Tình hình phát triển giáo dục

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lí hoạt động dạy học của hiệu trưởng các trường Tiểu học huyện Tam Đảo – Vĩnh Phúc (Trang 37 - 44)

Huyện Tam Đảo thành lập là sự kiện có ý nghĩa to lớn, phù hợp với yêu cầu khách quan của quá trình phát triển, đáp ứng nguyện vọng của đông đảo nhân dân các dân tộc khu vực miền núi Tam Đảo cùng với các ban ngành đoàn thể của huyện, ngành GD - ĐT Tam Đảo được thành lập

theo quyết định số 54/13/2003/ QĐ - UB ngày 30/12/2003 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc bao gồm 32 đơn vị trường học, 15.247 học sinh từ mầm non đến THCS và đã chính thức đi vào hoạt động từ 01/01/2004.

Là huyện miền núi mới thành lập, xuất phát điểm mọi mặt của ngành giáo dục Tam Đảo còn rất thấp so với các đơn vị giáo dục trong tỉnh, nhất là về chất lượng giáo dục - đào tạo. Đa số các trường trong huyện đều là những đơn vị giáo dục có nhiều yếu kém, đứng trong tốp cuối của ngành giáo dục các huyện thị có liên quan chuyển về hệ thống giáo dục phát triển chưa đa dạng. Mạng lưới các trường lớp ngoài công lập chưa có, các trường đạt chuẩn quốc gia còn ít, còn thiếu trường THCS chất lượng cao và trường dân tộc nội trú cho con em dân tộc học tập. Công tác phổ cập và giáo dục THCS của huyện chưa hoàn thành.

Các điều kiện phục vụ cho giáo dục còn nhiều hạn chế, bất cập như Quản lý nhà nước về giáo dục còn hạn chế. Một số CBQL còn yếu về năng lực quản lý và trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Hiệu lực công tác quản lý thấp. Một bộ phận giáo viên chưa đạt chuẩn về trình độ, chưa đáp ứng được yêu cầu về đổi mới chương trình, cảnh quan môi trường sư phạm của đa số các trường còn nghèo, khó khăn và chậm thay đỏi. Công sở làm việc của phòng giáo dục chưa có, hiện còn phải đi thuê. Bộ máy lãnh đạo, chuyên viên còn mới mẻ, chưa đủ kinh nghiệm công tác. Công tác xã hội văn hoá giáo dục chưa có chiều sâu. Mâu thuẫn giữa phát triển nhanh về số lượng trong khi các điều kiện đảm bảo còn nhiều bất cập. Việc khuyến khích các nguồn lực đầu tư từ các tổ chức xã hội và đóng góp của nhân dân chưa có giải pháp thu hút hiệu quả. Sự đầu tư ngân sách cho giáo dục chưa tương xứng với yêu cầu phát triển theo quan điểm “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”.

Song, ngay sau khi huyện nhà được thành lập, sự nghiệp GD - ĐT Tam Đảo đã nhanh chóng đi vào hoạt động, tiếp tục thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị của ngành theo tinh thần nghị quyết Đại Hội Đảng các cấp, chiến lược phát triển giáo dục của chính phủ và của tỉnh.

Dưới sự lãnh đạo của huyện uỷ, HĐND, UBND huyện, được sự chỉ đạo của cơ sở GD - ĐT Vĩnh Phúc, sự phối hợp giúp đỡ của các ban ngành, đoàn thể, các cấp uỷ Đảng và chính quyền địa phương, sự ủng hộ giúp đỡ của đông đảo nhân dân và phụ huynh học sinh trong huyện, bằng sự nỗ lực quyết tâm của cán bộ giáo viên toàn ngành, sự nghiệp GD - ĐT Tam Đảo đã từng bước tạo được sự ổn định và đạt được một số thành tích bước đầu quan trọng.

Nhìn chung, mạng lưới trường, lớp toàn huyện đang được củng cố, hoàn thiện hợp lí, thoả mãn nhu cầu học tập của con em nhân dân.

Thực hiện kế hoạch phát triển số lượng học sinh cơ bản tốt. Số trẻ ra trường mầm non ngày càng tăng , đạt mức tương đương tỷ lệ chung toàn tỉnh. Số lượng học sinh phổ thông đi dần vào ổn định. Tuy nhiên, điểm còn yếu trong loại hình trường lớp còn chuyển biến chậm. Cả huyện chỉ có loại hình trường là công lập.

Bảng 2a. Đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên (2005 -2006) Bậc học Tổn g số Quả n lí Giá o viên Nhâ n viên Nữ Dân tộc Trình độ chuyên môn cấp Trun g cấp Cao đẳn g Đại học Mầm non 37 23 14 0 36 7 5 23 8 1 Tiểu học 421 43 349 29 248 10 2 316 5 50 THCS 375 30 325 20 176 10 1 250 49 75 Cộng 833 96 688 49 460 27 8 589 113 126

Nguồn: Phòng giáo dục huyện Tam Đảo

Bảng 2b. Số giáo viên, nhân viên hợp đồng (2005 -2006)

Bậc học Tổng số Giáo viên Nhân viên

Mầm non 122 122 0

Tiểu học 22 7 15

THCS 32 20 12

Cộng 176 149 27

Nguồn: Phòng giáo dục huyện Tam Đảo

Đội ngũ giáo viên trong huyện tương đối đủ, tính riêng số giáo viên trong biên chế thì: tiểu học đạt 1,14 giáo viên/ lớp, THCS đạt 1,85 giáo viên/ lớp. THCS đạt 1,97 giáo viên/ lớp. Số lượng trên đã đáp ứng đủ yêu cầu giảng dạy cả hai bậc học, được bố trí tương đối hợp lí, cân đối giữa các

trường, các vùng của huyện. Chất lượng đội ngũ dần được nâng cao và tương đối đồng bộ về cơ cấu đào tạo. Những môn văn hoá cơ bản đã có đủ giáo viên chính trong ban giảng dạy. Tỷ lệ giáo viên có trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn đối với bậc tiểu học đạt 99,5% (trong đó có 24,4% trên chuẩn), THCS đạt 96,2% (trong đó trên chuẩn 19,1%); Mầm non đạt 83,3% (trong đó trên chuẩn 24,3%). Và hiện nay, toàn ngành có 223 người đang được đào tạo trên chuẩn (tiểu học 114, THCS 59, mầm non 50). Phong giáo dục đã chỉ đạo xây dựng mỗi nhà trường thành một trung tâm bồi dưỡng giáo viên với nhiều hoạt động thiết thực. Chú trọng công tác giáo dục tư tưởng chính trị, rèn luyện phẩm chất nghề nghiệp cho giáo viên. Đội ngũ giáo viên đã đáp ứng được nhu cầu học tập của con em nhân dân trong huyện. Nhưng về tổng thể cơ cấu đào tạo, mặt bằng lao động chưa cân đối đối. Tình trạng thừa, thiếu cục bộ vẫn còn tồn tại.

Về cơ sở vật chất phục vụ cho dạy và học.

Tổng số phòng học toàn huyện có 398 phòng học (mầm non 111 phòng, tiểu học 182 phòng, THCS 105 phòng) đảm bảo đủ cho học sinh học hai ca. Phòng học kiên cố có 171 phòng chiếm 42,9% (mầm non 10 phòng, tiểu học 93 phòng, THCS 68 phòng). Phòng giáo dục đã dầu tư cho các trường một số cơ sở vật chất thiết yếu như đồ dùng nội thất văn phòng, ti vi, tủ giá sách, hỗ trợ kinh phí xây dựng khuôn viên, cấp phát SGK, SGV. Cảnh quan các nhà trường trong toàn huyện đã có những thay đổi đáng kể, xanh hơn, sạch hơn và khang trang hơn đã phần nào thoả mãn nhu cầu cho dạy và học.

Tuy nhiên, toàn huyện mới có một trường đạt chuẩn quốc gia. Cơ sở vật chất ở hầu hết các trường còn nhiều khó khăn, chưa có phòng bộ môn, phòng thí nghiệm, phong thư viện nên phải sử dụng chung với nhà điều hành hoặc phòng học, trang thiết bị dồ dùng thí nghiệm, sách các loại còn thiếu nhiều. Bên cạnh đó, một số trường chưa đủ phòng học ở trung tâm học sinh phải học ở nhiều điểm trường khác nhau đã ảnh hưởng rất lớn đến dạy và học.

Hiện tại các trường mầm non còn tạm bợ, nghèo nàn về đồ dùng, đồ chơi cho trẻ. Phòng giáo dục phải thuê nơi làm việc rất chật hẹp.

Về chất lượng giáo dục: Phòng giáo dục thường xuyên quán triệt, chấn chỉnh công tác quản lí dạy và học ở các trường đảm bảo có kỷ cương, nền nếp. Chỉ đạo các cấp học thực hiện tốt quy chế chuyên môn chất là việc thực hiện đổi mới chương trình, SGK mới. Đội ngũ giáo viên được bố trí và điều chỉnh lại tương đối hợp lí, cân đối giữa các trường, của huyện. Tất cả các trường đều tương đối đầy đủ giáo viên các môn văn hoá cơ bản, đa số đã được giảng dạy đúng chuyên môn đào tạo. Chất lượng giảng dạy của đội ngũ giáo viên tiếp tục được củng cố theo hướng tích cực đổi mới phương pháp dạy học. Việc thực hiện các quy chế chuyên môn, thực hiện chương trình môn học có nhiều tiến bộ. Nền nếp, kỉ cương dạy và học, tinh thần, thái độ, trách nhiệm nghề nghiệp của đội ngũ có nhiều chuyển biến đồng bộ ở khắp các nhà trường. Có 14 trường với trên 200 lượt giáo viên và 32 cán bộ quản lí tiểu học đã được tham gia học MODUN về đổi mới chương trình sách giáo khoa của Bộ giáo dục và đào tạo.

Tuy rất khó khăn, trong điều kiện mới tập hợp về huyện mới nhưng Tam Đảo vẫn rất cố gắng tổ chức đội ngũ giáo viên tham gia các kì thi giáo viên giỏi cấp tỉnh.

Bảng 3.1. Kết quả giáo viên đạt giáo viên giỏi của huyện. Năm học Đăn g ký Đạt cấp tỉnh Đạt cấp huyện Ghi chú Nhất Nhì Ba Khuyến khích Nhất Nhì Ba Khuyến khích 2005- 2006 Mầm non 35 03 03 06 14 Tiểu học 55 01 01 02 02 05 08 20

Công tác chỉ dạo toàn ngành đã đi vào nền nếp, kỷ cương, công tác kiểm tra, thanh tra hoạt động thường xuyên. Hiệu quả công tác thanh tra ngành đã góp phần quan trọng trong việc thực hiện chương trình, quản lí dạy và học trong nhà trường. Việc tổ chức phát hiện bồi dưỡng học sinh giỏi đặc biệt quan tâm chỉ đạo ở tất cả các bậc học đây là trong những yếu tố cơ bản để nâng dần chất lượng văn hoá và chất lượng toàn diện. Mũi nhọn học sinh giỏi đã được chú trọng, quan tâm có chuyển biến song về số lượng và chất lượng giải đạt được chưa cập với yêu cầu.

Bảng 3.2. Kết quả thi học sinh giỏi (tiểu học) cấp tỉnh của huyện Tam Đảo. Năm học

Số học sinh dự

thi

Số học sinh (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

đạt giải Cơ cấu giải

Ghi chú

Tổng số % Nhất Nhì Ba KK

2004 - 2005 90 22 24,4 02 11 09

2005- 2006 105 30 28,5 01 04 14 11

Nguồn: Phòng giáo dục huyện Tam Đảo

Mặc dù còn nhiều khó khăn, ngành giáo dục Tam Đảo đã có một số chuyển biến đi lên. Mạng lưới trường, lớp tiếp tục được củng cố, hoàn thiện hợp lí, thoả mãn nhu cầu học tập của con em nhân dân với điều kiện tốt hơn. Thực hiện kế hoạch phát triển số lượng học sinh cơ bản tốt. Các điều kiện nâng cao chất lượng giáo dục được tăng cường góp phần triển khai thực hiện có hiệu quả công tác đổi mới giáo dục phổ thông, đổi mới phương pháp giảng dạy. Cơ sở vật chất trường học, cảnh quan môi trường sư phạm được cải tiến tốt hơn. Công tác quản lý, chỉ đạo ngành đã có sự đổi mới và hiệu quả. Nền nếp kỉ cương được tăng cường. Tuy nhiên, chất lượng giáo dục còn thấp. Chưa huy động được nhiều nguồn lực của xã hội để phát triển giáo dục. Công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia còn khó khăn. Với đặc thù của huyện miền núi, chủ yếu là học sinh dân tộc, dân cư tập trung thưa thớt, giao thông không thuận tiện, mặt bằng dân trí thấp, đời sống nhân dân còn nghèo đã ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng giáo dục của

huyện Tam đảo. Vì vậy, đòi hỏi sự nỗ lực rất cao của cán bộ, giáo viên toàn ngành.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lí hoạt động dạy học của hiệu trưởng các trường Tiểu học huyện Tam Đảo – Vĩnh Phúc (Trang 37 - 44)