Tiến trình đẩy mạnh cơng nghiệp hĩa, hiện đại hĩa nơng nghiệp, nơng thơn của tỉnh trong những năm qua

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Bình đẳng giới trong lao động và việc làm ở nông thôn tỉnh Bình Phước hiện nay doc (Trang 50 - 52)

thơn của tỉnh trong những năm qua

Đẩy mạnh cơng nghiệp hĩa, hiện đại hĩa nơng nghiệp, nơng thơn là giải pháp cơ bản để chuyển nền kinh tế nơng nghiệp lạc hậu thành nền kinh tế cĩ cơ cấu cơng - nơng - dịch vụ tiên tiến và hướng đến cơ cấu phát triển của nền sản xuất hiện đại dịch vụ - cơng - nơng. Phát triển nơng nghiệp, nơng thơn cịn là giải pháp quan trọng để giải quyết các vấn đề kinh tế, xã hội ở nơng thơn, đặc biệt là vấn đề việc làm.

Sau khi tách tỉnh năm 1997, Bình Phước là một trong những tỉnh nghèo của cả nước, đời sống nhân dân các dân tộc trong tỉnh gặp rất nhiều khĩ khăn, đồng bào dân tộc thiểu số chiếm khoảng 20% với trình độ dân trí thấp, tỷ lệ hộ nghèo cịn cao. Sau hơn 10 năm thực hiện cơng nghiệp hĩa, hiện đại hĩa nơng nghiệp nơng thơn sản xuất nơng nghiệp Bình Phước phát triển tương đối ổn định, kinh tế nơng thơn gắn với cơng nghiệp chế biến nơng sản, dịch vụ tạo việc làm tại chỗ, từng bước xây dựng mơ hình nơng thơn mới cĩ kinh tế phát triển, văn hĩa xã hội lành mạnh. “Diện tích gieo trồng tăng nhanh, đến năm 2007 tổng diện tích gieo trồng là 308.059ha, bình quân mỗi năm tăng 4,22%, sản lượng lương thực cĩ hạt năm

2007 đạt 63.951 tấn, bình quân tăng mỗi năm 7,19%, đạt bình quân 67kg/người (năm 2000) tăng lên 79kg/người (năm 2007)” [43, tr.7].

Tuy đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ, nhưng vì tỉnh cĩ xuất phát điểm thấp hơn so với các tỉnh, thành trong khu vực, trong cơ cấu kinh tế của tỉnh, nơng nghiệp vẫn chiếm số lượng lớn, trong khi cơng nghiệp và dịch vụ phát triển chưa cao, thu nhập của người dân vùng nơng thơn cịn thấp, vốn tích luỹ để tái đầu tư khơng nhiều, vấn đề tái đầu tư chủ yếu tập trung ở khu vực kinh tế trang trại. Thực tế cho thấy, sự phát triển của kinh tế cịn nặng về phát triển trong lĩnh vực nơng nghiệp, trong đĩ sự phát triển của kinh tế trang trại đã thu hút, giải quyết việc làm cho nhiều lao động ở Bình Phước, song chủ yếu lao động được giải quyết việc làm vẫn nghiêng về phía lao động nam. So với lao động nam số lao động nữ được giải quyết việc làm đạt tỷ lệ chưa tương xứng.

Những năm gần đây, quá trình đơ thị hố nơng thơn, việc quy hoạch các khu cơng nghiệp trên địa bàn tỉnh cũng tác động và ảnh hưởng đến nơng nghiệp, diện tích đất sản xuất, trồng trọt bị thu hẹp, người dân chưa chuẩn bị tốt tâm lý, tư thế để sống chung với tốc độ đơ thị hố, tình trạng thất nghiệp trong nơng thơn tăng lên. Phần lớn lao động ở nơng thơn đang dịch chuyển ra khỏi khu vực sản xuất nơng nghiệp, chủ yếu tham gia ở những khu vực khơng chính thức, khơng ổn định, lao động thủ cơng. Một trong những nguyên nhân là do người lao động cĩ trình độ dân trí thấp và cơng tác đào tạo nghề của tỉnh cịn bất cập, người dân thiếu tích cực, chưa chủ động trong việc học nghề. Năm 2008 số lao động được đào tạo mới đạt 25%.

Cơng cuộc phát triển nơng thơn Việt Nam nĩi chung và tỉnh Bình Phước nĩi riêng diễn ra trong xu hướng cơng nghiệp hố, đơ thị hố và tồn cầu hố, trong khi đĩ lao động cĩ tay nghề ở khu vực nơng nghiệp của tỉnh rất thiếu và yếu, lực lao động nữ cĩ trình độ tay nghề yếu hơn.

Hai năm qua vận dụng quan điểm chỉ đạo của Nghị quyết Trung ương 7 (khố X), tỉnh đã và đang đẩy mạnh thực hiện 5 giải pháp phát triển nơng nghiệp, nơng thơn trong những năm tiếp theo, từng bước cơng nghiệp hĩa, hiện đại hĩa nơng nghiệp nơng thơn. Trong đĩ, giải pháp thứ 5 nhấn mạnh:

Trong quá trình phát triển nơng nghiệp, nơng thơn, cần phát triển văn hố xã hội, giải quyết đồng bộ các vấn đề của nơng thơn như: các thiết chế văn hố, tăng cường giáo dục, nâng cao dân trí, chăm sĩc sức khoẻ nhân dân, đẩy mạnh cơng tác xố đĩi giảm nghèo. Đối với người dân bị thu hồi đất để phục vụ phát triển đơ thị nơng thơn, cần cĩ chính sách đảm bảo cho họ cĩ cuộc sống ổn định và cao hơn so với trước khi thu hồi đất, nhất là tạo điều kiện cho người dân cĩ nghề mới, ổn định thu nhập [39, tr.4].

Theo đĩ, nhằm đảm bảo an sinh xã hội vùng nơng thơn, cần triển khai hiệu quả hơn chương trình 135 giai đoạn 2; quan tâm đến vấn đề bảo hiểm nơng nghiệp đối với cây trồng, vật nuơi, xây dựng quỹ rủi ro thiên tai, bảo hiểm mất mùa cho nơng dân. Thực hiện quyền bình đẳng giới nĩi chung, bình đẳng giới trong lao động và việc làm ở nơng thơn, nâng cao vai trị, vị trí của người phụ nữ trong gia đình và xã hội ở khu vực này.

Đảng bộ và chính quyền tỉnh đang nỗ lực trong việc thực hiện chiến lược bình đẳng giới trong nơng nghiệp và phát triển nơng thơn, đã đưa việc lồng ghép giới vào lĩnh vực nơng nghiệp nơng thơn để thực hiện nhằm đạt được bình đẳng giới trên các lĩnh vực nĩi chung và bình đẳng giới trong lao động và việc làm nĩi riêng, gĩp phần nâng cao vị thế của phụ nữ nơng thơn, nhằm tạo ra chất lượng và hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực nữ cao hơn, gĩp phần thực hiện thành cơng mục tiêu đã đề ra trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội trong nơng nghiệp và phát triển nơng thơn giai đoạn 2005-2010 của tỉnh. Tuy nhiên, bất bình đẳng giới trong lao động, việc làm ở nơng thơn Bình Phước là một vấn đề lớn nổi cộm trong phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.

2.2. THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN CỦA BẤT BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM Ở NƠNG THƠN TỈNH BÌNH PHƯỚC HIỆN

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Bình đẳng giới trong lao động và việc làm ở nông thôn tỉnh Bình Phước hiện nay doc (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)