Thực trạng biện pháp quản lí hoạt động dạyhọc của hiệu trưởng tiểu học huyện Tam Đảo

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lí hoạt động dạy học của hiệu trưởng các trường Tiểu học huyện Tam Đảo – Vĩnh Phúc (Trang 47 - 63)

tiểu học huyện Tam Đảo

2.2.3.1. Thực trạng của biện pháp quản lí giáo viên soạn bài, chuẩn bị lên lớp

Qua phiếu trưng cầu ý kiến của 160 giáo viên và 10 hiệu trưởng trường tiểu học huyện Tam Đảo, chúng tôi thấy: các hiệu trưởng đã đưa ra 6 biện pháp quản lý và những nội dung cần thiết để chỉ đạo giáo viên trong việc soạn bài, chuẩn bị bài lên lớp.

Có 6 biện pháp quản lý giáo viên soạn bài, chuẩn bị bài đó là: + Bồi dưỡng giáo viện về phương pháp, cách soạn bài.

+ Giới thiệu và cung cấp cho giáo viên các tài liệu tham khảo. + Quy định cụ thể về việc soạn bài ở giáo viên.

+ Phân công tổ trưởng chuyên môn ký duyệt giáo án hàng tuần của giáo viên.

+ Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng kiểm tra thường xuyên.

+ Kiểm tra giáo án và sự chuẩn bị của giáo viên khi lên lớp (qua sổ báo giảng) và đưa ra phiếu hỏi giáo viên với 6 nội dung chỉ đạo giáo viên soạn bài của hiệu trưởng:

1) Bài soạn phải đúng phân phối chương trình.

2) Nghiên cứu kỹ nội dung bài dạy và những kiến thức có liên quan. 3) Bài soạn phải nêu rõ vấn đề kiến thức trọng tâm và rèn luyện kỹ năng cần thiết.

4) Bài soạn phải thể hiện rõ hoạt động của thầy và trò.

5) Lựa chọn được phương pháp giảng dạy phù hợp với bài và đối tượng học sinh

6) Chuẩn bị chu đáo những phương tiện, đồ dùng dạy học cần thiết. Kết quả điều tra thu được như sau:

Bảng 5: ý kiến của hiệu trưởng về biện pháp quản lý giáo viên soạn bài, chuẩn bị bài.

TT Các biện pháp quản lý giáo viên soạn bài, chuẩn bị bài

ý kiến đánh giá (%) Quan trọng Bình thườn g Không quan trọng

1 Bồi dưỡng giáo viên về phương pháp,

cách soạn bài 50 50

2 Giới thiệu và cung cấp cho giáo viên

các tài liệu tham khảo 100

giáo viên

4 Phân công tổ trưởng chuyên môn ký

duyệt giáo án hàng tuần của giáo viên 20 80 5 Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng phải

kiểm tra thường xuyên 100

6 Kiểm tra giáo án và sự chuẩn bị của giáo viên khi lên lớp (qua sổ báo giảng) 100

Như vậy, 100% ý kiến hiệu trưởng cho rằng các biện pháp 2,3,5,6 quản lí giáo viên soạn bài, chuẩn bị bài quan trọng, cần thiết. Các hiệu trưởng đều có chung ý kiến biện pháp quy định cụ thể về việc soạn bài ở giáo viên giúp cho giáo viên có sự thống nhất cơ bản về nội dung hình thức từng loại bài dạy, từ đó giáo viên chủ động soạn bài theo quy định. Việc giới thiệu, cung cấp cho giáo viên các tài liệu tham khảo giúp cho giáo viên nghiên cứu, soạn bài khoa học và có chất lượng hơn. Mà trong thực tế ý kiến của giáo viên coi đó là mong muốn hàng đầu. Để đảm bảo theo dõi và giám sát chặt chẽ việc soạn bài, chuẩn bị bài của giáo viên thì biện pháp kiểm tra thường xuyên của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng qua sổ báo giảng. qua kiểm tra hồ sơ giảng dạy đột xuất và định kỳ là không thể thiếu. Bởi vì có kiểm tra mới nắm được giáo viên đã thực hiện như thế nào để kịp thời điều chỉnh. ở đâu có kiểm tra thì ở đó có chất lượng. Còn biện pháp phân công tổ trưởng chuyên môn ký duyệt giáo án của giáo viên hàng tuần: ý kiến của các hiệu trưởng cho rằng đây là biện pháp không có khả năng thực hiện tốt được vì thu nộp giáo án không thống nhất được, giáo viên, tổ trưởng phải dạy thường xuyên và phải đảm nhận những công tác khác trong trường nên không có thời gian riêng cho tổ trưởng xét duyệt giáo án. Biện pháp bồi dưỡng giáo viên về phương pháp, cách soạn bài cần thiết nhưng đã có biện pháp quy định về việc soạn bài và giới thiệu các tài liệu tham khảo, giáo viên có thể tự tìm hiểu, nghiên cứu không nhất thiết cần

phải bồi dưỡng nữa. Việc soạn bài, chuẩn bị bài tốt trước khi lên lớp là cơ sở để giáo viên rèn luyện nâng cao kỹ năng sư phạm và tay nghề.

- Ngoài các biện pháp trên các hiệu trưởng còn yêu cầu giáo viên soạn theo mẫu giáo án quy định, cải tiến cách soạn sạch, đẹp…Việc đánh giá giáo án là một tiêu chuẩn thi đua quan trọng của mỗi giáo viên.

Bảng 6. Tổng hợp kết quả khảo sát thực trạng mức độ thực hiện biện pháp chỉ đạo giáo viên soạn bài của hiệu trưởng. T

T

Nội dung chỉ đạo của hiệu trưởng Mức độ thực hiện % (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tốt Trung bình

Chưa tốt

1 Bài soạn phải đúng phân phối chương trình 95,63 2,5 1,87 2 Nghiên cứu kĩ nội dung bài dạy và những

kiến thức có liên quan 60 30 10

3 Bài soạn phải nêu rõ vấn đề kiến thức

trọng tâm và rèn luyện kỹ năng cần thiết 65 25 10 4 Bài soạn phải thể hiện rõ hoạt động của

thầy và trò 50 35 15

5 Lựa chọn được phương pháp giảng dạy

phù hợp với bài và đối tượng học sinh 30 35 35 6 Chuẩn bị chu đáo những phương tiện Đ D

dạy học cần thiết 20 30 50

- Yêu cầu soạn phải đúng phân phối chương trình được các giáo viên thực hiện tốt đạt 95,63 %.

- Yêu cầu 2 và 3 của hiệu trưởng có thực hiện được haykhông phụ thuộc vào trách nhiệm của mỗi giáo viên vì thế mức độ làm tốt ở hai yêu cầu này chỉ chiếm 60 – 65%.

- Đối với yêu cầu 4, số giáo viên làm tốt chiếm 50%, đó là những giáo viên có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy, họ thực sự chú ý đến việc thiết kế bài giảng. Còn lại nhiều giáo viên trẻ trong bài soạn chủ yếu thể hiện nội dung kiến thức, chưa thể hiện rõ được hoạt động của thầy và trò.

- Yêu cầu 5 và 6 là hai yêu cầu mà giáo viên thực hiện chưa tốt chiếm tỷ kệ cao nhất từ 35 đến 50%. Điều này có cả lý do chủ quan và lý do khách quan: lý do chủ quan ở đây là nhiều giáo viên còn lúng túng trong việc lựa chọn phương pháp giảng dạy với từng loại bài và đối tượng học sinh. Đa số hiện nay giáo viên vẫn sử dụng phương pháp giảng dạy

cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh, phương pháp làm việc theo nhóm… ít được sử dụng. Lý do khách quan là phương tiện, đồ dùng dạy học hiện nay ở nhiều trường tiểu học huyện Tam Đảo còn thiếu, chưa đồng bộ, chưa đáp ứng với yêu cầu cải tiến phương pháp giảng dạy.

Bên cạnh các yêu cầu trên, hiệu trưởng còn áp dụng các biện pháp quản lý soạn bài của giáo viên như:

- Giới thiệu và cung cấp cho giáo viên những tài liệu tham khảo (thông qua chỉ đạo hoạt động của thư viện nhà trường)

- Yêu cầu các tổ phải họp thống nhất nội dung cơ bản, hình thức trình bày từng bài, nêu rõ trong tâm bài giảng (cả hai bài lí thuyết, thực hành, luyện tập).

- Hiệu trưởng kiểm tra thường xuyên: qua kiểm tra hồ sơ giảng dạy định kỳ, qua dự giờ, qua theo dõi sổ mượn trả đồ dùng, thiết bị dạy học.

2.2.3.2. Thực trạng về biện pháp quản lý giờ dạy trên lớp

Quản lý giờ dạy trên lớp của giáo viên có tầm quan trọng đặc biệt. Nó tác động trực tiếp đến kết quả giảng dạy, học tập của thầy và trò, đến chất lượng giáo dục của nhà trường. Chất lượng hiệu quả của công tác giảng dạy thể hiện ở giờ lên lớp, vì vậy hiệu trưởng phải có biện pháp quản lý phù hợp để dảm bảo nguyên tắc, chất lượng và hiệu quả đào tạo.

Thực tế ở các trường cho thấy các hiệu trưởng đều chủ động đề ra được một số biện pháp quản lý giờ dạy trên lớp của giáo viên. (Bảng 7 và bảng 8)

Bảng 7. Tự đánh giá của hiệu trưởng về các biện pháp quản lý giờ dạy trên lớp.

TT T

Các biện pháp quản lý giờ dạy trên lớp Nhận thức của hiệu trưởng (%) Thực tế đã làm (%) Rất cần Cần Không cần Tốt làm Chưa làm

1 Tổ chức cho giáo viên học tập quy chế, tiêu chuẩn đánh giá xếp loại từ đầu năm học

100 0 100 0

2 Yêu cầu giáo viên lập kế hoạch dạy học có ý kiến của tổ chuyên môn và ban giám hiệu

80 20 60 40

3 Xây dựng tiêu chuẩn giờ lên lớp để đánh giá quản lí giờ lên lớp của giáo viên (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

80 20 60 40

4 Xây dựng thời khoá biểu

khoa học , hợp lý 90 10 90 10

5 Xây dựng nền nếp dạy học 100 0 80 20

6 Kiểm tra việc thực hiện lịch

báo giảng thường xuyên 80 20 90 10

7 Tổ chức dạy thay, dạy bù kịp

Qua số liệu bảng số 7 và bảng 8 ta thấy, đa số các biện pháp quản lý đã được hiệu trưởng các trường tự đánh giá là thực hiện khá tốt. Đa số giáo viên đánh giá là đã thực hiện tốt. Riêng ở trường Vĩnh Thành một số biện pháp quản lý của hiệu trưởng được giáo viên đánh giá thực tế chưa làm tốt.

+ Tổ chức cho giáo viên học tập quy chế tiêu chuẩn đánh giá xếp loại từ đầu năm học làm cho toàn thể giáo viên nắm vững thực hiện theo quy chế một cách nghiêm chỉnh không tuỳ tiện thay đổi làm sai lệch chương trình dạy học. Về biện pháp này 100% hiệu trưởng cho rằng rất cần thiết và đã làm tốt 100%.

+ Về biện pháp: yêu cầu giáo viên lập kế hoạch dạy học có 80% hiệu trưởng cho rằng cần thiết và 60% hiệu trưởng khẳng định đã làm tốt, 40% hiệu trưởng cho rằng hiện nay mới thực hiện, đang làm. ý kiến của giáo viên cũng đồng nhất với ý kiến của hiệu trưởng. Kết quả điều tra cho thấy 100% giáo viên trường Hồ Sơn, 95% giáo viên trường Hợp Châu, 88% giáo viên trường Tam Quan nhất trí với ý kiến đánh giá nhận xét của hiệu trưởng. Kết quả thăm dò cũng cho thấy trường Đại Đình, Vĩnh Thành biện pháp này chưa được thực hiện tốt như ba trường trên.

+ Biện pháp xây dựng tiêu chuẩn giờ lên lớp để đánh giá quản lý giờ lên lớp của giáo viên: có 80% hiệu trưởng cho rằng rất cần thiết và 60% hiệu trưởng đnáh giá đã làm tốt, 40% hiệu trưởng tự đánh giá đang làm.

Về biện pháp này, qua thăm dò ý kiến của giáo viên các trrường ta thấy đa số cho rằng xây dựng tiêu chuẩn của các trường là phù hợp, còn một số ít cho rằng chưa phù hợp, cần thay đổi điều chỉnh một số tiêu chuẩn cho phù hợp với thực tế hơn nữa.

+ Xây dựng thời khoá biểu khoa học, hợp lý: thời khoá biểu là phương tiện quản lý quan trọng để giám sát theo dõi việc dạy học của thầy và trò. Để xây dựng thời khoá biểu khoa học, hợp lý phải căn cứ vào phân phối chương trình của Bộ giáo dục - đào tạo về quy mô thời gian, số giờ giảng dạy, đồng thời hiệu trưởng phải quan tâm đến tính chất đặc thù của

mỗi môn học để sắp xếp sao cho có sự điều hoà trong hoạt động nhận thức của học sinh ở mỗi buổi học. Tránh dồn ép căng thẳng quá tải cho học sinh. Ngoài ra cần phải chú ý đến trình độ năng lực, điều kiện sức khoẻ, hoàn cảnh củamỗi giáo viên nhằm rạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên hoàn thành nhiệm vụ. Xếp thời khoá biểu hợp lý tạo sự cân đối hài hoà trong giảng dạy.

Thực tế cho thấy một số hiệu trưởng chưa quan tâm đến biện pháp này, mà chỉ cần có một thời khoá biểu để giáo viên thực hiện lên lớp, thế là đủ mà không chú ý kiểm tra nó có ảnh hưởng như thế nào trong việc nâng cao chất lượng hiệu quả giờ lên lớp. Qua điều tra 90% hiệu trưởng cho rằng biện pháp này là cần thiết và 90% hiệu trưởng tự đánh giá đã làm tốt còn 10% làm chưa tốt. Qua tìm hiểu ý kiến giáo viên thì thấy các trường Hợp Châu, Hồ Sơn, Tam Quan, Đại Đình đã làm tốt. Còn trường Vĩnh Thành biện pháp này thực hiện chưa tốt.

+ Xây dựng nền nếp dạy học. Căn cứ vào điều lệ trường tiểu học quy định nhiệm vụ của giáo viên, hiệu trưởng, phó hiệu trưởng. Sở giáo dục - đào tạo Vĩnh Phúc; Phòng giáo dục Tam Đảo đã quy định thống nhất các loại hồ sơ sổ sách chuyên môn giảng dạy. Từ đó các nhà trường nghiên cứu tổ chức triển khai thực hiện thống nhất, có bổ sung cần thiết cho phù hợp với đặc điểm nhà trường. Đó là những căn cứ để kiểm tra, đánh giá và quản lý của hoạt động dạy của giáo viên.

Để quản lý giờ lên lớp có hiệu quả, hầu hết các hiệu trưởng đều yêu cầu giáo viên phải xây dựng kế hoạch cá nhân, kế hoạch giảng dạy, từng tuần, từng học kỳ, từng bài. Hiệu trưởng kiểm tra giờ dạy trên lớp bằng việc quản lý kế hoạch của giáo viên. Giao cho tổ trưởng chuyên môn kiểm tra lần một, sau đó thành lập ban kiểm tra do hiệu trưởng hoặc hiệu phó duyệt kế hoạch từ đầu năm học (thường vào khoảng cuối tháng 9 hoặc đầu tháng 10). Làm như vậy là nhằm phát hiện những ưu điểm và những nhược điểm trong việc lập kế hoạch cá nhân để giúp giáo viên bổ sung những thiết

sót trong kế hoạch. Hiệu trưởng đề ra các quy định thực hiện nền nếp giảng dạy, ra vào lớp quy định về bài soạn, về dự giờ thăm lớp rút kinh nghiệm, về chế độ kiểm tra cho điểm theo quy chế của Bộ, về việc báo cáo định kỳ, về tiến độ thực hiện chương trình .v.v.. Căn cứ vào các quy định, đối chiếu với các thực tế đã thực hiện, hàng tháng hiệu trưởng đều đánh giá, nhận xét cụ thể từng giáo viên về nền nếp giảng dạy. Hiệu trưởng yêu cầu tổ chuyên môn phải bám sát thường xuyên để kiểm tra và giúp đỡ giáo viên thực hiện tốt nền nếp lên lớp và bổ sung những việc làm chưa tốt trong kế hoạch đã đề ra. Qua phiếu điều tra, 100% hiệu trưởng đều khẳng định rằng việc xây dựng nền nếp dạy học là rất cần thíêt và 80% hiệu trưởng tự đánh giá đã thực hiện tốt.

+ Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện lịch báo giảng có biện pháp xử lý kịp thời những thiếu sót. Có 80% hiệu trưởng có quan điểm là rất cần biện pháp quản lý này. Có 90% hiệu trưởng tự đánh giá đã làm tốt biện pháp này. Theo ý kiến của giáo viên thì phần lớn các trường đã thực hiện tốt, chỉ có trường Vĩnh Thành biện pháp này chưa làm thường xuyên.

+ Tổ chức dạy thay, dạy bù kịp thời.

100% hiệu trưởng cho rằng biện pháp quản lý này rất cần thiết. Có 90% hiệu trưởng tự đánh giá là đã làm tốt biện pháp này. Thựuc tế qua phiếu điều tra của giáo viên cũng cho kết quả như vậy, chỉ có trường Vĩnh Thành vùng đặc biệt khó khăn biện pháp này chưa thực hiện được tốt.

2.2.3.3. Thực trạng về biện pháp quản lý việc thực hiện chương trình giảng dạy

Tất cả các hiệu trưởng đều nhận thức được: chương trình dạy học là văn bản pháp quy của nhà nước, của ngành giáo dục - đào tạo, tất cả các trường phải tổ chức thực hiện nghiêm túc, người trực tiếp thi hành là giáo viên. Chính vì vậy mà hiệu trưởng trường tiểu học phải có các biện pháp quản lý, hướng dẫn chỉ đạo giáo viên thực hiện chương trình đầy dủ (không cắt xén, đảo lộn, không bỏ giờ..) đúng tiến độ, theo phân phối chương trình.

Đó là một trong những yêu cầu để các nhà trường đảm bảo thực hiện chất lượng giảng dạy cũng như nhiệm vụ chính trị của nhà trường hằng năm.

Việc quản lý chương trình dạy học phải đảm bảo sao cho:

+ Dạy đủ số môn quy định – Hiệu trưởng phân phối quỹ thời gian từng bộ môn, theo từng học kỳ được thể hiện trên thời khoá biểu. Giáo viên thực hiện lên lớp giảng dạy theo số giờ đã được phân phối theo từng nội dung bài học, từng tuần, từng tháng, từng học kỳ. Vì vậy, hiệu trưởng phải có biện pháp quản lý được giáo viên thực hiện có đúng tiến độ, đúng bài, đúng số giờ theo quy định hay không? Qua điều tra cho thấy ở các trường

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lí hoạt động dạy học của hiệu trưởng các trường Tiểu học huyện Tam Đảo – Vĩnh Phúc (Trang 47 - 63)