Miền đặc tính, trạng thái và vận động thuộc nước

Một phần của tài liệu Miền ý niệm sông nước trong tri nhận người Việt (Trang 79 - 82)

a. Miền các vật chứa nước với biểu trưng về sự to lớn

2.6. Miền đặc tính, trạng thái và vận động thuộc nước

Với tư cách là một khách thể, “nước” và các MYN liên quan đến nước bao giờ cũng được nhận thức dưới lăng kính chủ quan của con người với một phương thức nhất định. Ở đây, nước vận động như một cá thể sống, linh động như con người. Do vậy, khi chuyển sang ẩn dụ tri nhận đến con người, các đặc tính – vận động này cũng biểu trưng cho những lĩnh vực khu biệt trong đời sống tinh thần con người.

Đặc tính – vận động của nước biểu trưng cho con người từ cách cảm vạn vật đến tâm trạng đặc biệt chỉ có nơi con người với cảm xúc trừu tượng và không thể lý giải rõ ràng ở con người, như khi nói như “lòng mênh mông quá”, như Trịnh Công Sơn viết “Ôi mênh mông những chiều gió lên” (Tạ ơn) khiến chúng ta cảm nhiều – có ý niệm mà không thể gọi tên khái niệm. MYNSN nhiều khi đảm đương được những góc cạnh tinh tế ấy của con người.

Chẳng hạn nông – sâu vốn chỉ về vật chứa, nhưng dần dần, đó chính là tính hay cách ứng xử của con người: Nông như đĩa đèn, Đàn ông nông nổi giếng khơi/Đàn bà sâu sắc như cơi

đựng trầu. Người Việt vẫn thường dùng “nông – sâu” để nói: “Đầu óc còn nông quá. Cái

nhìn sâu quá!”. Tuy nhiên, chúng tôi cũng không khiên cưỡng cho “nông – sâu” thuộc MYNSN mà chỉ dẫn vào như một ví dụ làm phong phú về tri nhận một cách ẩn dụ của người Việt. Các cứ liệu sau đây đã đủ sức chứng tỏ từ diễn tả sông nước đi đến cảm quan về sự vật hiện tượng và cảm giác bản ngã của con người là điều có thật.

a. Vận động, trạng thái của nước là cảm quan về mức độ dữ dội/khắc nghiệt của sự vật, hiện tượng trong cuộc sống (bão, mưa, giông, sóng, sương, lũ, lụt, sấm, lai láng, tràn, ngập):

Góp gió thành bão, gió thảm mưa sầu, khóc như mưa, bão bể mưa rừng, bão táp phong ba, kẻ ăn rươi người chịu bão, mưa bom bão đạn, gieo gió gặp bão, ăn gió nằm mưa, dãi dầu mưa nắng, dạn dày gió mưa, gió bể mưa ngàn, gió táp mưa sa, ăn nắng nằm sương, da mồi tóc sương, dạn dày sương gió, gối đất nằm sương, tuýêt chở sương che, lụt thì lút cả làng …

(i) Sấm là thế lực quyền năng với con người:

Con ông sấm cháu bà sét, đánh trống qua cửa nhà sấm, vịt nghe sấm, sấm bẹn đông động bên tây…

Báo chí vẫn hay viết về thể thao “Đội bóng là cơn bão”, dân gian vẫn có những câu nói “Bà ấy nổi cơn giông bão/ giông tố rồi!” để chỉ sự giận dữ tột độ của con người.

(ii) Lai láng là mức độ nhiều, tràn đầy về tình cảm, chẳng hạn: “Tình yêu lai láng. Tình mẹ lai láng biển hồ đầy. ”

(iii) Trạng thái “ngập” của nước cũng là tình trạng không thể thêm được nữa: Ăn

ngập mặt ngập mũi, Ngập đầu ngập cổ, “Hạnh phúc ngập tim.”

(iv) Tràn là tình trạng bị dồn đến cùng: Mây kéo ngược, nước tràn bờ, “Giọt nước tràn

ly. Nói tràn lan”.

Ngoài ra, còn có thể nói đến những hiện tượng đặc biệt như bên cạnh việc chỉ mức độ

dữ dội của sự vật hiện tượng, “mưa” còn chỉ tính cách thất thường: khi nắng khi mưa,

sáng mưa trưa nắng, sáng mưa trưa tạnh, “Em như mưa Sài Gòn, giận đó rồi lại thôi.” Và,

“sóng” ngoài biểu hiện cho mức độ mạnh bạo khác thường – thử thách to lớn: Ăn nói sóng

gió/Ăn gió nói sóng, bể lặng sóng im, bể sâu sóng cả, thuyền to sóng lớn, đầu sóng ngọn gió, chiếc bách sóng đào, gió đập sóng vùi, qua đò khinh sóng, vén mây nhảy sóng… “sóng” còn

là biểu trưng của “cháu gái của Đại Dương” [5:826] đối với người phương Tây xưa – thần sóng Kagaya còn là kẻ rong chơi, suốt ngày lụa là, ca hát, nô giỡn. Sóng trở thành biểu tượng cho nguyên lý thụ động, kẻ thả mình “trôi nổi” mặc gió dập sóng vùi, không kiểm

soát và hoàn tòan quán tính. Với chính chủ cảm người Việt, “lăn tăn” là trạng thái không

ổn định, không thuần nhất trong cảm xúc, chẳng hạn: “Lòng lăn tăn gợn sóng. Cô ấy cứ lăn tăn, chả nhớ ra việc gì. Giờ mà chú lăn tăn chơi bời, khi nào mới thoát khổ.” Lềnh

bềnh/Lênh đênh/linh đinh là trạng thái không xác định của đời người: Ba chìm bảy nổi

chín lênh đênh, lênh đênh mười hai bến nước…Trong lời nói cũng dễ dàng bắt gặp:

“Nó bây giờ lềnh bềnh. Cuộc đời lênh đênh của cô ấy biết bao giờ khác được. Sao

đường tình lênh đênh thế không biết?”.

Từ dữ dội trong cảm giác của con người về sự vật hiện tượng bên ngoài, sự vận động của nước còn tác động đến cảm xúc con người, tượng trưng cho sự mãnh liệt – trạng thái dữ dội trong cảm quan bản ngã của con người:

“Lòng dậy sóng, và sóng cũng qua đi. Sóng trong lòng. Sóng mắt em làm đời tôi chìm nổi. Bão lòng. Trong lòng đang có bão.”, “…Sao có tiếng sóng ở trong lòng” (Thâm Tâm)...

b. Đặc tính vận động của nước là mức độ tình cảm, cảm xúc con người (i) Giọt là sự mỏng manh:“Giọt mưa. Giọt nắng. Giọt sầu”

Cạn là tình trạng dẫn đến biến chất trong đời sống lẫn nhân tính: Cạn tàu ráo máng, cạn

tình cạn nghĩa, non mòn biển cạn, sông cạn đá mòn, tát cạn bắt lấy, cạn tàu ráo máng,

“Nước mắt đã cạn. Cạn lời.”

(iii) Tăm là dấu hiệu còn lại của con người: Biệt tăm biệt tích, bóng chim tăm cá, chờ

tăm đợi cá…

(iv) Chảy là thiên hướng tự nhiên của vạn vật cũng là xu hướng trong tâm tưởng con người:

Hoa trôi nước chảy, ép quả thì nước chảy ra, một sông chảy hai dòng, nước chảy bèo trôi, nước chảy đá mòn, nước mắt chảy xuôi…

Chảy cũng là xu hướng trong tâm tưởng con người trong các cách nói: “Tình cảm thiêng liêng ấy vẫn chảy trong hồn tôi. Dòng sông chảy ngược vào tôi những hòai cổ. Nước mắt tuôn chảy những nỗi niềm riêng. Dòng suy nghĩ chảy lênh láng.”

(v) Đọng/ lắng là sự lắng kết trong tâm hồn con người:

“Tôi lắng lòng để không phải hối tiếc về bất cứ điều gì tiếp theo nữa. Anh ta chẳng đọng lại chút gì trong tôi. Bộ phim chả đọng lại điều chi. Còn đọng lại đây những kỉ niệm.” (vi) Đục – trong là tính chất/môi trường tiêu cực – tích cực:

Dò trong lắng đụng, dở đục dở trong, đục từ đầu sông đục xuống, sống đục sao bằng thác trong, trâu chậm xuống nước đục, đục nước béo cò, đánh cá nước đục, Tiếc thay cái giếng nước trong/Để cho bèo tấm bèo ong lạc vào,…

Từ cảm quan về môi trường sống, con người đi đến cảm nhận mang tính tinh thần, chẳng hạn:

“Đôi mắt ấy không còn trong nữa. Giọng khàn đục hay trong trẻo đều có khả năng tạo nên phong cách của ca sĩ.”

(vii) Bốc hơi là sự biến mất một cách bất ngờ của vật/ con người:

“Đột nhiên nó bốc hơi. Bức tranh ấy đã bốc hơi. Tên tội phạm đã bốc hơi sau khi gây án.”

Một phần của tài liệu Miền ý niệm sông nước trong tri nhận người Việt (Trang 79 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)