Khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các biện pháp

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lí hoạt động dạy học của hiệu trưởng các trường Tiểu học huyện Tam Đảo – Vĩnh Phúc (Trang 104 - 108)

T Nội dung biện pháp

3.4.Khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các biện pháp

Các biện pháp quản lý hoạt động dạy học trong đề tài đưa ra không phải là những vấn đề quá khó khăn về mặt khách quan, mà chủ yếu là huy động những yếu tố chủ quan của đội ngũ hiệu trưởng các trường tiểu học. Việc thực hiện các biện pháp đã nêu ra trong đề tài ít sử dụng đến tài lực và vật lực mà đòi hỏi phát huy sức mạnh những nội lực trong cán bộ giáo viên và cán bộ quản lý, chính vì vậy, các biện pháp trên vừa là yêu cầu bức xúc trong công tác quản lý của hiệu trưởng và cũng là công việc không quá khó khăn, sẽ khả thi và góp phần hoàn thiện các biện pháp quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng trường tiểu học huyện Tam Đảo trong giai đoạn hiện nay.

Để đánh giá sự cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động dạy học nêu trên, chúng tôi đã tiến hành khảo nghiệm bằng phương pháp chuyên gia, phương pháp phỏng vấn, điều tra thông qua phiếu xin ý kiến đánh giá.

Do điều kiện công tác, chúng tôi chỉ tiến hành xin ý kiến của những người có kinh nghiệm về công tác quản lý giáo dục tiểu học ở phòng giáo dục Tam Đảo và một số hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, giáo viên giàu kinh nghiệm quản lý và giảng dạy ở bậc tiểu học của huyện Tam đảo.

Tổng số người được xin ý kiến là :100 người, gồm có:

+ Phòng giáo dục Tam Đảo, hiệu trưởng và phó hiệu trưởng trường tiểu học 20 người.

Trong đó:.

- Trình độ văn hoá: Trên đại học: 1 người; đại học; 10 người; cao đẳng 9 người.

- Tuổi đời bình quân: 40 Tối đa 53 Tối thiểu 32 - Bình quân thâm niên công tác: 20 năm

+ Giáo viên dạy các lớp ở tiểu học: 80 người. Trong đó:

Nam: 10 người Nữ: 70 người

Trình độ văn hoá: Đại học: 8 người; Cao đẳng: 26 Người THSP: 46 người.

Tuổi đời bình quân: 30 Tối đa: 50 Tối thiểu: 24 Bình quân thâm niên công tác: 12 năm.

Với câu hỏi: Để nâng cao chất lượng quản lý của hiệu trưởng về hoạt động dạy học của giáo viên tại các trường tiểu học huyện Tam Đảo, xin đồng chí vui lòng cho biết ý kiến cá nhân về tính cần thiết và khả năng thực hiện của các biện pháp quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng các trường tiểu học, chúng tôi thống kê kết quả ở bảng sau:

Bảng 13: Kết quả đánh giá mức độ cần thiết và khả năng thực hiện của 7 biện pháp. T

T

Các biện pháp QLHĐ DH của hiệu

Mức độ cần thiết Khả năng thực hiện

Cần thiết % Phân vân % ít cần thiết % Thực hiện được % Khó thực hiện đượ c % Không thực hiện được% 1 Chỉ đạo xây dựng nền nếp dạy học 100 0 0 100 0 0 2 Quản lý chương trình và kế hoạch dạy học 100 0 0 100 0 0 3 Tổ chức, chỉ đạo nâng cao chất lượng giờ dạy trên lớp của giáo viên

100 0 0 0

4 Tổ chức tốt việc dự giờ, thăm lớp

100 0 0 95 5 0

5 Tăng cường kiểm tra, đánh giá chuyên môn giáo viên

100 0 0 100 0 0

6 Bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên

100 0 0 100 0 0

7 Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học trường tiểu học

Từ kết quả khảo nghiệm trên, chúng tôi thấy rằng trong 7 biện pháp mà tác giả nêu trong đề tài thì có 5 biện pháp được 100% ý kiến chuyên gia, các giáo viên tán thành và đánh giá có tính khả thi.Biện pháp (4) tổ chức tốt việc dự giờ thăm lớp có 5%; biện pháp (7) đổi mới công tác kiểm tra,đánh giá HĐDH trường tiểu học có 6% ý kiến phân vân về tính thực thi của biện pháp. Qua trao đổi, phỏng vấn và thống kê trên phiếu điều tra, chúng tôi được biết các ý kiến này là của các đồng chí giáo viên chưa thực sự tin tưởng vào sự đổi mới trong cách nghĩ, cách làm của đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học. Như vậy, người hiệu trưởng trường tiểu học muốn làm tốt công tác quản lý nhà trường nói chung, quản lý hoạt động dạy học nói riêng thì trước hết phải xây dựng được các biện pháp quản lý khả thi, và trong quá trình chỉ đạo thực hiện các biện pháp đó phải không ngừng thay đổi cách nghĩ, cách làm luôn năng động, sáng tạo, là tấm gương mẫu mực thì mới thuyết phục được người thừa hành, người thực hiện, mới nâng cao được chất lượng giáo dục của nhà trường.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lí hoạt động dạy học của hiệu trưởng các trường Tiểu học huyện Tam Đảo – Vĩnh Phúc (Trang 104 - 108)