Điều kiện văn hĩa xã hộ

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Bình đẳng giới trong lao động và việc làm ở nông thôn tỉnh Bình Phước hiện nay doc (Trang 48 - 50)

Thuở xa xưa trên vùng đất Bình Phước đã cĩ con người sinh sống và chủ nhân của vùng đất này thuộc các dân tộc thiểu số S’tiêng, Châu Ro, M’nơng, Tà mun… Sang đầu thế kỷ XVII, vùng đất này dần dần thu nạp những cư dân Khơme đã lập làng ở vùng Nha Bích, người Kinh từ các tỉnh phía Bắc vào. Bình Phước hiện nay cĩ đủ cư dân của 64 tỉnh thành trong cả nước đến làm ăn sinh sống, đã tạo dựng cho Bình Phước một vườn hoa văn hĩa muơn màu muơn sắc. Trong đĩ dân tộc kinh chiếm số đơng (80%), tiếp đến là người Stiêng (9,17%), Mnơng (1,05%), Tày (2,37&), Khơ me (1,78%) và nhiều dân tộc khác như: Tà mun, K’ho, Mạ, Tày, Nùng, Dao, Mường, Chăm, Hoa… Dân tộc thiểu số và đa số sống đan xen với nhau trên tất cả các huyện, thị của tỉnh. Song cĩ

một số dân tộc tập trung chủ yếu ở một số huyện như: người S'tiêng sống tập trung ở Phước Long, Bình Long, Bù Đăng (tập trung ở Sĩc BomBo), Lộc Ninh; người Nùng tập trung ở Đồng Phú, Bù Đăng và người Khơme ở Lộc Ninh…

Ở Bình Phước do đa phần dân cư từ các nơi đến làm ăn sinh sống, nên thiết chế tổ chức làng xã khơng chặt chẽ như ở miền Bắc, miền Trung. Dân làng thường ít bị ràng buộc bởi lệ làng đối với người khơng phải dân tộc bản địa (chiếm đa số). Điều đĩ làm cho hoạt động giao tiếp của cá nhân với cộng đồng cởi mở hơn, tạo điều kiện cho họ hướng ra bên ngồi, mang lại cho họ tri thức mới của văn hĩa các dân tộc bản địa sống trong tỉnh.

Cư dân Bình Phước đa phần từ các tỉnh khác đến, do vậy, ảnh hưởng đến trình độ học vấn, tay nghề của người dân, theo thống kê, trình độ học vấn, lao động qua đào tạo thấp (25%), số người mù chữ cịn cao (1612). Trình độ học vấn, chuyên mơn cũng ảnh hưởng lớn đến cơ cấu nghề nghiệp của lao động nơng thơn trong tỉnh, ảnh hưởng nhiều hơn đối với lao động nữ, gây cản trở cho việc thực hiện bình đẳng giới trong lao động và việc làm.

Ngồi những đặc điểm chung của cư dân Đơng Nam bộ, Bình Phước cĩ đặc thù riêng, nơi cĩ đơng đồng bào dân tộc Stiêng sinh sống (đơng nhất của cả nước). Người Stiêng sống chủ yếu ở vùng sâu, vùng xa, vùng hẻo lánh, kết cấu hạ tầng thấp kém, canh tác sản xuất chủ yếu trên nương rẫy, kinh tế thuần nơng, sống dựa vào điều kiện tự nhiên là chính, họ rất thạo việc săn bắt, làm rẫy, bắt cá, hái rau. Trước đây, người Stiêng sống du canh, du cư. Ngày nay, do chính sách định canh, định cư của Đảng, Nhà nước nên họ đã sống theo phương thức định canh, định cư, mơ hình làm kinh tế ruộng nước kết hợp kinh tế vườn được xem là chiến lược lâu dài. Ngồi làm rẫy, người Stiêng rất chú ý đến chăn nuơi, họ nuơi heo, gà, vịt, chĩ… cịn nuơi trâu chỉ để dành hiến tế trong các dịp lễ, tết lúa mới cĩ thịt trâu để ăn. Bên cạnh việc bổ sung thực phẩm hái lượm măng rừng, đọt mây, nấm… do phụ nữ kiếm về, vào những khi mùa khơ họ lại tranh thủ ra suối xúc cá để cải thiện bữa ăn. Đời sống sản xuất khĩ khăn, nên đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào cịn rất nhiều khĩ khăn.

Về nhà ở, Người Stiêng thường làm nhà nền đất, mái tranh, vách bằng tre nứa, một số sống bằng nhà sàn, cĩ khi nuơi cả heo, gà ngay dưới sàn nhà, gây ổ nhiểm mơi trường, mất vệ sinh, do vậy, phụ nữ dân tộc thiểu số thường hay mắc các bệnh phụ khoa.

Hơn nhân gia đình ở người S'tiêng là hôn nhân theo chế độ phụ hệ và mẫu hệ. Người Stiêng ở Bình Phước gồm hai nhánh: Stiêng Bù Lơ và Stiêng Bù Đek, ở gia đình Stiêng Bù Lơ là gia đình phụ hệ do người đàn ơng nắm quyền quản lý, người phụ nữ chỉ là nhân tố phụ chịu trách nhiệm việc dạy dỗ con cái. Người Stiêng Bù Đek là gia đình mẫu hệ, người phụ nữ trong gia đình giữ vai trị quan trọng, chịu trách nhiệm chính việc quản lý về dịng họ, sinh hoạt gia đình. Dù là người Stiêng thuộc nhánh nào thì cả đàn ơng và phụ nữ đều cùng nhau chia sẻ cơng việc gia đình, cùng nhau lao động sản xuất trang trải cho cuộc sống gia đình. Tuy nhiên, cịn tồn tại một thực trạng phụ nữ dân tộc thiểu số trong tỉnh (chủ yếu người Stiêng) chưa quan tâm nhiều đến vấn đề sức khỏe sinh sản, do vậy, ảnh hướng lớn đến sức lao động của phụ nữ. Nhìn chung, vấn đề giới trong lao động và việc làm bình đẳng hơn người kinh.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Bình đẳng giới trong lao động và việc làm ở nông thôn tỉnh Bình Phước hiện nay doc (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)