Khẩn trương xây dựng Trường đào tạo phát triển nguồn nhân lực:

Một phần của tài liệu 506 Giải pháp nâng cao chất lượng quản trị nguồn nhân lực Ngân hàng Công thương Việt Nam (Trang 93 - 95)

- Chính sách pháp luật: Chính sách pháp luật về quyền và nghĩa vụ của người lao động cũng như của người sử dụng lao động như: người lao

b.Khẩn trương xây dựng Trường đào tạo phát triển nguồn nhân lực:

Một nguyên nhân quan trọng của thực trạng công tác đào tạo của NHCT trong những năm qua còn nhiều bất cập là việc củng cố cập nhật, bổ sung kiến thức của CBNV toàn hệ thống thông qua công tác đào tạo và đào tạo lại chưa thường xuyên và thực sự bài bản. Hay nói cách khác, hoạt động của Trung tâm đào tạo - do mô hình nhỏ bé nên chưa đáp ứng được yêu cầu. Trung tâm chưa có chiến lược đào tạo lâu dài. Nội dung đào tạo chưa theo một chiến lược và chương trình cụ thể mà có tính tự phát hoặc lối mòn, thậm chí còn chắp vá. Phương pháp đào tạo chưa phù hợp với thực tiễn HĐKD. Hệ thống giáo trình, tài liệu giảng dạy chưa chuẩn do chưa được đánh giá phê duyệt của Hội đồng khoa học. Thiếu đội ngũ giáo viên chuyên nghiệp, trình độ cao. Do vậy, yêu cầu khẩn trương triển khai việc nâng cấp Trung tâm đào tào thành Trường đào tạo phát triển NNL là cấp thiết. Đây là điều kiện tiên quyết triển khai có hiệu quả các chương trình đào tạo phát triển NNL.

Các trường đại học và cao đẳng tại Việt Nam hiện nay đang trong quá trình chuyển đổi nên vẫn có sự bất cập, mới chỉ đào tạo, trang bị kiến thức cơ bản, chưa có sự đào tạo thực hành chuyên sâu cho các sinh nên chưa đáp ứng

kịp thời về chất lượng NNL cho các doanh nghiệp. Vậy là việc “đào tạo lại” mặc nhiên trở thành nhu cầu tất yếu nếu như ngân hàng muốn phát triển NNL để đáp ứng nhu cầu cạnh tranh và hội nhập. Yêu cầu đào tạo theo quy mô lớn và hiện đại chỉ có thể bằng việc thành lập Trường đào tạo với quy mô tương xứng. Có thể nói, việc nâng cấp Trung tâm đào tạo thành Trường đào tạo và phát triển NNL là một giải pháp mang tính gốc rễ, phản ánh phần nào xu thế “đi trước đón đầu” của thời đại hiện nay. Mô hình Trường đào tạo có quy mô hoạt động lớn, cơ sở vật chất đầy đủ chẳng những đáp ứng được yêu cầu đào tạo NNL của NHCT mà còn khắc phục những hạn chế do mô hình Trung tâm như hiện nay.

Một là: Xây dựng chiến lược đào tạo của NHCT, đáp ứng được nhu cầu

đào tạo cấp thiết, nhiều và không đồng đều của trên 12 ngàn lao động của NHCT. Nâng cấp Trung tâm đào tạo thành Trường đào tạo và phát triển NNL nhằm mục đích gắn chiến lược phát triển NNL với mục tiêu HĐHNH- yếu tố quyết định sự thành bại trong cạnh tranh - phát triển. Bên cạnh đó, việc thành lập trường còn để đặt viên gạch đầu tiên cho kỳ vọng phát triển đa dịch vụ; có điều kiện hợp tác liên doanh với các trường đại học trong nước và quốc tế để đào tạo trình độ trên đại học và đào tạo các nghiệp vụ ngân hàng hiện đại sẽ áp dụng tại Việt Nam do yêu cầu của hội nhập.

Hai là: Với mô hình nhà trường, thành lập Hội đồng khoa học qua đó

xây dựng nội dung giảng dạy, hệ thống giáo trình, phương pháp, tài liệu giảng dạy chuẩn.

Ba là: Tổ chức đào tạo chuyên sâu các nghiệp vụ ngân hàng hiện đại để

nhanh chóng tham gia hội nhập; đào tạo nghiệp vụ phù hợp với các chức danh. Đồng thời xây dựng chương trình theo dõi quá trình đào tạo của từng cán bộ từ khi được tuyển dụng cho đến khi nghỉ hưu, làm cơ sở cho việc: quy

hoạch, đào tạo, bố trí sử dụng nhân sự đáp ứng yêu cầu đổi mới cơ chế chính sách quản lý, sử dụng NNL, vì mục tiêu phát triển NHCT.

Bốn là: Với mô hình Trường, có điều kiện xây dựng cơ chế chi trả

lương phù hợp đối với giảng viên, qua đó tạo điều kiện thu hút lực lượng giảng viên chuyên nghiệp có kỹ năng sư phạm, trình độ chuyên môn tốt và kinh nghiệm thực tế sâu rộng.

Năm là: Có điều kiện xây dựng được các phân viện tại Huế, Thành phố

Hồ Chí Minh, Đồng nai đáp ứng được yêu cầu đào tạo theo hình thức vừa học vừa làm của CBNV tại các khu vực.

Sáu là: Với mô hình trường có điều kiện tăng cường năng lực tài chính

để nâng cao vị thế nhà trường; tập hợp và huy động nguồn vốn đầu tư mở rộng hệ thống cơ sở hạ tầng và đầu tư trang thiết bị hiện đại phục vụ cho công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ.

Bảy là: Nhà trường với bộ phận ngân hàng thực hành sẽ là nơi đào tạo

cán bộ nhằm tiến hành thí điểm triển khai các sản phẩm dịch vụ mới trước khi chính thức triển khai toàn hệ thống. Các mô hình toán kinh tế cũng được sử dụng để lượng hoá các lợi ích kỳ vọng thay vì các ước lượng mang nặng định tính như hiện nay.

Một phần của tài liệu 506 Giải pháp nâng cao chất lượng quản trị nguồn nhân lực Ngân hàng Công thương Việt Nam (Trang 93 - 95)