Chỉđạo xâydựng nền nếp dạyhọc

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lí hoạt động dạy học của hiệu trưởng các trường Tiểu học huyện Tam Đảo – Vĩnh Phúc (Trang 74 - 80)

T Nội dung biện pháp

3.2.1. Chỉđạo xâydựng nền nếp dạyhọc

Chỉ đạo xây dựng nền nếp dạy học là một nội dung quan trọng trong QLHĐDH của hiệu trưởng. Nó tạo ra nền tảng vững chắc về trật tự, kỷ cương tạo ra bầu không khí tâm lý lành mạnh tích cực, tự giác, tinh thầndân chủ trong làm việc.

Thực tiễn ở các trường Tiểu học của huyện Tam Đảo cho thấy: Việc xây dựng nền nếp dạy học đã được quan tâm song chưa đạt hiệu quả cao. Qua phân tích điều tra thực trạng ở một số trường, ý kiến của hiệu trưởng các trường, đặc biệt là các trường tiến tiến xuất sắc, đồng thời có số lượng học sinh đông như: Hợp Châu, Hồ Sơn đều thống nhất ý kiến về việc cần thiết phải chỉ đạo xây dựng nền nếp dạy học trong nhà trường. Người lãnh đạo nếu làm tốt công việc này, (đặc biệt bản thân hiệu trưởng phải gương

mẫu thực hiện trước, lời nói đi đôi với việc làm) sẽ thiết lập được trật tự nền nếp kỷ cương trong dạy học, lôi cuốn các giáo viên quan tâm đến công việc chung, có ý thức trách nhiệm, tự giác tham gia nhiệt tình mang lại hiệu quả cao trong công việc.

3.2.1.1. Mục tiêu

Xây dựng nền nếp dạy học trong nhà trường nhằm thực hiện quy chế dạy học do Bộ GD - ĐT ban hành, tiếp tục củng cố giữ gìn nền nếp kỷ cương trong dạy học.

- Cụ thể hoá những chức năng điều lệ nhà trường vào đặc điểm cụ thể của mỗi địa phương, mỗi đơn vị. Đó là các quy định về nội dung làm việc, quy định về nền nếp chuyên môn, vận dụng vào thực tế đơn vị giúp cho cán bộ, giáo viên hoàn thành tốt yêu cầu công việc, quản lý trên lĩnh vực dạy học nhằm thực hiện có hiệu quả những văn bản chung đã ban hành.

Ngoài việc thực hiện những quy định chung, nhà trường xác lập thêm một số nội quy, quy ước bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế đơn vị góp phần thực hiện mục tiêu chung của trường Tiểu học.

3.2.1.2. Tổ chức thực hiện

Đầu năm hiệu trưởng phải lên được kế hoạch về việc xây dựng nền nếp nhà trường, trước hết:

- Tổng hợp các văn bản pháp quy của Bộ GD - ĐT về quy định, quy chế chung về dạy học (điều lệ nhà trường Tiểu học, mục tiêu đào tạo, hồ sơ giảng dạy, quy định về khen thưởng, xét duyệt lên lớp, các tiêu chí khác…)

Chắt lọc các phần có liên quan đến nền nếp giảng dạy, cụ thể hoá những chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn đã ghi trong văn bản, đề ra nhưũng yêu cầu cần thực hiện đối với cán bộ giáo viên và học sinh.

- Trên cơ sở các quy định chung, xây dựng các quy định riêng của đơn vị với các tiêu chí cụ thể, chi tiết để đánh giá thi đua cho chính xác, công bằng.

Để lập được kế hoạch, người hiệu trưởng phải nghiên cứu đầy đủ nội dung quy chế dạy học và phải quản lý giáo viên thực hiện theo quy chế của ngành một cách nghiêm túc. Lấy việc quản lý trong nhà trường là cơ bản, từ đó xâydựng mục tiêu của kế hoạch.

Lập kế hoạch kiểm tra việc thực hiện các quy định, quy chế nền nếp dạy học. Kế hoạch càng chi tiết tỉ mỉ thì việc quản lý càng thuận lợi, càng đạt hiệu quả cao.

Để tổ chức thực hiện nội dung nền nếp dạy học trong nhà trường, trước hết hiệu trưởng phải tổ chức cho cán bộ, giáo viên học tập, trao đổi, thảo luận và rút kinh nghiệm cho việc thực hiện nền nếp của những năm trước. Các vấn đề tồn tại, yếu kém chưa thực hiện được cần phải quán triệt lại và đề ra các biện pháp khắc phục. Các vấn đề đã thực hiện tốt phải được phát huy, nhân rộng, đồng thời tuyên dương, khen thưởng kịp thời các cá nhân giáo viên, các tổ chuyên môn thực hiện tốt.

Đưa nội dung thực hiện nền nếp vào phong trào thi đua hai tốt của nhà trường.

Căn cứ vào tình hình thực tế của từng tháng, từng giai đoạn mà đặ ra nội dung trọng tâm của từng giai đoạn, từng tháng.

Ví dụ: tháng 9 đầu năm học xác định trọng tâm, ổn định nền nếp thực hiện nội quy nhà trường, kiện toàn các tổ chức, đoàn thể trong nhà trường.

Để ổn định nền nếp hiệu trưởng cần:

- Xây dựng được các thang điểm đánh giá giờ dạy trên lớp, đánh giá việc thực hiện giờ giấc ra vào lớp của giáo viên, việc cho điểm hoạt động lên lớp, thực hiện chương trình theo phân phối giảng dạy, sổ báo giảng theo tiến độ thời gian các phân môn…

- Xây dựng các chỉ tiêu thực hiện nền nếp trong tập thể sư phạm và giáo viên.

Khi có các tiêu chí quy định, hiệu trưởng tổ chức theo dõi việc thực hiện nền nếp của giáo viên qua các hoạt động lên lớp, qua hồ sơ chuyên môn của giáo viên. Hiệu trưởng chỉ đạo quản lý hồ sơ chuyên môn trong nhà trường. Hồ sơ chuyên môn của giáo viên bao gồm: Kế hoạch giảng dạy bộ môn, giáo án lên lớp, sổ điểm, sổ báo giảng, sổ mượn đồ dùng dạy học, sổ dự giờ, sổ tự bồi dưỡng, ngoài ra nên quy định có đăng ký chỉ tiêu chất lượng giảng dạy bộ môn và đăng ký danh hiệu tập thể lớp (nếu là chủ nhiệm) với các chỉ tiêu thể hiện ở chỉ số lên lớp, chỉ số đạo đức và văn hoá.

Các loại sổ sách chung: sổ ghi tên ghi điểm của lớp, sổ trực tuần các lớp, sổ họp của các tổ chuyên môn, sổ họp hội đồng theo dõi việc thực hiện nền nếp, kết quả thi đua của tập thể và cá nhân.

- Xây dựng nền nếp sinh hoạt trong cơ quan:

Nền nếp sinh hoạt hội đồng hàng tháng cần tổ chức gọn, đơn giản, có nội dung khoa học sao cho phát huy được tinh thần dân chủ, tính tích cực chủ động sáng tạo của giáo viên trong việc tham gia góp ý kiến nhằm nâng cao hiệu quả của các buổi sinh hoạt, với phương châm huy động được sức mạnh của tập thể.

Nền nếp sinh hoạt cần được đổi mới theo hướng:

. Nội dung các hoạt động trong tháng, trong tuần được ghi trên các bảng tin nhà trường.

. Phần đánh giá kết quả hoạt động của từng tháng cũng cần được ghi trên bảng tin nhà trường.

Đến giờ sinh hoạt, căn cứ vào các nội dụng đã đánh giá và kết quả hoạt động, mọi người đóng góp ý kiến bổ xung, trao đổi. Từ đó người lãnh đạo có thể thu thập thông tin rút ra kết luận, điều chỉnh hoặc bổ xung, đảm bảo được tính dân chủ công khai trong nhà trường.

. Nền nếp sinh hoạt nhóm, tổ chuyên môn: Được tăng cường theo kế hoạch của tổ, thảo luận nội dung theo các chuyên đề, trao đổi nội dung giảng dạy, nâng cao hiệu quả tự bồi dưỡng chuyên môn.

Thực tế cho thấy: Việc thực hiện nền nếp sinh hoạt ở tổ chuyên môn là rất quan trọng. Bởi đơn vị tổ chính là đơn vị quản lý sát sao nhất, có tính chuyên sâu về chuyên môn đối với mỗi giáo viên trong tổ. Nếu sinh hoạt của tổ chuyên môn được thực hiện tốt, chú trọng đến hoạt động chuyên môn thì sẽ có tác dụng rất lớn đến việc nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên. Vì vậy, một trong những yếu tố mà hiệu trưởng cần quan tâm chính là thực hiện nền nếp sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn.

Xây dựng nền nếp sinh hoạt các tổ chức Đảng, chính quyền, công đoàn, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh và hội cha mẹ học sinh nhằm phát huy sức mạnh của đoàn thể trong việc chỉ đạo thực hiện quy chế nhà trường.

- Một trong những biện pháp cần chú ý là: Xây dựng nền nếp sinh hoạt trong học sinh: theo dõi việc sinh hoạt 15 phút đầu giờ do các chi đôi phụ trách, các buổi sinh hoạt lớp do giáo viên điều khiển. Các buổi sinh hoạt này cũng cần thay đổi nội dung nhận thức như trao đổi kinh nghiệm học tập, phụ đạo giúp bạn hiểu bài….

Các buổi sinh hoạt của học sinh nếu tạo được nền nếp thì có tác dụng rất lớn đến việc nâng cao chất lượng giờ giảng trên lớp của giáo viên và hiệu quả giáo dục của nhà trường. Bởi nó tạo ra một không khí phấn khởi nhưng cũng hết sức nghiêm túc, góp phần tạo tâm thế học tập tốt cho học sinh. Nó giúp các em hiểu nhau, gắn bó với nhau và gắn bó với trường lớp hơn. Điều đó sẽ là một yếu tố tạo động cơ học tập tốt cho học sinh.

Để thực hiện được tốt công tác duy trì nền nếp, hiệu trưởng cần có sự phân công giao trách nhiệm rõ ràng trong nhà trường.

- Giao cho tổ chuyên môn quản lý ngày giờ công, tiến độ giảng dạy của giáo viên, lên kế hoạch sinh hoạt tổ, nhóm theo nội dung chuyên đề.

- Giao cho tổ chủ nhiệm đánh giá hoạt động, nền nếp của các tập thể lớp. Hàng tuần, hàng tháng có sơ kết đánh giá kết quả thi đua thực hiện nền nếp của giáo viên và học sinh. Kết quả thi đua của giáo viên được nhận xét, đánh giá vào các buổi họp HĐSP, kết quả thi đua của học sinh và giáo viên chủ nhiệm được đánh giá nhận xét khen thưởng trước cờ, thông báo trên bảng tin ở mục thi đua của nhà trường vào sáng thứ hai mỗi tuần.

Hiệu trưởng cần kiểm tra toàn diện tất cả các hoạt động nền nếp nói trên.

- Kiểm tra theo kế hoạch đầu năm đề ra, kết hợp với kiểm tra thường xuyên và kiểm tra đột xuất (để có kết luận chính xác, uốn nắn kịp thời)

- Kết hợp sự kiểm tra của Ban giám hiệu, tổ chuyên môn và của Đoàn thanh niên.

- Tuỳ vào tính chất, mức độ của nhà trường trong từng giai đoạn mà xác định trọng tâm kiểm tra trong từng đợt.

- Qua kiểm tra đều có kết luận, rút kinh nghiệm đánh giá kết quả việc xây dựng nền nếp dạy học.

- Việc đánh giá kết quả thực hiện nền nếp được kết hợp vào cùng với việc đánh giá các đợt thi đua, có tổ chức tuyên dương, khen thưởng kịp thời.

Ví dụ: Vào đợt kỷ niệm ngày thành lập Đảng 3/2. Kỷ niệm ngày thành lập Đoàn 26/3. Kỷ niệm ngày sinh nhật Bác 19/5…

- Qua mỗi đợt thi đua, mỗi học kỳ đều có kiểm điểm, đánh giá rút kinh nghiệm để từ đó có các biện pháp chỉ đạo sát sao hơn, thiết thực hơn, phù hợp với thực tiễn hơn, và đặc biệt là có tác dụng giáo dục, thúc đẩy phong trào thi đua dạy tốt – học tốt đi lên.

- Tóm lại: Trong QLHĐDH của hiệu trưởng biện pháp chỉ đạo xây dựng nền nếp dạy học hết sức quan trọng. Nó tạo ra nền tảng vững chắc để thực hiện tốt việc giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh trong nhà trường. Trong mỗi nhà trường, người hiệu trưởng cần chú trọng và xây

dựng được nền nếp dạy học của trường mình sao cho đạt được hiệu quả cao nhất.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lí hoạt động dạy học của hiệu trưởng các trường Tiểu học huyện Tam Đảo – Vĩnh Phúc (Trang 74 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(122 trang)
w