Thực hiện bình đẳng giới trong lao động và việc là mở nơng thơn tỉnh gắn liền với chiến lược phát triển việc làm, phát triển dân số, phát triển nguồn nhân lực và

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Bình đẳng giới trong lao động và việc làm ở nông thôn tỉnh Bình Phước hiện nay doc (Trang 82 - 84)

liền với chiến lược phát triển việc làm, phát triển dân số, phát triển nguồn nhân lực và sử dụng cĩ hiệu quả nguồn nhân lực của tỉnh

Với quan điểm “Con người là trung tâm của sự phát triển” vì vậy, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở khu vực nơng thơn nĩi chung, của lao động nữ nơng thơn nĩi riêng là sự cần thiết khách quan để phát triển kinh tế xã hội ở khu vực nơng thơn của tỉnh. Hiện tại, chất lượng lao động nữ nơng thơn của tỉnh cịn thấp hơn so với lao động nam. Phần lớn phụ nữ lao động giản đơn, trình độ văn hĩa thấp, ít được đào tạo nghề, ít cĩ cơ hội tiếp xúc với khoa học kỹ thuật và cơng nghệ mới. Nếu tình trạng này cịn kéo dài trên quy mơ lớn sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng của hơn

một phần hai nguồn nhân lực của tỉnh. Do vậy, để sử dụng cĩ hiệu quả nguồn nhân lực hiện cĩ, nâng cao chất lượng lao động nữ nơng thơn trong tỉnh, từng bước tiến tới bình đẳng giới trong lao động và việc làm, Đảng bộ và chính quyền các cấp trong tỉnh cần thiết phải:

- Cĩ chính sách và chương trình phát triển giáo dục đối với phụ nữ nơng thơn như: Đầu tư phát triển giáo dục, nâng cao trình độ học vấn, kiến thức xã hội, kiến thức khoa học kỹ thuật và cơng nghệ mới trong sản xuất nơng nghiệp, kiến thức về quản lý kinh tế, kinh doanh trong nơng nghiệp, những kinh nghiệm và kỹ năng làm ăn, phổ biến những thơng tin kinh tế thơng qua các hình thức, phương pháp tổ chức sinh động, phù hợp với từng nhĩm đối tượng sẽ giúp cho phụ nữ nơng thơn tiếp cận với tri thức hiện đại của nền sản xuất nơng nghiệp tiên tiến.

- Cĩ chương trình dạy nghề và đầu tư phát triển các hình thức, các cơ sở dạy nghề ở nơng thơn cho phù hợp với điều kiện và hồn cảnh ở từng nơi từng lúc, phù hợp với điều kiện, hồn cảnh của lao động nữ giúp họ cĩ điều kiện học tập, nâng cao tay nghề. Do đặc thù của phụ nữ nơng thơn Bình Phước, nhất là nữ vùng dân tộc, vùng sâu, vùng xa điều kiện kinh tế khĩ khăn nên rất ít quan tâm đếm sức khỏe của chính bản thân mình, do vậy tỉnh cần cĩ chương trình chăm lo cho sức khỏe cho người dân nơng thơn nĩi chung và lao động nữ nơng thơn nĩi riêng như chương trình khám chữa bệnh, nước sạch, vệ sinh mơi trường.

- Đồng thời, thực hiện chương trình gắn kết giữa chiến lược phát triển việc làm với chiến lược phát triển dân số, như: đẩy mạnh hơn nữa chương trình dân số; đẩy mạnh tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện kế hoạch hĩa gia đình; tăng cường cơng tác chỉ đạo, lãnh đạo chương trình dân số - kế hoạch hĩa gia đình; huy động mạnh mẽ các ngành chức năng tham gia, tích cực vận động nhân dân thực hiện tốt chương trình dân số - kế hoạch hĩa gia đình, coi mục tiêu dân số là một trong những mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội; triển khai tốt chiến lược dân số đến năm 2010 của tỉnh, định hướng những năm tiếp theo giảm tỉ lệ sinh. Phấn đấu đạt mức sinh thay thế chậm nhất là năm 2015; Kết hợp các chính sách xã hội với chương trình dân số - kế hoạch hĩa gia đình như: Xĩa đĩi giảm nghèo, giải quyết việc làm.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Bình đẳng giới trong lao động và việc làm ở nông thôn tỉnh Bình Phước hiện nay doc (Trang 82 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)