Đánh giá kết quả của các biện pháp quản lý hoạt động dạy của hiệu trưởng trường tiểu học Tam Đảo

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lí hoạt động dạy học của hiệu trưởng các trường Tiểu học huyện Tam Đảo – Vĩnh Phúc (Trang 67 - 73)

T Nội dung biện pháp

2.2.4. Đánh giá kết quả của các biện pháp quản lý hoạt động dạy của hiệu trưởng trường tiểu học Tam Đảo

trưởng trường tiểu học Tam Đảo

Qua nghiên cứu thực tế, qua kết qủa điều tra, trao đổi phỏng vấn các cán bộ quản lý nhà trường và giáo viên về các biện pháp quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng các trường tiểu học huyện Tam Đảo. Chúng tôi khái quát được những thành công và hạn chế trong công tác quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng như sau:

Những thành công

- Hiệu trưởng đã nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trọng của quản lý hoạt động dạy học trong nhà trường nói chung, ở trường tiểu học nói riêng. Hiệu trưởng đã thấy được rằng, nhận thức của con người được hình thành có thể bằng nhiều con đường, song con đường ngắn nhất, tối ưu và hiệu quả nhất là thông qua hoạt động dạy học trong nhà trường. Nói cách khác, họ đã nhận thức được hoạt động dạy học là hoạt động trung tâm của nhà trường, hoạt động này là tiền đề để tổ chức các hoạt động khác.

- Hiệu trưởng là người tâm huyết, tận tuỵ với nghề, nhiệt tình, thiết tha với công việc có tinh thần trách nhiệm cao.

- Hàng năm, đã tổ chức cho giáo viên học tập đầy đủ các quy chế, nhiệm vụ năm học mới, tiêu chuẩn đánh giá xếp loại, những chỉ tiêu cần phấn đấu trong năm học.

Việc ký duyệt giáo án để kiểm tra bài soạn của giáo viên vừa quản lý được cả việc thực hiện chương trình, dự giờ thăm lớp. Đánh giá kết quảgiáo viên qua các kỳ thao giảng, các kỳ thi giáo viên giỏi được tổ chức thường xuyên có tác dụng tốt trong việc cải tiến phương pháp giảng dạy, nâng cao trình độ chuyên môn của giáo viên.

- Việc dự giờ thăm lớp rút kinh nghiệm bài giảng, đánh giá kết qủa giáo viên qua các kỳ thao giảng, các kỳ thi giáo viên giỏi đã có tác dụng tốt trong việc cải tiến phương pháp dạy, nâng cao trình độ chuyên môn của giáo viên.

- Đưa nội dung xây dựng nền nếp vào phong trào thi đua “hai tốt” thông qua việc thực hiện nội dung chương trình dạy học, thực hiện thời khoá biểu để quản lý.

- Các hiệu trưởng đã chỉ đạo phát huy được vai trò của tổ chuyên môn trong hoạt động giảng dạy của giáo viên, dự giờ, thống nhất nội dung bài giảng, góp ý kiến xây dựng.

- Xây dựng nền nếp sinh hoạt trong hoạt động sư phạm, trong các tổ chuyên môn. Phối hợp chặt chẽ với các tổ chức công đoàn, đoàn thanh niên trong nhà trường để kiểm tra đánh giá việc thực hiện nền nếp dạy học.

- Tập thể các trường có sự đoàn kết nhất trí cao, những nội dung kế hoạch hoạt động dạy học trong trường đều được bàn bạc thống nhất và cùng nhau thực hiện.

- Xây dựng được chế độ khen thưởng, tổ chức tuyên dương, khen chê kịp thời đúng mức có tác dụng giáo dục, đẩy mạnh phong trào thi đua.

Ngoài những mặt chung ở trên, hiệu trưởng các trường tiên tiến như trường Hợp Châu, Hồ Sơn còn thực hiện tốt các biện pháp quản lý:

- Chỉ đạo các giáo viên tổ chức thi cử, kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh đảm bảo nghiêm túc, khách quan và công bằng.

- Duy trì chế độ kiểm tra, thanh tra chuyên môn để đánh giá phân công kèm cặp trong tổ, phát hiện lệch lạc tìm nguyên nhân và có biện pháp phòng ngừa ngăn chặn.

- Tổ chức phân loại chất lượng học sinh, lựa chọn phân công hợp lý đội ngũ giáo viên trong giảng dạy, phát huy được tay nghề của từng giáo viên.

* Những hạn chế:

- Việc chỉ đạo chế độ dự giờ thăm lớp, đúc kết kinh nghiệm của tổ chuyên môn và trong toàn trường một số chưa được duy trì thường xuyên. (chẳng hạn ở trường Vĩnh Thành).

- Công tác tổ chức bồi dưỡng đội ngũ, nâng cao kiến thức chung, đổi mới phương pháp dạy học còn nhiều hạn chế.

- Việc viết SK kinh nghiệm và làm đồ dùng dạy học trong các nhà trường còn yếu. Nhiều trường chỉ đảm bảo về mặt hình thức, đảm bảo số lượng theo quy định chứ chưa đảm bảo về mặt chất lượng, chưa tổ chức hội đồng xét duyệt sáng kiến kinh nghiệm làm việc nghiêm túc có chất lượng.

- Công tác chỉ đạo tổ chuyên môn phát động phong trào tự làm đồ dùng dạy học và sử dụng triệt để đồ dùng đó phục vụ cho các bài giảng chưa đạt hiệu quả cao.

- Chưa tổ chức được các chuyên đề hội thảo về đổi mới phương pháp dạy học.

- Việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh chưa có sự đổi mới vì vậy chưa phát huy được tính tích cực trong học tập của học sinh.

- Chất lượng đại trà tuy tăng lên nhưng không đều, chất lượng của các trường vùng xa, vùng sâu vẫn chưa tiếp cận được với mặt bằng chung của huyện và của tỉnh.

- Đại bộ phận giáo viên các trường tiểu học của huyện còn trẻ cả tuổi đời và tuổi nghề, thiếu kinh nghiệm trong giảng dạy và công tác do vậy mà ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng chung của toàn ngành.

- Điều kiện sống, sinh hoạt, giao thông đi lại khó khăn.

- Công tác xây dựng CSVC còn chậm, trang thiết bị phục vụ dạy học còn thiếu thốn, không đồng bộ, đầu tư thiếu trọng điểm, dàn trải v.v.. chưa đáp ứng kịp thời như cầu phục vụ cho dạy và học.

- Năng lực quản lý của một bộ phận cán bộ quản lý về chuyên môn, công tác tài chính, công tác tổ chức còn yếu.

+ Nguyên nhân thành công.

- Có đường lối đổi mới về giáo dục - đào tạo với phương châm “giáo dục là quốc sách hàng đầu”, sự quan tâm của Đảng bộ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân huyện Tam Đảo.

- Hiệu trưởng có niềm tin, quí trọng con người, có ý thức quan tâm tới người khác, tâm huyết với sự nghiệp giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ, có tinh thần trách nhiệm, tận tâm với tập thể, công bằng trong đánh giá và trong đối sử với giáo viên cũng như học sinh.

- Đội ngũ hiệu trưởng đã ý thức được vai trò của biện pháp quản lý hoạt động dạy học trong việc nâng cao chất lượng giáo dục một cách khoa học và linh hoạt vào thực tế của các nhà trường.

- Hiệu trưởng các trường luôn quan tâm xây dựng khối đoàn kết nội bộ, tạo điều kiện cho cán bộ giáo viên hoàn thành nhiệm vụ của mình.

- Trong quá trình làm công tác quản lý họ đã làm tốt việc phân công, công việc, phân công trách nhiệm, quy định rõ nề nếp làm việc và thực hiện nghiêm túc quy chế nhà trường.

- Coi trọng công tác thanh tra, kiểm tra đánh giá xếp loại giáo viên, tổ chức chỉ dạo thực hiện nghiêm túc việc kiểm tra, đánh giá xếp loại học sinh, đảm bảo công bằng, công khai.

- Đã chú trọng nền nếp dạy học, biết tổ chức lực lượng hợp lý, biết xây dựng và phát huy thế mạnh của các tổ chức trong nhà trường.

+ Nguyên nhân của sự hạn chế.

- Nguồn kinh phí đầu tư cho giáo dục còn nhiều hạn chế, chi tiêu trong trường phổ thông rất eo hẹp, việc huy động đóng góp từ phụ huynh, các cơ quan đoàn thể còn nhiều khó khăn.

- Sự phân phối giáo viên không đồng đều giữa các trường, giáo viên giỏi tập trung chủ yếu ở trường trung tâm, các trường vùng sâu, vùng xa còn nhiều giáo viên hợp đồng.

- Cơ sở vật chất, nhất là mặt bằng cho các nhà trường tổ chức hoạt động dạy và học có nhiều khó khăn đặc biệt là nhà điều hành, phòng thư viện, thiết bị còn thiếu, sân chơi bãi tập chật hẹp.

- Năng lực quản lý của đội ngũ hiệu trưởng còn bất cập, chưa theo kịp yêu cầu của sự nghiệp đổi mới trong giáo dục đào tạo. Một số hiệu trưởng chưa thực hiện tốt chế độ tự học, tự bồi dưỡng nên việc chỉ đạo, tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục trong nhà trường nói chung, các biện pháp quản lý hoạt động dạy học của giáo viên nói riêng không tránh khỏi sự khó khăn, lúng túng (đặc biệt là đối với công tác kiểm tra, đánh giá phân loại giáo viên).

- Trình độ chuyên môn của đội ngũ hiệu trưởng còn nhiều hạn chế. Khác với các bậc học, ở tiểu học người giáo viên không chỉ phải am hiểu sâu sắc một môn học mà họ còn phải nắm vững và vững cả 9 môn học theo quy định, Vì vậy, người hiệu trưởng trường tiểu học, muốn chỉ đạo tốt hoạt động dạy học của giáo viên thì phải có trình độ chuyên môn vững vàng, phải tinh thông kiến thức các môn học, phải nắm bắt kịp thời sự điều chỉnh, thay đổi nội dung kiến thức, phương pháp dạy học…cho phù hợp với tình hình đổi mới của giáo dục, trên thực tế, yêu cầu này còn là vấn đề cần khắc phục và là mục tiêu phấn đấu của nhiều đồng chí hiệu trưởng trường tiểu học tại huyện Tam Đảo.

- Việc triển khai đổi mới phương pháp dạy học còn chậm, tài liệu bồi dưỡng cho giáo viên về đổi mới phương pháp dạy học chưa được cung cấp đầy đủ.

- Công tác đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý và đội ngũ giáo viên chưa được quan tâm đúng mức. Việc tìm kiếm những biện pháp quản lý hoạt động dạy học phù hợp, hữu hiệu để khắc phục những tồn tại trên và giữ vững, phát huy những kết qủa đã đạt được là yêu cầu cấp bách trong việc nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường.

Kết luận chương 2

Qua nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng các trường tiểu học huyện Tam Đảo, chúng tôi kết luận như sau:

- Công tác quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng trường tiểu học hiện nay có nhiều mặt tích cực nhưng vẫn còn những hạn chế do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan dẫn đến hiệu quả quản lý hoạt động dạy học chưa cao, chất lượng giáo dục chưa đáp ứng với nhu cầu của xã hội trong giai đoạn hiện nay.

- Các kết quả nghiên cứu việc quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng trường tiểu học là căn cứ để xây dựng các biện pháp quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng phù hợp, hữu hiệu đối với một huyện miền núi sẽ được tiếp tục trình bày ở chương 3

Chương 3

Một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng các trường tiểu học huyện Tam Đảo.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lí hoạt động dạy học của hiệu trưởng các trường Tiểu học huyện Tam Đảo – Vĩnh Phúc (Trang 67 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(122 trang)
w