Bồidưỡng nângcao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lí hoạt động dạy học của hiệu trưởng các trường Tiểu học huyện Tam Đảo – Vĩnh Phúc (Trang 93 - 97)

T Nội dung biện pháp

3.2.6.Bồidưỡng nângcao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên

3.2.6.1. Mục tiêu

- Xây dựng được đội ngũ giáo viên giàu lòng yêu nghề có tinh thần trách nhiệm cao trong việc đào tạo thế hệ trẻ, có ý thức và thường xuyên, phấn đấu để trở thành người giáo viên giỏi toàn diện, tay nghề vững vàng đáp ứng được yêu cầu đổi mới của sự nghiệp giáo dục, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp CNH – HĐH.

- Mội giáo viên đều thấy được nhà trường là một đơn vị tự bồi dưỡng, là môi trường tốt để giáo viên trưởng thành đi lên.

3.2.6.2. Nội dung và cách thức thực hiện

Đội ngũ giáo viên là lực lượng chủ yếu, giữ vai trò rất quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu và kế hoạch đào tạo, là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả giáo dục của nhà trường. Trình độ và năng lực sư phạm của đội ngũ giáo viên là yếu tố mang tính chất quyết định đến chất lượng, uy tín của nhà trường. Việc bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên là một công tác hết sức cần thiết. Đặc biệt đối với huyện Tam Đảo thực trạng đội ngũ giáo viên trình độ không đỗng đễu. Thực trạng đó đã ảnh hưởng không nhỏ tới mục tiêu giáo dục toàn diện trong tình hình mới. Vì vậy, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên cần được chú trọng trong các biện pháp quản lý HDDH của hiệu trưởng và phải được làm thường xuyên và lâu dài.

- Để bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên công việc đầu tiên đòi hỏi người hiệu trưởng phải lập kế hoạch bồi dưỡng. Kế hoạch phải được triển khai thành một nội dung chính trong kế hoạch của tổ chuyên môn và cá nhân các thành viên trong tổ.

- Kế hoạch bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn được lập một cách chi tiết, cụ thể về các nội dung:

+ Nâng cao kiến thức chung, năng lực sư phạm. + Phương pháp dạy học tích cực.

+ Tự rèn luyện, học hỏi qua sách vở, qua dự giờ thăm lớp của đồng nghiệp; qua hội thi thao giảng của trường.

+ Nhà trường tổ chức các lớp bồi dưỡng, mời các chuyên viên về giảng dạy, nói chuyên chuyên đề.

+ Có kế hoạch cho giáo viên đi học để nâng dần chuẩn đào tạo, có đội ngũ cốt cán vững vàng, đầu tư cho mũi nhõn và làm nòng cốt trong chuyên môn.

- Hiệu trưởng phải tiến hành tìm hiểu kỹ đội ngũ giáo viên, phân loại đánh giá đội ngũ giáo viên về các mặt, từ đó xác định được yêu cầu nội dung cần bồi dưỡng đối với từng giáo viên.

- Hiệu trưởng phải tạo ra bầu không khí giáo dục lành mạnh tạo nên nền tảng dạy nghiêm túc để giáo viên tự giác thực hiện các yêu cầu đề ra.

- Tổ chức chỉ đạo thống nhất các tổ chuyên môn trong nội dung sinh hoạt tổ nhóm; nghiên cứu từng phần, từng nội dung chương trình. Duy trì chế độ thăm lớp dự giờ thao giảng, tham dự hội thi để thể hiện năng và tay nghề của giáo viên. Qua đó giáo viên tự thấy được những mặt yếu của mình để cùng góp ý trao đổi về nội dung kến thức, phương pháp giảng dạy, năng lực quản lý tổ chức điều khiển một giờ dạy.

- Tổ chức phong trào tự làm đồ dùng giảng dạy, huy động sự sáng tạo linh hoạt của giáo viên để đáp ứng với điều kiện thực tế hoàn cảnh của nhà trường, sử dụng các đồ dùng hiện có và đồ dùng tự làm trong việc cải tiến phương pháp giảng dạy.

- Tổ chức các buổi hội thảo chuyên đề chuyên sâu về nội dung kiến thức, cải tiến phương pháp giảng dạy của từng thể loại hoặc từng bài.

- Tổ chức các nguồn lực để xây dựng cơ sở vật chất phòng thí nghiệm, thư viện có chất lượng, bổ sung các thiết bị dạy học sách tham khảo, nâng cao.

- Hiệu trưởng chỉ đạo các tổ chuyên môn lên kế hoạch dự giờ. Qua dự giờ có thể nắm bắt được chính xác hoạt động giảng dạy của giáo viên để từu đó đánh giá điều chỉnh và rút kinh nghiệm cho các giờ giảng sau. Cũng qua dự giờ tạo điều kiện cho giáo viên học tập trao đổi nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ, phương pháp dạy học.

- Chỉ đạo sát sao việc phân loại giáo viên. Có phân loại đúng thì mới có biện pháp bồ dưỡng đúng những mặt còn yếu.

- Cần bồi dưỡng theo các mặt như: Bổ sung kiến thức, kỹ năng sư phạm, phương pháp giảng dạy, công tác tổ chức lớp.

- Xây dựng tổ chuyên môn, bồi dưõng tổ trưởng, đầu tư mũi nhọn cốt cán làm nòng cốt cho nhóm, cho tổ phát huy vai trò chủ động, tự quản, sáng tạo của tổ, nhóm chuyên môn.

Mặt khác đề cao việc thực hiện các quy định, nền nếp sinh hoạt tổ, nhóm, kỷ luật lao động.

- Chỉ đạo mỗi nhóm giáo viên phải lập kế hoạch bồi dưỡng và tự bồi dưỡng.

- Là một mặt quản lý của hiệu trưởng, công tác bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên cũng rất cần được kiểm tra, đánh giá. Kiểm tra, đánh giá các hoạt động theo kế hoạch đã đề ra là rất quan trọng và cần thiết.

Qua kiểm tra phát hiện những điều tồn tại, chưa thực hiện được, những điều bất hợp lý, chưa phù hợp của kế hoạch để từ đó kịp thời điều chỉnh, uốn nắn, sửa chữa để kế hoạch đạt được mục đích.

- Kiểm tra để duy trì kỷ luật lao động, thực hiện quy chế chuyên môn.

- Sau khi kiểm tra, đánh giá xếp loại, động viên khen thưởng kịp thời các giáo viên thực hiện tốt việc bồi dưỡng chuyên môn, chuyên nghiệp có giờ dạy đạt xuất sắc.

Tóm lại: Công tác bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn; ngiệp

vụ của giáo viên là vấn đề quan trọng cần được chú trọng và quan tâm hàng đầu trong quản lý chỉ đạo công tác giảng dạy của nhà trường. Muốn củng cố vị trí uy tín của mình, nhà trường phải có đội ngũ giáo viên vững vàng có năng lực. Như chúng ta đã biết, không có cái gì mà tự nó đến cả nếu không khổ công rèn luyện, học hỏi, mỗi giáo viên phải dày công rèn luyện, tích lũy kinh nghiệm, luôn tự học hỏi trang bị, bổ sung kiến thức cho mình thì mới đạt được kết quả mong muốn. Để giúp giáo viên đạt được kế hoạch của mình thì hiệu trưởng phải tạo mọi điều kiện để đẩy nhanh mức chuyển biến đạt hiệu quả cao.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lí hoạt động dạy học của hiệu trưởng các trường Tiểu học huyện Tam Đảo – Vĩnh Phúc (Trang 93 - 97)