Tổ chức tốt việc dự giờ, thăm lớp

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lí hoạt động dạy học của hiệu trưởng các trường Tiểu học huyện Tam Đảo – Vĩnh Phúc (Trang 85 - 89)

T Nội dung biện pháp

3.2.4. Tổ chức tốt việc dự giờ, thăm lớp

ở hầu hết các trường tiểu học của huyện Tam Đảo (đặc biệt là các trường ở vùng sâu, vùng xa) nhìn chung đội ngũ giáo viên còn thiếu và yếu về chuyên môn, phương pháp giảng dạy; một số giáo viên có tuổi cao, một số giáo viên dạy ở xóm lâu năm mức độ nhận thức và chuyển biến rất chậm, không đáp ứng được nhu cầu đổi mới của nội dụng, chương trình giáo dục tiểu học trong giai đoạn hiện nay. Cho nên hiệu trưởng tổ chức dự giờ giáo viên là việc làm cần thiết để từ đó nắm vững tình hình giảng dạy

của đội ngũ giáo viên trường mình để có những quyết định đúng đắn trong công tác quản lý chuyên môn.

Trong các tiết dạy không phát huy được tính tích cực, sáng tạo, chủ động của học sinh; chính vì vậy, để nâng cao chất lượng giảng dạy của đội ngũ giáo viên trong các trường tiểu học ngoài việc quản lý chương trình kế hoạch thực hiện các môn học thì người hiệu trưởng phải thực sự quan tâm đến việc dự giờ, thăm lớp thường xuyên, có đánh giá, góp ý rút kinh nghiệm trong từng tiết dạy, từng hoạt động đối với đội ngũ giáo viên. Đối với các trường tiểu học miền núi, người hiệu trưởng quản lý trên một địa bàn rộng, đi lại khó khăn, nhiều lớp, nhiều đối tượng dân tộc rải rác trong các điểm trường. Giáo viên các điểm trường ít có điều kiện đi lại, giáo lưu học hỏi kinh nghiệm giảng dạy ngay trong giáo viên trường mình mà phải độc lập, tự giác cao mới có thể mang lại kết quả tốt trong giảng dạy và giáo dục học sinh.

3.2.4.1. Mục đích của việc dự giờ, thăm lớp

- Nắm bắt tình hình thực tế giảng dạy của mỗi giáo viên để tăng cường công tác bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên.

- Giám sát việc thực hiện kế hoạch và theo dõi việc thực hiện chương trình các môn học

- Nắm bắt tình hình chất lượng giáo dục ở mỗi lớp, mỗi điểm trường để điều chỉnh kế hoạch hoạt động chuyên môn của trường cho phù hợp với yêu cầu.

3.2.4.2. Tầm quan trọng của việc dự giờ, thăm lớp

- Tổ chức dự giờ thăm lớp đối với giáo viên tiểu học là việc làm thường xuyên, liên tục trong suốt quá trình năm học; nó vừa là nhiệm vụ vừa là trách nhiệm của người hiệu trường trong quản lý HĐDH. Qua dự giờ, thăm lớp hiệu trưởng sẽ quản lý HĐDH chặt chẽ hơn. Qua dự giờ, hiệu trưởng có điều kiện theo dõi, đánh giá, điều chỉnh và rút kinh nghiệm trong

họat động dạy của giáo viên; từ đó có các BPQL tốt hơn, phù hợp hơn trong việc nâng cao chất lượng giáo dục.

- Qua dự giờ tạo điều kiện cho giáo viên học tập trao đổi kinh nghiệm, nâng cao chuyên môn nghiệp vụ phương pháp dạy học.

- Qua dự giờ hiệu trưởng có thể thực hiện chức năng trong quản lý HĐDH như: Theo dõi thực hiện chương trình, kiểm tra hồ sơ sổ sách, gần gũi gắn bó hơn với giáo viên và học sinh trong trường mình quản lý; từ đó có mối quan hệ và hiểu biết sâu sắc hơn về đối tượng quản lý của mình. Dự giờ thăm lớp là một hoạt động thực tiễn để giáo viên tự so sánh, đối chiếu mình với bạn bè đồng nghiệp, từ đó biết phát huy ưu điểm, khắc phục những hạn chế về chuyên môn để điều chỉnh nhân cách sư phạm của người giáo viên, tạo ra bầu không khí sư phạm bình đẳng dân chủ hiểu biết lẫn nhau, giúp nhau trong công tác chuyên môn để cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ. Mặt khác, dự giờ, thăm lớp là nhân tố kích thích nhu cầu, động cơ vươn lên của đội ngũ giáo viên, có tác dụng tích cực giúp cho người hiệu trưởng quản lý chuyên môn có hiệu quả.

3.2.4.3. Nội dung và cách tổ chức dự giờ, thăm lớp

- Hiệu trưởng cần thường xuyên tổ chức dự giờ rút kinh nghiệm ngay tại các điểm trường cho giáo viên. Công việc này đòi hỏi người hiệu trưởng phải biết tổ chức tốt việc đi lại, sinh hoạt của bản thân cũng như đội ngũ cốt cán của trường; đòi hỏi người hiệu trưởng phải tốn nhiều công sức kiên trì bền bỉ và phải có biện pháp hữu hiệu thì mới có thể quản lý tốt việc dạy và học của giáo viên tại các điểm trường xa trung tâm trường.

- Dự giờ thăm lớp với mục tiêu quản lý HĐDH chặt chẽ. Do vậy hiệu trưởng phải tiến hành một cách chu đáo, có tổ chức khoa học theo một quy trình trên cơ sở nắm chắc đặc điểm tình hình, năng lực giảng dạy của giáo viên trong lớp. Hiệu trưởng phải lập kế hoạch dự giờ cho từng tuần, tháng, kỳ phù hợp với thực tế nhà trường và có tính khả thi. Hiệu trưởng phải là người chủ động tổ chức các hình thức dự giờ. Dự giờ có báo trước, không

báo trước hoặc theo đăng ký của giáo viên; Tổ chức dự giờ theo các hình thức: Có thể cá nhân hiệu trưởng, phó hiệu trưởng hoặc tổ trưởng trực tiếp dự. Sau dự giờ, thăm lớp, người dự phải đánh giá một cách công khai, khách quan, công bằng và chính xác theo mục đích và ý nghĩa của nó. Đánh giá phải dựa trên các nguyên tắc quy định tại quyết định số 48 / 2000 /QĐ - BGD - ĐT ngày 13/11/2000 của Bộ trưởng Bộ GD - ĐT về việc ban hành quy chế đánh giá, xếp loại chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên tiểu học.

- Hàng năm trên cơ sở phân loại giáo viên trong nhà trường, hiệu trưởng và tổ trưởng chuyên môn phải tổ chức dự giờ bồi dưỡng từng mặt cho mọi đối tượng giáo viên của trường mình. Để có kế hoạch bồi dưỡng cho từng mặt cho đội ngũ giáo viên còn yếu về trình độ chuyên môn, phương pháp giảng dạy người hiệu trưởng cần phải biết vận dụng số giáo viên cốt cán của trường mình và phối hợp với cốt cán của huyện, tỉnh.

Đối với các trường tiểu học miền núi có nhiều điểm trường, công việc dự giờ thăm lớp của hiệu trưởng sẽ có những khó khăn nhất định, cho nên hiệu trưởng phải sắp xếp một mạng lưới những giáo viên, tổ trưởng, khối trưởng, phó hiệu trưởng tham gia vào công việc này. Phải có một kế họach hoàn chỉnh, giáo viên các điểm trường sẽ là người chịu trách nhiệm dự giờ, phản ánh tình hình giảng dạy của đồng nghiệp cho hiệu trưởng. Để làm được điều đó, hiệu trưởng cần có những bộ hồ sơ dự giờ của từng người và được lưu giữ trong năm học. Hiệu trưởng căn cứ các kết quả dự giờ và phản ánh độc lập để nhân xét trình độ năng lực, của mỗi giáo viên.

Để tránh tình trạng chủ quan có thể so sánh nhận xét qua dự giờ của nhiều người về một giáo viên và có thể kiểm chứng lại thông qua kết quả học tập của học sinh và phản ánh của các điểm trường về ý thức chấp hành quy định về hành chính trong ngành giáo dục.

Bộ phiếu dự giờ cần được ghi lại nội dung các hoạt động chính của tiết dạy, đánh giá từng phần của người dự về các mặt: kiến thức, nghiệp vụ

sư phạm, thái độ và hiệu quả tiết dạy. Phiếu dự giờ cần được trao đổi thoả đáng giữa người dự và người dạy trước khi lưu vào túi hồ sơ chuyên môn của mỗi giáo viên. Trong túi hồ sơ chuyên môn của giáo viên người hiệu trưởng có những phân tích đánh giá quan trọng quá trình tiến bộ của giáo viên đó, quá trình thực hiện quy chế chuyên môn. Hàng năm kết quả đánh giá giáo viên cũng sẽ được xem xét và dựa trên cơ sở của những nhận xét trong túi hồ sơ chuyên môn của giáo viên.

Tóm lại: Để khơi dậy và phát huy được tinh thần tự giác, tích cực

chủ động, ý thức phấn đấu vươn lên của từng giáo viên và cả tập thể sư phạm nhà trường, người hiệu trưởng phải quan tâm xây dựng tổ chuyên môn, phát huy vai trò chủ động, sáng tạo của giáo viên. Mặt khác quán triệt và đề cao kỷ luật lao động, kỷ luật chuyên môn trong việc thực hiện các quy chế chuyên môn, động viên, khen thưởng kịp thời giáo viên thực hiện tốt quy chế chuyên môn, và các giáo viên có tiết dạy tốt.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lí hoạt động dạy học của hiệu trưởng các trường Tiểu học huyện Tam Đảo – Vĩnh Phúc (Trang 85 - 89)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(122 trang)
w