Quản lý chương trình và kế hoạch dạyhọc.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lí hoạt động dạy học của hiệu trưởng các trường Tiểu học huyện Tam Đảo – Vĩnh Phúc (Trang 80 - 82)

T Nội dung biện pháp

3.2.2. Quản lý chương trình và kế hoạch dạyhọc.

3.2.2.1. Mục tiêu.

- Tổ chức thực hiện đúng, đủ chương trình giáo dục, kế hoạch dạy học và thời gian học tập do Bộ trưởng bộ GD - ĐT quy định.

- Giúp trường xây dựng được thời khoá biểu cho trường mình, phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi bảo đảm quyền lợi học tập của học sinh và phù hợp với tình hình thực tế ở địa phương.

- Quản lý giáo viên thực hiện đúng và có hiệu quả các nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong nhà trường yiểu học ( được quy đinh tại điều 32 chương IV - Điều lệ trường tiểu học).

3.2.2.2. Nội dung và cách thực hịên.

Trong hệ thống GDQD giáo dục tiểu học là khâu đầu tiên đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển nhân cách, nhiệm vụ của giáo dục tiểu học là:

- Tổ chức giảng dạy, học tập và các hoạt động giáo dục khác theo chương trình giáo dục tiểu học do Bộ GD - ĐT quy định. Việc thực hiện đầy đủ, nghiêm túc chương trình giáo dục cả về nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức… là điều kiện cơ bản để thực hiện tốt mục tiêu giáo dục tiểu học. Đây phải được coi là vấn đề có tính chất pháp lệnh bắt buộc. Nhiều hiệu trưởng quản lý chưa chặt chẽ để giáo viên cắt xén chương trình, đơn giản hoá kiến thức và phương pháp của bộ môn, nền nếp dạy và học hàng ngày chuệch choạc. Để thực hiện đầy đủ chương trình và quy định của Bộ GD - ĐT yêu cầu, hiệu trưởng phải chỉ đạo chặt chẽ giáo viên đặc biệt là các tổ trưởng chuyên môn. Tổ khối trưởng phải xây dựng kế hoạch của từng bộ môn theo kế hoạch đã quy định như kế hoạch tuần, tháng, năm…Hiệu trưởng phải thường xuyên theo dõi, kiểm tra tiến độ và phân phối chương

trình đã quy định, theo dõi việc thực hiện thời khoá biểu của học sinh trong ngày.

Để xây dựng được thời khoá biểu của trường hợp lý nhất, hiệu trưởng cần nghiên cứu kỹ, hiểu đúng quy định biên chế năm học, tính đặc thù của môn học, tâm sinh lý lứa tuổi của học sinh, đối với miền núi vùng dân tộc thiểu số cần chú trọng đến điều kiện địa lý, đặc thù địa phương, đặc điểm người dân tộc thiểu số để định thời khoá biểu học tập cho trường, điểm trường.

- Huy động trẻ em đúng độ tuổi vào lớp 1, vận động trẻ em bỏ học đến trường, thực hiện nhiệm vụ phổ cập giáo dục tiểu học và tham gia xoá mù chữ trong cộng đồng. Đây là một nhiệm vụ quan trong đòi hỏi người hiệu trưởng phải có phương pháp quản lý năng động. Đối với giáo dục miền núi vẫn cần phải tập trung đầu tư và ưu tiên phát triển, cho nên việc huy động càng nhiều học sinh dân tộc thiểu số đi học đó là những thắng lợi quan trọng trong giáo dục tiểu học.

- Hiệu trưởng cần phải giám sát các hoạt động thực hiện nhiệm vụ của giáo viên trường mình đó là: giảng dạy và giáo dục theo đúng chương trình giáo dục, kế hoạch dạy học; soạn bài, kiểm tra, đánh giá đúng quy định; lên lớp đúng giờ, không tuỳ tiện bỏ giờ, bỏ buổi học, đảm bảo chất lượng và hiệu quả giảng dạy; quản lý học sinh trong các hoạt động giáo dục do nhà trường tổ chức; tham gia đầy đủ các hoạt động tổ chuyên môn. Tham gia công tác PCGD tiểu học ở địa phương. Rèn luyện đạo đức, học tập văn hoá, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ để nâng cao chất lượng và hiệu quả giảng dạy. Chủ động phối hợp với đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, sao nhi đồng Hồ Chí Minh, với gia đình học sinh và tổ chức xã hội trong hoạt động giảng dạy và giáo dục.

- Quản lý chương trình môn học, cần được xác định: Các kỹ năng cần thiết để thực hiện quá trình phân cấp quản lý còn rất hạn chế. Điều cần thiết giúp hiệu trưởng ứng phó linh hoạt với vấn đề phân cấp quản lý và

nắm vững hơn các quá trình thay đổi và đổi mới giáo dục. Hệ thống thông tin quản lý như việc thu thập số liệu và phản ánh của giáo viên cần phải hợp lý hoá và nâng cao năng lực thu thập, kiểm tra và phân tích số liệu cho các hiệu trưởng.

Quản lý chương trình các môn học, hiệu trưởng cần chỉ đạo dạy và học các môn văn hoá hiệu quả thiết thực là nâng cao chất lượng đào tạo. Cần chỉ đạo từ khâu lập thời khoá biểu, lập kế hoạch dạy học, chỉ đạo chương trình, xây dựng quy định cụ thể về nền nếp dạy của giáo viên, học của học sinh, chỉ đạo rút kinh nghiệm một số vấn đề đặc trưng nhất trong hoạt đọng dạy và học. Để chỉ đạo tốt HĐDH, hiệu trưởng cần tổ chức cho giáo viên nghiên cứu học tập nắm vững chương trình; soạn bài (soạn mẫu, kiểm tra soạn bài của giáo viên); kiểm tra việc dạy trên lớp; đánh giá chất lượng học sinh (tổ chức cho giáo viên học tập nắm vững hướng dẫn đánh giá của Bộ GD - ĐT ngay từ đầu năm học, thực hiện những quy định về chế độ cho điểm, chấm điểm, chấm chữa bài kiểm tra, đánh giá xếp loại học sinh; trực tiếp chấm chữa lại một số bài kiểm tra để đánh giá việc chấm bài của giáo viên; kiểm tra sổ điểm lớp. Có thể tổ chức cho giáo viên chấm bài tay đôi với học sinh.

Tóm lại: Thực hiện chương trình dạy học là thực hiện kế hoạch đào

tạo theo mục tiêu của trường tiểu học. Chương trình dạy học là pháp lệnh của Nhà nước do Bộ GD - ĐT ban hành. Người hiệu trưởng phải thực hiện nghiêm chỉnh không được tuỳ tiện thay đổi, thêm bớt làm sai lệch chương trình dạy học. Hiệu trưởng cần có các BPQL giáo viên dạy đúng, dạy đủ chương trình dạy học.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lí hoạt động dạy học của hiệu trưởng các trường Tiểu học huyện Tam Đảo – Vĩnh Phúc (Trang 80 - 82)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(122 trang)
w