Đổi mới công tác kiểm tra,đánh giá hoạt động dạyhọc trường tiểu học

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lí hoạt động dạy học của hiệu trưởng các trường Tiểu học huyện Tam Đảo – Vĩnh Phúc (Trang 97 - 103)

T Nội dung biện pháp

3.2.7.Đổi mới công tác kiểm tra,đánh giá hoạt động dạyhọc trường tiểu học

3.2.7.1. Mục tiêu

Hoạt động dạy học là hoạt động trung tâm của nhà trường. Hoạt động này diễn ra trong một không gian, thời gian nhất định với sự tham gia của nhiều đối tượng, nhiều nội dung khác nhau. Trong quá trình đó, tất nhiên có người làm tốt, người làm chưa tốt. Vì vậy, kiểm tra đánh giá luôn là một nội dung hết sức quan trọng trong quy trình quản lý hoạt động dạy học của nguời hiệu trưởng tiểu học. Kiểm tra, đánh giá trong hoạt động dạy học nhằm nắm bắt chính xác kết quả dạy học của nhà trường, kết quả đó đã đạt được so với các yêu cầu đề ra trong kế hoạch hoạt động dạy học của nhà trường chưa. Nhằm tích cực hoá hoạt động dạy học trong nhà trường, tăng cường chất lượng dạy học giúp cho hiệu trưởng điều chỉnh được hoạt động dạy học. Bất kỳ người hiệu trưởng nào cũng thực hiện việc kiểm tra, đánh giá nhưng không phải ai cũng thực hiện tốt công tác này. Trên thực tế cho thấy, việc kiểm tra đánh giá hoạt động dạy học hiện nay ở tiểu học chưa được tiến hành một cách có kế hoạch, chưa đem lại hiệu quả mong muốn, chưa đáp ứng với yêu cầu đổi mới giáo dục. Bởi vậy, đổi mới việc kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học trong trường tiểu học là một yêu cầu có tính tất yếu và là một biện pháp nhằm nâng cao chất lượng quản lý hoạt động dạy học.

3.2.7.2. Nội dung và cách thức thực hiện

- Kiểm tra, đánh giá trong hoạt động dạy học là kiểm tra, đánh giá các hoạt động dạy học của cả thầy và trò. Kiểm tra, đánh giá tốt các nội dung của hoạt động dạy học, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch năm học.

+ Đối với giáo viên: kiểm tra, đánh giá các nội dung hoạt động dạy học như việc thực hiện chương trình dạy học, soạn bài, giờ dạy trên lớp, những quy định về chuyên môn.

+ Đối với học sinh: kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh từ đó xác định chất lượng của học sinh để đánh giá chính xác công tác dạy học của thầy.

- Người hiệu trưởng phải coi đổi mới việc kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học là một nhiệm vụ quan trọng trong công tác quản lý nhà trường, do vậy họ phải xác định được những yêu cầu của việc đổi mới kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học trường tiểu học đó là:

+ Phát hiện, đánh giá được tinh thần, thái độ, chất lượng công tác, những việc làm đúng, chưa đúng, những thiếu sót, lệch lạc…của giáo viên trong việc thực hiện chức năng nhiệm vụ, các quy chế, quy định về chuyên môn nghiệp vụ.

+ Đánh giá được thực chất, chất lượng học tập, rèn luyện của học sinh của lớp do từng giáo viên phụ trách.

+ Chỉ ra được cho thầy và trò phương hướng, biện pháp khắc phục những tồn tại thiếu sót, bồi dưỡng cho chính bản thân người hiệu trưởng những vấn đề mới, những kinh nghiệm hay về chuyên môn, nghiệp vụ.

+ Xây dựng được nền nếp dạy học, phân công, phân cấp quản lý rõ ràng và nâng cao tác dụng của công tác kiểm tra hoạt động dạy học trong nhà trường.

- Từ việc xác định được những yêu cầu của việc đổi mới kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học người hiệu trưởng phải xác định được các công việc cụ thể của người hiệu trưởng trong kiểm tra đánh giá hoạt động dạy học. Nội dung hoạt động dạy học trường tiểu học khá đa dạng, phong phú. Tuỳ theo tình hình cụ thể của mỗi trường, của mỗi giai đoạn mà hiệu trưởng xác định những mặt hoạt động trọng tâm để tiến hành kiểm tra, xây dựng kế hoạch kiểm tra cho cả năm học, từng học kỳ và từng đợt.

Riêng kế hoạch kiểm tra giảng dạy cần định rõ đối với từng giáo viên trong từng thời gian. Trong công tác kiểm tra, cần đạt được các yêu cầu sau:

+ Việc kiểm tra phải có kế hoạch cụ thể. Kế hoạch kiểm tra phải nêu rõ mục tiêu, yêu cầu, nội dung, hình thức, phương pháp kiểm tra và thời gian tiến hành. Kế hoạch kiểm tra định kỳ cần công bố công khai để một người cũng thực hiện và tiện theo dõi kết quả.

+ Trong kiểm tra phải đảm bảo tính khách quan, chính xác. + Từng nội dung kiểm tra phải có chuẩn đánh giá thích hợp. + Trong kiểm tra phải đảm bảo tính dân chủ, công khai.

+ Trong kiểm tra phải đảm bảo tính linh hoạt đồng bộ và tính liên tục hệ thống.

+ Kiểm tra phải dẫn đến tác động điều chỉnh hoạt động dạy học trong nhà trường.

- Về nội dung kiểm tra: kiểm tra đầy đủ các nội dung hoạt động dạy học như: kiểm tra việc thực hiện chương trình; kiểm tra việc soạn bài của giáo viên; kiểm tra việc giảng dạy trên lớp và dự giờ của giáo viên; kiểm tra kết quả học tập của học sinh.

+ Kiểm tra việc thực hiện chương trình dạy học là văn bản pháp quy mà mọi giáo viên phải tuân thủ một cach nghiêm túc. Để kiểm tra việc thực hiện chương trình của giáo viên hiệu trưởng phải căn cứ vào:

* Bảng phân phối chương trình các môn học ở tiểu học.

* Căn cứ vào hướng dẫn giảng dạy các môn học ở tiểu học, các tài liệu về yêu cầu chỉnh lý, điều chỉnh nội dung dạy học của một số môn học.

* Kế hoạch dạy học (của tổ, khối chuyên môn và của cá nhân) đối với từng môn học.

* Lập sổ theo dõi thường xuyên việc thực hiện thời khoá biểu hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng, học kỳ và cả năm học của giáo viên.

* Lên lịch kiểm tra theo đề chung một số môn học và vở ghi chép bài của học sinh.

* Cuối mỗi tuần, mỗi tháng, mỗi học kỳ cần kiểm tra, ghi nhận xét việc thực hiện chương trình vào lịch báo giảng của mỗi giáo viên.

* Hình thức kiểm tra: kiểm tra trực tiếp hoặc gián tiếp, kiểm tra thường xuyên hoặc theo định kỳ.

Hiệu trưởng cần có biện pháp động viên, khuyến khích những giáo viên làm tốt, kịp thời uốn nắn, điều chỉnh đối với những trường hợp làm chưa tốt.

+ Kiểm tra việc soạn bài của giáo viên: hiệu trưởng căn cứ vào những quy định cụ thể đã đề ra về nội dung, yêu cầu chung của một giáo án mà tất cả cần phải đảm bảo khi soạn bài để kiểm tra.

*Trong kiểm tra nội dung bài soạn cần đặc biệt lưu ý các yêu cầu sau:

* Xác định đúng mục đích yêu cầu bài dạy.

* Xác định được các công việc vụ thể cần chuẩn bị của thầy và trò. * Xác định đúng nội dung kiến thức trọng tâm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Xác định phương pháp dạy học phù hợp với các loại đối tượng và phát huy được tính tích cực chủ động của học sinh.

* Xác định hệ thống câu hỏi phù hợp, khai thác được nội dung kiến thức trọng tâm và phù hợp với mỗi loại đối tượng học sinh.

Cách thức tiến hành kiểm tra:

* Hiệu trưởng trực tiếp kiểm tra theo định kỳ và ký duyệt. * Kiểm tra qua dự giờ.

* Kiểm tra gián tiếp qua tổ trưởng, khối trưởng chuyên môn.

+ Kiểm tra việc giảng dạy trên lớp và việc dự giờ của giáo viên: hiệu trưởng căn cứ vào:

* Giờ lên lớp theo thời khoá biểu của giáo viên để kiểm tra.

* Căn cứ vào lịch báo giảng và phân phối chương trình dạy học các môn học.

* Căn cứ vào các quy trình về giờ lên lớp, nề nếp tổ chức dạy học của nhà trường.

* Căn cứ vào việc dự giờ: xem xét việc đảm bảo nội dung bài dạy (về kiến thức cơ bản, tính chính xác, tính hệ thống), việc rèn luyện kỹ năng và công tác giáo dục tư tưởng thông qua bài học (phù hợp với đặc trưng bộ môn và mức độ sâu sắc…), việc vận dụng các phương pháp chung và riêng đối với mỗi bộ môn nhằm phát huy tính tích cực, tự giác trong học tập của học sinh. Ngoài ra còn có thể xem xét về phong cách dạy của thầy và cách học của trò.

* Căn cứ vào kết quả đánh giá chung việc giảng dạy của thầy và kết quả tiếp thu bài học của trò thông qua việc khảo sát chất lượng.

Cách thức tiến hành kiểm tra: hình thức chủ yếu là dự giờ. Việc dự giờ phải được tiến hành thường xuyên và phải có kế hoạch chỉ đạo các tổ, khối chuyên môn và các giáo viên dự giờ của nhau: Có thể dự giờ theo kế hoạch và dự giờ đột xuất.

* Dự giờ theo kế hoạch: Chọn giáo viên dạy và lên lịch dự giờ. Hình thức này thường kết hợp với kế hoạch đăng ký thi đua) hoặc kết hợp với kế hoạch kiểm tra toàn diện giáo viên hay thanh tra chuyên môn của phòng giáo dục, sở giáo dục và đào tạo.

* Dự giờ đột xuất: Hình thức này giúp hiệu trưởng nắm bắt được thực chất tình hình giảng dạy của giáo viên và nề nếp, chất lượng học tập của học sinh, của đơn vị lớp.

+ Kiểm tra kết quả học tập của học sinh.

Hiệu trưởng cần quan tâm đến việc kiểm tra, đánh giá đúng kết quả học tập của học sinh. Chỉ có đánh giá đúng thực chất kết quả học tập của học

sinh mới có thể đánh giá chính xác công tác dạy học của thầy và như vậy mới có thể đánh giá được hiệu quả giảng dạy của nhà trường. Việc đánh giá nghiêm túc, cẩn trọng sẽ hạn chế được các hiện tượng tiêu cực đồng thời cũng giúp thầy và trò cùng thực sự cố gắng, nỗ lực trong dạy và học.

Hiệu trưởng kiểm tra kết quả học tập của học sinh căn cứ vào: *Yêu cầu, nội dung chưong trình các môn học ở tiểu học.

* Căn cứ vào việc phân tích chất lượng đầu vào (có thể tính theo các mốc quy định như chất lượng học tập theo tháng, theo học kỳ, theo năm học) và so sánh với chất lượng ở thời điểm tiến hành đánh giá.

* Căn cứ vào nề nếp học tập của mỗi lớp.

* Căn cứ vào chuẩn đánh giá do nhà trường, do phòng giáo dục hoặc sở giáo dục và đào tạo quy định.

Cách thức tiến hành kiểm tra:

* Kiểm tra chất lượng học tập của các bộ môn theo chuyên đề chung: Khi sử dụng hình thức kiểm tra này, mỗi khối chuyên môn nên căn cứ vào yêu cầu nội dung chương trình và phân phối chương trình dạy học môn học để xây dựng một số bộ đề chung (gọi là hình thức ngân hàng đề thi cho khối). Hiệu trưởng có thể chọn hoặc bốc ngẫu nhiên một trong số các đề thi đó làm đề thi chung cho các lớp trong khối: Sau khi chọn đề kiểm tra, công việc quan trọng là cần tổ chức nghiêm túc việc coi và chấm thi (coi thi đúng quy chế, chấm bài thi theo hai bút độc lập, có đánh phách và dọc phách…) Hình thức này có thể áp dụng cho việc kiểm tra thường xuyên hoặc kiểm tra theo định kỳ do nhà trường hoặc do phòng giáo dục, sở giáo dục quy định.

* Kiểm tra thông qua sổ điểm và các thông tin khác. Hiệu trưởng có thể kiểm tra kết quả học tập của học sinh thông qua việc xem xét sổ điểm và kết quả xếp loại học lực của học sinh hoặc qua nhận xét của giáo viên chủ nhiệm, của học sinh.

Một trong những khâu quan trọng làm tăng hiệu quả của công tác kiểm tra là trao đổi, góp ý với giáo viên. Sau khi kiểm tra, ngoài việc nêu những ưu, khuyết điểm cần chú ý bồi dưỡng cho giáo viên có thêm nhưũng nhận thức đúng, những hiểu biết mới và quan trong hơn là chỉ ra được các biện pháp phát huy ưu điểm khắc phục thiếu sót. Việc góp ý phải rõ ràng, chính xác cụ thể, thiết thực, sát đối tượng, có cơ sở khoa học, cơ sở pháp lý vững chắc. Tránh góp ý một cách chung chung, theo cảm tính. Cuối cùng phải định được thời gian cho đối tượng được kiểm tra sửa chữa khuyết điểm, thiếu sót và thời gian phúc tra việc sửa chữa, điều chỉnh.

Tóm lại: Như chúng ta đã biết, hoạt động dạy học là hoạt động trung

tâm trong nhà trường. Biện pháp đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học là một biện pháp quan trọng trong quản lý dạy học của người hiệu trưởng. Có thể nói không có kiểm tra thì coi như không có quản lý. Kiểm tra đánh giá cần theo chuẩn mực và quy trình nhất định theo hệ thông tin xác định thì mới đem lại hiệu quả cho công tác quản lý. Người hiệu trưởng phải coi đổi mới kiểm tra, đánh giá chất lượng dạy học là cột sống của công tác quản lý trường tiểu học.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lí hoạt động dạy học của hiệu trưởng các trường Tiểu học huyện Tam Đảo – Vĩnh Phúc (Trang 97 - 103)