Các loại sóng thuộc biển cả: sóng lừng, sóng ngầm, sóng thần.

Một phần của tài liệu Miền ý niệm sông nước trong tri nhận người Việt (Trang 64 - 67)

Sóng 1 trở thành MYN khác:

Dao động truyền đi trong môi trường: sóng âm, sóng điện từ, sóng radio, sóng vô tuyến,

bước sóng…

Chướng ngại, hiểm nguy: Sóng gió.

 Tăm là từ đồng âm (3 dạng) trong đó tăm2 (bubble) thuộc MYNSN nghĩa gốc là bọt nhỏ từ trong nước nổi lên, phái sinh từ đó là dấu hiệu để biết sự có mặt của sự vật, hiện

tượng. Từ đó có các kết hợp định danh thuộc MYN khác như: tăm dạng, tăm hơi (news

about someone), tăm tích, tăm tiếng (repute), biệt tăm (gone without a trace), mất tăm, tối tăm (dark).

 Tràn là từ đồng âm (4 dạng) trong đó tràn4 (overflow) thuộc MYNSN trỏ (nước)

chảy quá giới hạn của vật chứa. Từ đó có những định danh ẩn dụ ý niệm: tràn đầy, tràn lan,

tràn ngập, tràn trề, tràn trụa, lan tràn.

Ướt (wet) là từ đa nghĩa trong đó nghĩa gốc thuộc MYNSN, chỉ tình trạng có thấm

nước hay có nước trên bề mặt [38:1092], các định danh xoay quanh nghĩa này gồm: ướt đầm/ ướt đẫm/ ướt dầm, ướt mèm, ướt nhèm, ướt rượt, ướt sũng, ươn ướt,…chỉ các mức độ

khác nhau của tình trạng thấm – có nước. Từ ý niệm về sông nước, “ướt” còn chỉ về tình cảm ủy mị, yếu ớt, định danh “ướt át” cũng chỉ mức độ ướt nhưng cũng dùng cho MYN tình cảm với nghĩa đó.

1.7. Trường ý niệm 7: Hoạt động đặc trưng của người (vật) ở nước

 Chìm (sink) là từ đa nghĩa (5 nghĩa) trong đó nghĩa gốc thuộc MYNSN – chìm là chuyển từ mặt nước/ chất lỏng xuống đáy.

Phái sinh 1: ở sâu dưới mặt nước. Phái sinh 2: ở sâu dưới bề mặt. Phái sinh 3: bị che lấn.

Phái sinh 4: biểu hiện kém sôi nổi.

Như vậy, từ MYNSN “chìm” đã dần đi vào các lĩnh vực khác trong đời sống xã hội

người Việt, tiêu biểu là ở các định danh có ngưồn gốc sông nước như: chìm lỉm, chìm nghỉm

(sink deep), chìm đắm/đắm chìm (to be sunk in), chìm nổi, chìm trôi.

 Dầm là từ đồng âm (3 dạng) trong đó dầm1 (oar) trong cầm dầm, lái dầm là mái chèo

ngắn và dầm3 (soak) thuộc MYNSN chỉ động tác ngâm vào nước/chất lỏng thấm vào: dầm

dề (soaked), làm dầm, ướt dầm.

 Lặn (dive) là từ đa nghĩa (3 nghĩa) trong đó nghĩa gốc thuộc MYNSN là làm cho mình chìm sâu xuống nước.

Phái sinh 1: Biến đi khỏi vào chiều sâu – lặn mụn, lặn sởi.

Phái sinh 2: Khuất mất phía đườnng chân trời – trăng lặn, mặt trời lặn.

Ân dụ định danh không thuộc MYNSN: lặn lội (với nghĩa vượt qua chặn đường dài), lặn ngụp (với nghĩa chìm và ngoi ngóp trong môi trường nào đó).

 Ngâm là từ đồng âm (2 dạng) trong đó ngâm2 (soak) là từ đa nghĩa (2 nghĩa) với nghĩa gốc thuộc MYNSN chỉ việc dìm lâu vào nước/ chất lỏng cho thấm. Phái sinh là ẩn dụ

ý niệm, chỉ hành động để lâu không giải quyết. Ẩn dụ định danh có gốc MYNSN: “ngâm

tôm” có hai nghĩa: 1. Nhục hình thời phong kiến. 2. Để lâu không giải quyết.

 Nổi (float) là từ đồng âm cùng gốc (2 dạng) với nghĩa gốc thuộc MYNSN chỉ ở trên bề mặt nước/ chất lỏng của vật và có tất cả 9 phái sinh sau nó (đồng âm cùng gốc là phái sinh thứ 9).

Phái sinh 1: chuyển từ phía dưới lên bề mặt nước/ chất lỏng( cá nổi, xác chết nổi) Phái sinh 2: nhô lên khỏi bề mặt (chữ nổi, chạm nổi,…)

Phái sinh 3: hiện ra mọc trên bề mặt (nổn mẩn, nổi rôm, nổi mốc…) Phái sinh 4: nước dâng do lũ (mùa nước nổi, ruộng nổi nước…) Phái sinh 5: phát ra âm thanh, ánh sáng (nổi lửa, nổi nhạc, nổi còi…)

Phái sinh 6: phát sinh từng cơn có tác động (nổi gió, nổi sóng, nổi giận, nổi dóa/đóa, nổi

khùng, nổi sùng, nổi xung, nổi trận lôi đình, nổi nóng, nổi tam bành).

Phái sinh 7: vùng lên thành lực lượng đông đảo gây biến động (nổi dậy, nổi lên, nổi

lọan)

Phái sinh 8: hiện rõ ra dễ thấy (nổi cộm, nổi bật, nổi danh, nổi tiếng, nổi trội) Phái sinh 9: khả năng thực hiện việc khó khăn (làm nổi, hiểu nổi, dàn xếp nổi…)

Như vậy từ MYNSN từ “nổi” đã thâm nhập vào các MYN khác làm, ngoài những ví

dụ đã nêu, còn có “nổi nênh”, “trôi nổi” lấy nghĩa gốc của từ nổi để chỉ sự vô đích, vô

hướng.

 Rửa (wash) là từ đa nghĩa (2 nghĩa) với nghĩa gốc thuộc MYNSN chỉ hành động làm sạch bằng nước/ chất lỏng. Nghĩa phái sinh là làm mất đi oan ức, nhục nhã. Từ đó có các

Ẩn dụ đinh danh sau: rửa nhục, rửa hận, rửa thù, rửa ảnh, rửa tiền, rửa tội.

 Tát là từ đồng âm (2 dạng) trong đó tát2 (scoop) thuộc MYNSN, kết hợp định danh

“té tát” chỉ sự dồn dập, tới tấp.

 Tắm (have a bath) là từ đa nghĩa (3 nghĩa) với nghĩa gốc thuộc MYNSN chỉ hành động làm sạch cơ của người bằng nước. Từ đây có phái sinh:

Phái sinh 1: phơi dưới nắng hoặc làm toàn thân chịu tác động để làm săn sóc da hoặc

chữa bệnh (tắm nắng, tắm bùn, tắm điện)

Phái sinh 2: làm đồ vàng, bạc bóng bằng cách nhúng vào dung dịch nào đó (tắm vàng, tắm bạc).

 Trôi (drift) là từ đồng âm cùng gốc (2 dạng) trong đó nghĩa gốc thuộc MYNSN chỉ hoạt động di chuyển tự nhiên của vật theo dòng chảy. Từ đây có phái sinh:

Phái sinh 1: Di chuyển tự nhiên theo hướng nhất định (mây trôi, sông trôi)

Phái sinh 2: Chỉ (thời gian) qua đi mà con người không để ý (thời gian trôi, ngày lại

ngày trôi, ngày tháng dần trôi)

Ngoài ra “trôi nổi”, “trôi giạt” cũng là những định danh mang ý nghĩa khác MYNSN.

Các lĩnh vực mà MYNSN được phản chiếu không bao quát toàn bộ các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, chính trị, khoa học, tình cảm của đời sống xã hội người Việt nhưng có thể thấy rằng, đây là một MYN nguồn làm cơ sở của rất nhiều ý niệm được sử dụng quen thuộc trong chính đời sống ấy.

Một phần của tài liệu Miền ý niệm sông nước trong tri nhận người Việt (Trang 64 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)