiếp đến “sông nước” mà chúng ta sẽ tìm hiểu rõ hơn ở những mục tiếp sau.

Một phần của tài liệu Miền ý niệm sông nước trong tri nhận người Việt (Trang 33 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)