Tăng cường kiểm tra,đánh giá chuyên môn giáo viên

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lí hoạt động dạy học của hiệu trưởng các trường Tiểu học huyện Tam Đảo – Vĩnh Phúc (Trang 89 - 93)

T Nội dung biện pháp

3.2.5. Tăng cường kiểm tra,đánh giá chuyên môn giáo viên

3.2.5.1. Mục tiêu

- Giúp hiệu trưởng nắm bắt cụ thể tình hình thực hiện kế hoạch giáo dục của mỗi giáo viên và so sánh kết quả đạt được với yêu cầu đề ra.

- Phát hiện những ưu điểm, nhược điểm trong công tác chỉ đạo chuyên môn của người hiệu trưởng có cách nhìn đúng đắn về chất lượng đội ngũ giáo viên trong trường từ đó có kế hoạch và chủ động bồi dưỡng cho giáo viên, kịp thời tuyên dương, khen thưởng những giáo viên dạy tốt, uốn nắn giáo viên có sự lệch lạc trong chuyên môn, có biện pháp tháo gỡ những tồn tại trong quản lý hoạt động dạy học.

- Bồi dưỡng những kinh nghiệm hay về chuyên môn và nghiệp vụ cho giáo viên.

- Kiểm tra đánh giá xem xét hoạt động giảng dạy của giáo viên từ đó giúp người hiệu trưởng đánh giá một cách chính xác về chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên trong trường.

3.2.5.2. Nội dung và cách thực hiện

Kiểm tra là một chức năng cơ bản có vai trò quan trọng trong quá trình quản lý trường học nói chung và đặc biệt là trong quá trình dạy học. Có thể nói không kiểm tra thì coi như không có quản lý, và như vậy kiểm tra hoạt động dạy học của giáo viên được coi là một biện pháp quan trọng trong quản lý dạy học của hiệu trưởng ở trường tiểu học.

Kiểm tra làm cho việc nắm bắt tình hình công việc kịp thời, thấy được những ưu điểm, nhược điểm trong việc thực hiện qua đó uốn nắn, dôn đốc đẩy mạnh việc thực hiện kế hoạch, đồng thời bồi dưỡng cán bộ giáo viên. Việc thực hiện tốt công tác kiểm tra hoạt động dạy học của giáo viên có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên. Muốn tiến hành tốt việc kiểm tra, hiệu trưởng tiểu học phải đảm bảo một số yêu cầu đó là:

- Xác định rõ mục đích yêu cầu của từng đợt kiểm tra dựa trên yêu cầu nhiệm vụ cụ thể kế hoạch của nhà trường, của năm học khi xác định mục tiêu yêu cầu kiểm tra phải luôn chú ý tới các phương hướng chủ yếu, các mục tiêu chủ yếu mà nhà trường có nhiệm vụ giải quyết.

- Hiệu trưởng phải có kế hoạch cụ thể trên cơ sở kế hoạch kiểm tra cả năm, học kỳ đi sâu vào kế hoạch từng đợt kiểm tra xác định rõ mục đích, yêu cầu, nội dung, hình thức, phương pháp kiểm tra.

Mỗi đợt kiểm tra cần đảm bảo nguyên tắc quản lý nhà nước của người hiệu trưởng đối với giáo viên.

- Làm tốt công tác tuyên truyền giúp cho giáo viên thông suốt việc kiểm tra chuyên môn là việc làm thường xuyên; phát động được tình thần tự nguyện tự giác, trung thực của họ để họ sẵn sàng hợp tác toàn diện trong các đợt kiểm tra.

- Công bố kế hoạch kiểm tra cho toàn thể giáo viên nắm được, cùng theo dõi để thực hiện.

- Ngoài xây dựng kế hoạch kiểm tra định kỳ, còn tiến hành kiểm tra đột xuất theo yêu cầu, tình hình cụ thể.

- Về nội dung kiểm tra giáo viên (từng mặt và toàn diện) cần đi vào những điểm cụ thể. Để tiến hành kiểm tra thuận lợi, trong kế hoạch kiểm tra phải xây dựng mẫu biểu chi tiết chuẩn mực.

+ Kiểm tra nhận thức về đường lối, quan điểm của Đảng; nhận thức về nội dung chương trình, nhiệm vụ năm học, nhiệm vụ của giáo viên tiểu học…Nhận thức này thể hiện trình độ hiểu biết của giáo viên về công việc mình làm có thể kiểm tra thông qua toạ đàm, phỏng vấn nhát là qua công việc làm hàng ngày của giáo viên.

+ Kiểm tra trình độ nghiệp vụ – tay nghề của giáo viên qua việc: * Dự giờ đánh giá hai tiết dạy của giáo viên để đánh giá xếp loại theo tiêu chuẩn của Bộ giáo dục.

* Kiểm tra lý thuyết, xây dựng một giờ giảng theo phương pháp mới, cải tiến phương pháp giảng dạy hoặc thiết kế một bài mẫu.

Qua đó đánh giá kiến thức, kỹ năng phối hợp các phương pháp giảng dạy qua giờ giảng và sự tự rèn luyện về tay nghề của giáo viên.

+ Kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn của giáo viên qua: *Lập kế hoạch cá nhân, soạn giáo án trước khi kên lớp một tuần, sử dụng đồ dùng dạy học và tự làm đồ dùng dạy học.

* Thực hiện chương trình kế hoạch giảng dạy trên sổ điểm, việc kiểm tra thực tế giảng dạy trên lớp cùng với kế hoạch bộ môn của mỗi cá nhân.

* Việc tự bồi dưỡng, nâng cao phẩm chất đạo đức và chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên tiểu học.

+ Kiểm tra chất lượng giảng dạy:

* Qua kết quả học tập của học sinh sau mỗi đợt thi học kỳ (thi chung) và kết quả cả học kỳ, cả năm học cùng với kết quả thi học sinh giỏi trường, học sinh giỏi huyện và học sinh giỏi tỉnh.

- Về phương pháp kiểm tra có thể là: phỏng vấn, toạ đàm, nghe báo cáo phản ánh của đối tượng được kiểm tra và của các thành phần có liên quan. Trực tiếp xem xét công việc của giáo viên. Nếu hiệu trưởng không trực tiếp dự giờ thì phải tổ chức kiểm tra theo phương pháp trắc nghiệm ở học sinh lớp mà giáo viên đó được phụ trách bằng cách hỏi một số kỹ năng, bài tập ngắn xem khả năng hiểu bài của học sinh; đồng thời kiểm tra xem giáo viên thực hiện nội dung, chương trình như thế nào.

Khi kiểm tra phải có sự đánh giá, so sánh phân tích giờ dạy sau so với giờ dạy trước, kết quả học tập cuối năm so với kết quả ban đầu, kết quả năm sau với kết quả năm trước để đánh giá sự cố gắng vươn lên của mỗi giáo viên trong quá trình tu dưỡng, trau dồi nghiệp vụ. Bao giờ cũng phải đánh giá theo chiều hướng đi lên, trân trọng sự cố gắng nỗ lực của giáo viên. Kiểm tra phải có biên bản, phải ghi chép, tổng hợp, báo cáo. Phải có đánh giá xếp loại nhận xét ưu khuyết điểm chính, thông báo trước hội đồng biết về kết quả kiểm tra tiến hành khen thưởng những việc thực hiện tốt, phê bình rút kinh nghiệm những việc chưa tốt.

- Thời gian kiểm tra trong một năm học: Tối thiểu mỗi giáo viên trong trường phải được hiệu trưởng kiểm tra (toàn diện và từng mặt) ít nhất là một lần vào một học kỳ I hoặc kỳ II ngoài hai hình thức kiểm tra trên, hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng người hiệu trưởng phải có kế hoạch kiểm tra thường xuyên giáo viên để nắm tình hình bổ sung và giải quyết kịp thời các vấn đề mà giáo viên còn vướng mắc đặc biệt là công tác quản lý hoạt động dạy học.

Kiểm tra, đánh giá phải đảm bảo tính chính xác, công khai, khách quan dân chủ; cần phát huy được tối đa tinh thần tự giác, tích cực, chủ động sáng tạo ý chí vươn lên của đội ngũ giáo viên. Việc kiểm tra, đánh giá tiết dạy một mặt thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước của hiệu trưởng mặt khác là cơ hội bồi dưỡng giáo viên của trường. Đối với các trường miền núi, vùng khó khăn thì cơ hội để bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho

giáo viên là cần thiết và thiết thực trong việc tăng cường công tác chuyên môn cho giáo viên để nâng cao chất lượng giáo dục ở miền núi. Kiểm tra, đánh giá là khâu đặc biệt quan trọng trong quá trình quản lý giáo dục, đảm bảo thiết lập mối liên hệ thường xuyên và bền vững trong quản lý làm khép kín chu trình vận động quản lý giáo dục. Đó là chức năng đích thực của quản lý giáo dục, một công cụ của hệ thống điều khiển giúp cho cán bộ quản lý xác định các mức độ giá trị, nếu kiểm tra, đánh giá chính xác, thì mới tìm ra những ưu điểm, nhược điểm trong chuyên môn từ đó có hướng phát huy những ưu điểm, khắc phục nhược điểm, nâng cao chất lượng giáo dục tiểu học nói chung, giáo dục miền núi nói riêng.

Trong công tác quản lý, hiệu trưởng cần tham mưu cho phòng giáo dục chủ quản, đề nghị phòng tổ chức các đoàn kiểm tra về chuyên môn tại trường, nhằm chấn chỉnh những thiếu sót do những ý nghĩ chủ quan của chính bản thân mình; để điều chỉnh kế hoạch hoạt động, chỉ đạo hoạt động dạy học của trường. Các trường mà có nhiều điểm trường việc các đoàn kiểm tra cấp trên đến các điểm trường có ý nghĩa quan trọng là động viên kịp thời những giáo viên đang ngày đêm âm thầm giảng dạy cho học sinh.

Tóm lại: Công tác kiểm tra, đánh giá cần được chú trọng và duy trì

thường xuyên trong công tác quản lý trường học nói chung và quản lý hoạt động dạy học nói riêng của người hiệu trưởng góp phần nâng cao hiệu quả giảng dạy trong nhà trường.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lí hoạt động dạy học của hiệu trưởng các trường Tiểu học huyện Tam Đảo – Vĩnh Phúc (Trang 89 - 93)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(122 trang)
w