T Nội dung biện pháp
3.2.3. Tổ chức, chỉđạo nângcao chất lượng giờ dạy trên lớp của giáo viên.
3.2.3.1. Mục tiêu:
- Nâng cao nhận thức của giáo viên về tầm quan trọng của giờ dạy trên lớp, từ đó giúp họ có ý thức tự bồi dưỡng trình độ chuyên môn, nghiệp
vụ nhằm đáp ứng tốt hơn những yêu câù mới đặt ra đối với công tác giảng dạy.
- Cung cấp những hiểu biết cần thiết cho giáo viên về: các dạng hoạt động cơ bản của giờ lên lớp và cấu trúc của nó.
- Mỗi người giáo viên phải quan tâm đúng mức đến việc nghiên cứu nội dung chương trình, nội dung cụ thể của từng bài dạy theo sách giáo khoa và các tài liệu tham khảo. Có ý thức cao trong lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp và sử dụng ĐDDH cần thiết.
- Kích thích tính năng động sáng tạo của giáo viên đối với hoạt động dạy học trên lớp và nâng cao ý thức nghề nghiệp, tinh thần tráchnhiệm trong việc soạn bài của giáo viên.
- Giúp hiệu trưởng kiểm tra, đánh giá được trình độ năng lực kết quả giảng dạy của giáo viên và chất lượng đội ngũ. Từ đó kịp thời điều chỉnh khắc phục những hạn chế khiếm khuyết trong công tác chỉ đạo hoạt động giờ lên lớp.
3.2.3.2. Nội dung và cách thức thực hiện.
- Hiệu trưởng phân công giảng dạy phù hợp với khả năng của từng giáo viên ở từng khối lớp.
- Phổ biến, cung cấp tài liệu về các dạng hoạt động cơ bản, phân loại hệ thống giờ lên lớp, giúp giáo viên có thêm hiểu biết về hoạt động cần thiết của mình ở trên lớp như:
Về các dạng hoạt động cơ bản ở trên lớp: Dạng hoạt động chung mỗi học sinh đều phải nắm vững một số kiến thức và kỹ năng cơ bản qua nội dung bài dạy. Dạng hoạt động tổ nhóm: Đây là dạng hoạt động có tính chất trung gian giữa hai hoạt động.
- Tăng cường chỉ đạo việc chuẩn bị giờ lên lớp của giáo viên qua các giai đoạn sau:
+ Giai đoạn 1: Tìm hiểu yêu cầu của chương trình, yêu cầu bài xác định hệ thống mục đích yêu cầu: về việc nắm vững tri thức, kỹ năng kỹ
xảo, phương pháp nhận thức về việc giảng dạy, động cơ thái độ, về việc phát triển các năng lực nhận thức ghi nhớ, quan sát, tưởng tượng tư duy cảm xúc, ý chí…
+ Giai đoạn 2: Xây dựng nội dung cụ thể bài học: xác định những tri thức chính và phụ, phân tích tri thức thành đơn vị, sắp xếp các đơn vị kiến thức theo một trình tự hợp lý, bổ sung kiến thức thành số liệu mới, những câu chuyện lịch sử, những thông tin gắn với thực tế địa phương.
+ Giai đoạn 3: Lựa chọn và sử dụng phương pháp dạy học: Căn cứ vào mục đích, nhiệm vụ dạy học, vào điều kiện cụ thể từng bài, vào trang thiết bị hiện có, vào tính chất và đặc điểm của phương pháp. Sự lựa chọn này phụ thuộc rất nhiều vào kinh nghiệm, tài năng và sự nhạy bén của người thầy.
- Xây dựng tiêu chuẩn giờ lên lớp: Hiệu trưởng dựa vào tiêu chuẩn đánh giá của Bộ về việc cho điểm, xếp loại giờ dạy trên lớp đối với giáo viên song cũng phải biết vận dụng linh hoạt vào điều kiện cụ thể của trường để vận dụng cho phù hợp.
- Yêu cầu các tổ chức nhóm chuyên môn trong nội dung sinh hoạt tổ chức theo quy định nhất thiết phải dành thời gian thoả đáng để trao đổi về nội dung cũng như phương pháp giảng dạy trong chương trình. Để làm được điều đó tổ trưởng phải có kế hoạch cử lần lượt từng giáo viên trong tổ chuẩn bị kỹ nôi dung của một số bài cụ thể. Trong các buổi sinh hoạt các giáo viên đó sẽ trình bày trước tổ về phương án soạn giảng của mình, các thành viên trong tổ cùng góp ý, trao đổi đi đến thống nhất những nội dung chính cần thiết cho giờ dạy trên lớp của giáo viên.
Trong các buổi thảo luận như vậy, trong tổ phải chọn những đồng chí giáo viên có trình độ chuyên môn cao ghi chép cẩn thận làm tư liệu cho việc SHCM năm tới.
- Động viên khuyến khích các thành viên trong tổ chuyên môn sử dụng có hiệu quả các đồ dùng trang thiết bị đã có vào bài dạy cho phù hợp, vận động giáo viên tự làm thêm đồ dùng dạy học mới.
- Hiệu trưởng phải tăng cường kiểm tra chất lượng giờ dạy trên lớp của giáo viên thông qua việc kiểm tra bài soạn, sổ điểm, sổ báo giảng, đặc biệt là thông qua dự giờ thường xuyên và đột xuất của các giáo viên.
- Sau dự giờ có kiểm tra trắc nghiệm để đánh giá mức độ nhận thức của học sinh và kết quả giảng dạy của giáo viên. Hiệu trưởng cần trao đổi những thông tin cần thiết tới giáo viên được dự giờ sau khi đã thống nhất đánh giá với các tổ trưởng chuyên môn nhằm giúp giáo viên nhận rõ được ưu điểm cần phát huy và những mặt hạn chế cần khắc phục để họ điều chỉnh hoạt động dạy trên lớp một cách thoải mái, tự giác với tinh thần cầu tiến bộ.
- Hiệu trưởng cần nắm được thông tin từ giáo viên và học sinh về tổ chức, chỉ đạo trên lớp của mình, để kịp thời điều chỉnh, bổ sung công tác quản lý hoạt động dạy học có hiệu quả hơn.
Tóm lại: Nâng cao chất lượng giờ dạy trên lớp của giáo viên rất quan
trọng nó tác động trực tiếp đến kết quả giảng dạy, học tập của thầy và trò, đến chất lượng giáo dục của nhà trường. Chất lượng hiệu quả của công tác giảng dạy thể hiện ở giờ lên lớp vì vậy trong quản lý hoạt động dạy học hiệu trưởng cần chú trọng việc nâng cao chất lượng giờ dạy trên lớp của giáo viên.