Nguyên nhân của bất bình đẳng giới trong lao động và việc là mở nơng thơn tỉnh Bình Phước

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Bình đẳng giới trong lao động và việc làm ở nông thôn tỉnh Bình Phước hiện nay doc (Trang 66 - 76)

Vai trị và vị thế của phụ nữ ngày nay trong gia đình và ngồi xã hội ngày càng được nâng lên rõ rệt so với trước đây, quyền bình đẳng giữa nam và nữ trong nhiều khía cạnh của cuộc sống đã cĩ nhiều tiến bộ. Ngày nay đa số phụ nữ khơng chỉ quanh quẩn với cơng việc gia đình mà cịn biết vươn ra bên ngồi để tìm kiếm việc làm đĩng gĩp kinh tế cho gia đình. Tuy nhiên, qua phân tích thực trạng các vấn đề giới trong lao động và việc làm ở nơng thơn tỉnh Bình Phước hiện nay, sự bất bình đẳng giới vẫn cịn tồn tại phổ biến. Điều này xuất phát từ những nguyên nhân sau:

Thứ nhất: Nền sản xuất nhỏ, lạc hậu cịn khá phổ biến trong sự phát triển kinh tế của tỉnh.

Yếu tố kinh tế cĩ vai trị quan trọng trong việc thực hiện bình đẳng giới nĩi chung và bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động và việc làm nĩi riêng. Bình Phước vẫn là một tỉnh nơng nghiệp, sản xuất nơng nghiệp ở nhiều nơi cịn phân tán, manh mún, mang yếu tố tự phát. Do hạn chế về vốn và trình độ kỹ thuật, ngành nơng nghiệp, nơng thơn Bình Phước chưa cĩ nhiều điều kiện tiếp thu thành tựu khoa học tiên tiến ứng dụng vào sản xuất. Chậm ứng dụng tiến bộ khoa học, cơng nghệ vào sản xuất, trình độ khoa học cơng nghệ phục vụ sản xuất nhiều mặt cịn lạc hậu, phần lớn lao động trong lĩnh vực nơng nghiệp nơng thơn Bình Phước là lao động thủ cơng, dựa vào kinh nghiệm truyền thống, phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, chính vì vậy năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh của nhiều sản phẩm nơng nghiệp cịn thấp, kém hiệu quả và thiếu bền vững, dẫn tới thu nhập thấp, ít tạo được việc làm mới, ảnh hưởng tới thu nhập của hơn 80% lực lượng lao động nơng thơn, gây ra tình trạng thiếu việc làm.

Thực tế đĩ địi hỏi Bình Phước phải đẩy mạnh ứng dụng khoa học cơng nghệ tiên tiến vào sản xuất nơng nghiệp, tăng năng suất lao động, tạo nhiều việc làm và việc làm ổn định cho lao động trong lĩnh vực nơng nghiệp nơng thơn, gĩp phần giải phĩng lao động nơng nghiệp, thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động nơng thơn theo hướng tiến bộ hiện đại. Tuy nhiên, trong quá trình chuyển dịch này phụ nữ nơng thơn phải đối diện với nhiều khĩ khăn hơn so với nam giới như trình độ chuyên mơn, kỹ thuật, trình độ quản lý cũng như kinh nghiệm bất cập trước yêu cầu cơng nghiệp hĩa nơng thơn. Mặt khác, người phụ nữ nơng thơn cịn phải đảm nhận chính các cơng

việc gia đình khi họ khơng cĩ sự hỗ trợ mạnh và đầy đủ các loại hình dịch vụ xã hội như phụ nữ đơ thị, điều này khiến cho phụ nữ nơng thơn chưa được giảm bớt vất vả nặng nhọc, chưa cĩ thời gian nhàn rỗi để học hỏi, thụ hưởng đời sống văn hĩa tinh thần, nâng cao trình độ văn hĩa, chuyên mơn, kỹ thuật, nâng cao hiểu biết, do vậy lao động nữ nơng thơn thường bị yếu thế hơn trong cạnh tranh với nam giới để tìm kiếm việc làm.

Thứ hai: Định kiến giới trong phân cơng lao động cịn tồn tại khá nặng nề.

Một là: ở ngồi xã hội

Tư tưởng trọng nam khinh nữ vốn đã tồn tại lâu đời trong xã hội Việt Nam và nĩ cịn dai dẳng cho đến tận ngày nay. Riêng ở nơng thơn, đây là tư tưởng cịn khá phổ biến, ăn sâu vào tiềm thức của người nam cũng như nữ, làm khuơn mẫu để phân biệt đối xử nam nữ trong cuộc sống, định kiến giới đã trở thành lực cản cho việc thực hiện bình đẳng giới ở nơng thơn Việt Nam hiện nay. Sự phân biệt đối xử giới cịn ảnh hưởng khá phổ biến trong xã hội với những biểu hiện phức tạp trên nhiều lĩnh vực từ trong gia đình cho đến ngồi xã hội trong mọi tầng lớp dân cư ở nước ta hiện nay. Ở nhiều vùng nơng thơn, nhiều phụ nữ vẫn chưa được quyền quyết định những cơng việc sản xuất, những cơng việc quan trọng của gia đình, quyền tiếp cận và kiểm sốt các nguồn lực, chẳng hạn như, trong gia đình nếu cĩ mua hoặc bán vật dụng gì lớn thì phần lớn vẫn do nam giới quyết định, phần lớn nam giới đứng tên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã hạn chế quyền quyết định vay vốn ngân hàng trong đầu tư sản xuất, kinh doanh của phụ nữ.

Tư tưởng đề cao nam giới, coi thường phụ nữ thể hiện rõ nét trong phân cơng lao động. Trước đây, trong xã hội phong kiến, nam giới làm việc ngồi xã hội, phụ nữ làm việc trong gia đình “nam ngoại, nữ nội”. Sự phân cơng lao động truyền thống đã giành phần lao động trí ĩc, lao động quản lý lãnh đạo chủ yếu cho nam, cịn phần lao động chân tay, mệt nhọc, vất vả thì chủ yếu giành cho phụ nữ. Sự phân cơng bất hợp lý này vẫn cịn tồn tại đến ngày nay. Nhận thức của xã hội nĩi chung, gia đình nĩi riêng chưa theo kịp những chuyển biến lớn lao trong đời sống kinh tế, tình trạng đa số phụ nữ là người chịu trách nhiệm chính trong cơng việc gia đình vẫn cịn tồn tại phổ biến, nhiều nam giới khơng muốn vợ tham gia hoạt động xã hội mà ở nhà lo cơm nước và muốn phụ nữ phải là người đảm đang, làm tốt cơng việc nội trợ, đây là một khĩ

khăn rất lớn đối với các chị phụ nữ tham gia cơng tác phong trào ở địa phương (chi hội trưởng, chi hội phĩ, tổ trưởng, tổ phĩ phụ nữ hoặc các cộng tác viên dân số). Nhiều chị phụ nữ chia sẻ, vì sự phát triển của phong trào phải thường vắng nhà (mặc dù vẫn phải lo cơng việc nội trợ), nhưng khi về đến nhà thường bị chồng cằn nhằn chê trách bỏ bê cơng việc gia đình.

Xã hội khơng đánh giá đúng cơng việc gia đình và vai trị to lớn của nĩ dẫn đến bất lợi cho phụ nữ, làm cho họ khơng hoặc ít cĩ cơ hội tham gia cơng việc xã hội, tham gia tìm kiếm việc làm cĩ thu nhập cao hoặc nếu tham gia cơng việc xã hội thì trên vai họ phải gánh vác hai loại cơng việc (cơng việc sản xuất và cơng việc gia đình). Sức ép về thời gian đối với người phụ nữ là rất lớn, kéo theo những hậu quả khác như khơng cĩ thời gian giành cho hoạt động tham gia cơng tác xã hội hay các hoạt động cộng đồng, giải trí, nghỉ ngơi. Hoặc vì khơng được xã hội, gia đình, nam giới ủng hộ dẫn đến phải làm việc cầm chừng. Trường hợp khơng hoặc ít tham gia cơng việc sản xuất, người phụ nữ khơng cĩ cơ hội tham gia vào các hoạt động kinh tế tạo thu nhập, cĩ nghĩa là mất đi cơ hội quan trọng để thực hiện bình đẳng giới trong lao động và việc làm.

Hai là, ở trong gia đình

Tư tưởng trọng nam khinh nữ cịn tồn tại ngay chính trong mỗi người nam và nữ. Đối với nam giới, người phụ nữ mà họ muốn chọn thường là người “mẹ hiền, vợ đảm”. Nam giới trong cả nước nĩi chung, tỉnh Bình Phước nĩi riêng vẫn coi cơng việc gia đình là cơng việc nhẹ nhàng, là “thiên chức” của phụ nữ. Trong gia đình, nam giới coi mình là trụ cột và cĩ quyền quyết định mọi vấn đề, phụ nữ theo họ cịn nhiều hạn chế.

Mặc khác, phụ nữ ở Bình Phước vẫn nghĩ rằng cơng việc gia đình là trách nhiệm của phụ nữ, đĩ là cơng việc khơng nặng nhọc, là “thiên chức mà mình phải thực hiện”, thậm chí một số phụ nữ sẵn sàng phê phán những phụ nữ khác khi họ chỉ biết chăm lo cơng việc xã hội nhiều hơn cơng việc gia đình; cũng cĩ phụ nữ khơng muốn nam giới, chồng mình tham gia các cơng việc nội trợ.

Khi phải lựa chọn con trai hay con gái đi học thì khơng ít bậc cha mẹ tỏ rõ thái độ và quyết định chọn con trai, vì sau này cịn nối dõi tơng đường. Do vậy, tỷ lệ em gái bỏ học nhiều hơn (thể hiện qua bảng thống kê 2.5), đây là nguyên nhân dẫn đến tình trạng

khi trưởng thành tỷ lệ nam giới cĩ trình độ, năng lực cao hơn nữ giới, khả năng cạnh tranh trên thị trường lao động của lao động nam thường cĩ ưu thế hơn lao động nữ.

Bảng 2.5: Tỷ lệ học sinh nam, nữ bỏ học Stt Cấp học Số HS đầu năm Số HS bỏ học Nam Nữ TS Nữ Tỷ lệ HS nữ bỏ học Tỷ lệ HS nam bỏ học 1 Tiểu học 89.751 42.483 519 228 0,54% 0,33% 2 THCS 59.071 29.505 1.882 907 3,08% 1,65% 3 THPT 27.577 11.980 1.111 483 4,02% 2,28% Tổng cộng 176.399 83.968 3.512 1.618

Nguồn: Sở GD-ĐT, báo cáo tổng kết năm học 2008-2009.

Do ảnh hưởng tư tưởng trọng nam khinh nữ, nhiều phụ nữ cảm thấy tự ti, an phận, cam chịu và thụ động. Khả năng suy nghĩ độc lập, sáng tạo của họ bị kìm chế, là lực cản kìm hãm sự phát triển. Tư tưởng đàn bà chỉ nên làm việc nhà, đàn ơng đi kiếm tiền đã tạo thành nếp nghĩ và tạo nên những định kiến giới trong phân cơng lao động khiến cho phụ nữ ít cĩ cơ hội tìm việc làm cĩ thu nhập cao, thậm chí nghi ngờ khả năng hoạt động xã hội của mình.

Định kiến giới ở nơng thơn tồn tại nặng nề và phổ biến hơn ở thành thị, vì ở nơng thơn trình độ học vấn, nhận thức về mọi mặt đời sống của cả nam và nữ đều thấp hơn, điều kiện tiếp xúc thơng tin, mơi trường giao lưu khơng năng động so với thành thị, các cơ sở y tế, các điều kiện chăm sĩc sức khỏe, các dịch vụ hỗ trợ…đều hạn chế hơn, do vậy, phụ nữ nơng thơn trong tỉnh phải chịu nhiều thiệt thịi trong giáo dục, y tế, thụ hưởng các giá trị văn hĩa…Đây là vấn đề gặp nhiều bất cập giữa yêu cầu ngày càng cao về chất lượng nguồn nhân lực trong điều kiện nền kinh tế ngày càng phát triển như hiện nay.

Thứ ba: Trình độ học vấn, chuyên mơn, nghiệp vụ của lao động nữ vùng nơng thơn của tỉnh cịn thấp hơn so với lao động nam.

Người phụ nữ vừa là người vợ, người mẹ, người thầy, ảnh hưởng của họ rất lớn khơng chỉ đối với việc xây dựng và giữ gìn hạnh phúc gia đình mà cịn cĩ vai trị quan trọng trong việc phát triển nguồn lực con người trong tương lai của đất nước. Một khi người phụ nữ được giáo dục, đào tạo đầy đủ, trình độ mọi mặt được nâng lên, họ sẽ nhận thức và thực hiện tốt kế hoạch hĩa gia đình, cĩ kiến thức và biết nuơi dạy con tốt, biết làm vợ đảm, biết giữ gìn hạnh phúc gia đình và họ sẽ là người cĩ khả năng cạnh tranh bình đẳng với nam giới trong tìm kiếm việc làm trên thị trường lao động. Tuy nhiên, định kiến giới đã cản trở việc học hành của phụ nữ và trẻ em, cản trở họ trong việc cạnh tranh về việc làm và lao động, trong xây dựng gia đình hạnh phúc.

Giáo dục và đào tạo luơn giữ vai trị quyết định và là nhiệm vụ hàng đầu để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ cơng nghiệp hĩa, hiện đại hĩa. Trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực, Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định: “Giáo dục đào tạo là

quốc sách hàng đầu” và luơn tạo ra những cơ hội, điều kiện để phụ nữ được bình đẳng

với nam giới trong lĩnh vực giáo dục. Song trên thực tế, phụ nữ và trẻ em gái cịn chịu thiệt thịi nhiều hơn nam giới, nhất là ở vùng nơng thơn.

Trình độ học vấn, tay nghề của cư dân nơng thơn tỉnh Bình Phước nĩi chung cịn thấp, lao động nơng thơn qua đào tạo nghề năm 2008 mới chỉ đạt 25%, tỷ lệ mù chữ cịn khá cao. Năm 2008 mù chữ trong độ tuổi từ 15-35 là 11.612 (trong đĩ nam 5421 người, chiếm 46,7%; phụ nữ 6.191, chiếm 53,3%), đây cũng là lý do phụ nữ tiếp tục làm các cơng việc giản đơn, năng suất và thu nhập thấp.

Bình Phước là một trong những tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía nam, cĩ tiềm năng phát triển, nhưng cho đến nay vẫn cịn là tỉnh nghèo, đời sống nhân dân cịn nhiều khĩ khăn. Hàng năm, dân cư từ các tỉnh khác đến Bình Phước lập nghiệp, làm ăn sinh sống đều tăng qua, tuy nhiên, phần đơng trong số họ khi tới lập nghiệp ở Bình Phước đều là hộ nghèo, đời sống khĩ khăn, trình độ học vấn thấp, do vậy các bậc cha mẹ chủ yếu tập trung lo cho cái ăn, cái mặc cho con cái, cịn việc học hành của con cịn ít quan tâm đầu tư.

Quan niệm của một số bậc cha mẹ về trình độ học vấn cần cĩ ở con trai và con gái vẫn cịn thể rõ nét. Nhiều bậc cha mẹ ở nơng thơn đặt hy vọng vào con trai nhiều hơn,

kết quả phỏng vấn “Tơi cĩ 3 con gái, 2 con trai, con gái chúng tơi chỉ cho học hết cấp 2

rồi ở nhà phụ việc gia đình hoặc đi buơn bán; cịn con trai, tơi và vợ quyết định cho học cao hơn, vì chúng tơi thấy mấy đứa con gái gần nhà cũng chỉ học đến vậy, vì chúng khơng thể học tiếp và nếu cĩ học tiếp thì cũng khơng thi đậu đại học, hoặc cĩ đậu thì khi ra trường khĩ xin việc; cịn con trai cĩ khả năng học đến đâu thì cho học đến đĩ, vì chúng năng động hơn, dễ xin việc hơn” (nam, 44 tuổi, xã Minh Hưng, huyện Bù Đăng).

Vì cịn nhiều suy nghĩ tương tự như vậy, nên số học sinh nam ở Bình Phước được đầu tư cho học vấn nhiều hơn nữ.

Trình độ học vấn đối với cả nam và nữ đều ảnh hưởng đến vấn đề bình đẳng giới. Tuy nhiên phụ nữ học vấn thấp ảnh hưởng nặng nề hơn đối với việc thực hiện bình đẳng giới trong gia đình cũng như ngồi xã hội. Khi nam giới cĩ học vấn thấp, họ ít thấy trách nhiệm chia sẻ cơng việc gia đình với vợ, để vợ cĩ thời gian học tập, giải trí nâng cao trình độ, cĩ thời gian tham gia cơng tác xã hội… qua đĩ nâng cao hiểu biết cho bản thân, cĩ lợi cho cả gia đình và từ việc làm đĩ làm tăng thêm hạnh phúc gia đình. Nhưng khi phụ nữ cĩ học vấn thấp sẽ thiếu kiến thức nuơi dạy con cái, thiếu hiểu biết về các mặt của đời sống, dễ bị động trước các tình huống xảy ra trong cuộc sống và ứng xử thiếu khơn khéo trong các mối quan hệ, khả năng tự bảo vệ kém hơn những phụ nữ cĩ trình độ học vấn cao. Trình độ học vấn thấp đã ảnh hưởng lớn đến cơ cấu nghề nghiệp của phụ nữ nơng thơn trong tỉnh. Những phụ nữ cĩ trình độ thấp thường an phận với cuộc sống, họ chỉ biết mưu toan cho hạnh phúc gia đình, vì gánh nặng gia đình phải kiếm sống, hơn nữa trình độ thấp họ thường trở nên lạc hậu với thực tế, nhận thức xã hội bị hạn chế, gặp nhiều khĩ khăn trong cạnh tranh với nam giới trong tìm kiếm việc làm.

Thứ tư: Vấn đề chăm sĩc sức khỏe, thực hiện kế hoạch hĩa gia đình đối với lao động nữ, đặc biệt là nữ nơng thơn, nữ vùng dân tộc thiểu số trong tỉnh cịn chưa thực sự đầy đủ.

Phụ nữ - sức khỏe và kế hoạch hĩa gia đình cĩ mối quan hệ chặt chẽ với nhau, vừa là nguyên nhân, vừa là kết quả. Để cĩ những thế hệ người lao động đầy đủ về thể lực và trí lực thì việc giải quyết tốt mối quan hệ này được xem là một địi hỏi thiết thực. Bình Phước là tỉnh cĩ tiềm năng về kinh tế nhưng nguồn nhân lực cịn yếu. Bên cạnh việc đầu

tư cho giáo dục, đào tạo, dạy nghề, trình độ khoa học kỹ thuật, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần thì vấn đề sức khỏe, nhất là sức khỏe lao động nữ cần được quan tâm. Tình trạng sức khỏe của phụ nữ vẫn cịn nhiều điều đáng lo ngại.

Sức khỏe - kế hoạch hĩa gia đình cĩ ảnh hưởng lớn đến cuộc sống và cơng việc

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Bình đẳng giới trong lao động và việc làm ở nông thôn tỉnh Bình Phước hiện nay doc (Trang 66 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)