Khái quát đôi nét về điều kiện kinh tế – xã hội và giáo dục huyện Tam Đảo

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lí hoạt động dạy học của hiệu trưởng các trường Tiểu học huyện Tam Đảo – Vĩnh Phúc (Trang 35)

2.1. Khái quát đôi nét về điều kiện kinh tế – xã hội và giáo dục huyện Tam Đảo Tam Đảo

2.1. Khái quát đôi nét về điều kiện kinh tế – xã hội và giáo dục huyện Tam Đảo Tam Đảo núi của tỉnh Vĩnh Phúc chính thức đi vào hoạt động từ 01/01/2004. Huyện Tam Đảo nằm trên tuyến đường quốc lộ 2b và tỉnh lộ 314 đi khu du lịch Tam Đảo và Tây Thiên, cách thị xã Vĩnh Yên 10 km, phía Bắc giáp huyện Lập Thạch, Phía Tây giáp huyện Tam Dương, phía Đông giáp huyện Bình Xuyên.

Huyện Tam Đảo được chia thành 9 đơn vị hành chính gồm 8 xã và một thị trấn với số dân là 67.591 người, diện tích tự nhiên là 235,73km2. Trong đó có ba xã thuộc diện đặc biệt khó khăn đã được hưởng chế độ 135. Huyện có hai dân tộc sinh sống là Kinh và Sán Dìu, trong đó đồng bào dân tộc chiếm phần lớn và sống chủ yếu bằng nghề nông. Dân cư trong huyện phân bố không đồng đều, tập trung rải rác dưới chân núi Tam Đảo và Tây Thiên. Giao thông đi lại rất khó khăn, đường hẹp, có nhiều suối, mùa mưa các con suối nước ngập tràn trắng xoá. ở các xã thuộc diện đặc biệt khó khăn đời sống của đồng bào dân tộc thấp và còn rất lạc hậu.

Với đặc thù là một huyện miền núi dân tộc, mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội của huyện Tam Đảo đã được xác định là phát triển du lịch, dịch vụ – lâm nông nghiệp. Tam Đảo coi đây là tiềm năng và thế mạnh rất quan trọng, mở ra một triển vọng lớn cho việc phát triển kinh tế – xã hội của huyện nhà.

Về phát triển kinh tế, năm 2004 – 2005 tình hình kinh tế – xã hội của huyện phát triển tương đối toàn diện, nhịp độ tăng trưởng bình quân đạt 14,23%, thu nhập bình quân đầu người đạt 3.495.000đ.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lí hoạt động dạy học của hiệu trưởng các trường Tiểu học huyện Tam Đảo – Vĩnh Phúc (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(122 trang)
w