Trường ý niệm 5: Phương tiện di chuyển và các bộ phận của phương tiện

Một phần của tài liệu Miền ý niệm sông nước trong tri nhận người Việt (Trang 61 - 62)

1. Định danh thuộc miền ý niệm sông nước trong từ vựng tiếng Việt

1.5. Trường ý niệm 5: Phương tiện di chuyển và các bộ phận của phương tiện

tiện

 Bè là từ đồng âm (2 dạng) với nghĩa bè1 (raft) thuộc MYNSN – một phương tiện đơn giản là kết nhiều thân cây lại để vận chuyển trên sông nước, tuy nhiên chúng tôi cũng thấy sự liên quan nghĩa của bè1 và bè2 (squat) – chỉ bề ngang quá khổ bởi sự tri nhận về hình dáng liên quan đến hình dáng của bè1. Từ nghĩa gốc bè1 nên có các nghĩa phái sinh định danh trong ngôn ngữ:

Phần nhạc dùng cho một hoặc nhiều nhạc khí cùng loại trong dàn nhạc, hay cho một hoặc nhiều giọng cùng loại trong hợp xướng: Bè (trong âm nhạc) – chuyển từ MYNSN sang MYN âm nhạc.

Nhóm người kết với nhau trong giao tế: bè bạn, kết bè, bè phái, bè cánh, bè đảng, bè lũ

chuyển di từ MYNSN sang MYN giao tế của con người.

 Cầu là từ đồng âm (4 dạng) trong đó cầu2 thuộc MYNSN chỉ công trình bắt qua sông hồ, chỗ trũng…để tiện đi lại. Từ đó tùy đặc tính có các phân loại: cầu ao – nơi giặt giũ, lấy nước; cầu tàu (quay) – cầu có thể xoay hướng cho tàu bè qua sông; cầu phao (pontoon bridge) – cầu làm bằng phao; Cầu khỉ (foot bridge), cầu noi – tấm ván bắc từ thuyền lên bờ hay cây bắc qua dòng nước để đi lại, cầu tiêu (water closet) – tức nhà xí, dù hiện nay về mặt vật biểu niệm cầu tiên không còn giữ nguyên trạng “sông nước” nhưng rõ ràng nguồn gốc định danh nó thuộc sông nước… Kết hợp cầu cống, cầu đường dùng chỉ chung cho lĩnh vực xây dựng cầu cống và đường xá.

Các lĩnh vực không thuộc MYNSN sử dụng từ cầu2 để định danh trong tiếng Việt: Cầu chì (fuse), Cầu hàng không (air bridge/air lift), cầu vượt (overpass), cầu trượt (children’s slide), cầu lăn, cầu máng, cầu phong (raising piece), cầu thang (staircase),cầu thang máy (lift/clivator), cầu thăng bằng, cầu treo (suspension), cầu trục, cầu vai (should strap), cầu vòng (rainbow).

 Chèo là từ đồng âm (2 dạng) trong đó chèo1 (oar)thuộc MYNSN với nghĩa gốc là dụng cụ bơi thuyền bằng tay, đồng âm cùng gốc nghĩa phái sinh là động tác chèo cho thuyền

chạy, từ đó có sự chuyển di MYNSN thể hiện qua chèo chống (buffet with difficulties) chỉ việc xoay xở với khó khăn trong cuộc sống, chèo kéo (invite with insistence) chỉ việc mời

mọc với sự khăng khăng cho được.

 Đò (ferry boat) là phương tiện di chuyển trên sông nước.

Các kết hợp vẫn thuộc MYNSN: đò giang nói khái quát các phương tiện sông nước, lái

đò (ferryman), bến đò (port), đò ngang (ferry boat), đò đưa (barcarolle) – lối hát, bài hát khi

đi đò…

Kết hợp chuyển di từ MYNSN: Xe đò (bus) – phương tiện di chuyển trên cạn.

 Tàu là từ đồng âm (4 dạng) trong đó tàu 2 (ship) được định nghĩa: Tên gọi chung các

phương tiện vận tải lớn và họat động máy móc phức tạp [38:892], nhưng theo chúng tôi, tàu2

(thủy) thuộc MYNSN và là phương tiện di chuyển – vận tải lớn đầu tiên người Việt biết đến (và kỳ thực, trên thế giới, tàu thủy cũng được phát minh sớm hơn là xe lửa), do đó sự định danh đầu tiên về những động cơ sẽ bắt nguồn từ tàu (thủy) và rõ ràng những định danh liên quan đến tàu thủy rõ ràng ưu thế và tỉ mỉ hơn những định danh cùng loại còn lại. Tùy vào

đặc tính có các phân loại các tàu trên di chuyển trên nước: tàu biển (ship), tàu cánh ngầm

(steamship), tàu chiến, tàu chở máy bay, tàu cuốc, tàu đổ bộ/tàu há mồm, tàu khu trục, tàu lặn, tàu ngầm, tàu tuần dương, tàu tuần tiễu, tàu sân bay (aircraft carrier), tàu bè/tàu thuyền – chỉ khái quát các phương tiện trên sông nước…

Các định danh không thuộc sông nước liên quan đến MYNSN: tàu bay/máy bay (airplane), tàu bò/xe tăng (tank), tàu chậm/tàu chợ (slow train), tàu nhanh/tàu tốc hành (express train),tàu suốt, tàu điện (train), tàu điện ngầm (metro), tàu hỏa (train), tàu vũ trụ (spacecralf), tàu vét (chuyến tàu cuối)…Một kết hợp khá thú vị ngoài việc chuyển đổi MYNSN sang MYN phương tiện di chuyển trên đường bộ, đường không là chuyển di trong “ đầu tàu” (lead), chỉ người đứng đầu chỉ huy, quán xuyến công việc trong một tổ chức nhất định.

Một phần của tài liệu Miền ý niệm sông nước trong tri nhận người Việt (Trang 61 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)