Quá trình hình thành và phát triển Ngân hàng Công thương Việt Nam

Một phần của tài liệu 506 Giải pháp nâng cao chất lượng quản trị nguồn nhân lực Ngân hàng Công thương Việt Nam (Trang 41 - 45)

- Chính sách pháp luật: Chính sách pháp luật về quyền và nghĩa vụ của người lao động cũng như của người sử dụng lao động như: người lao

d. Chính sách đãi ngộ: Xây dựng quy chế chi trả lương theo kết quả, hiệu quả công việc có tác dụng kích thích động viên các đơn vị, cán bộ nhân

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển Ngân hàng Công thương Việt Nam

CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM

2.1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ ĐIỀU HÀNH CỦA NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM ĐIỀU HÀNH CỦA NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển Ngân hàng Công thương Việt Nam Việt Nam

Ngày 26/03/1998 Hội đồng Bộ trưởng đã ban hành Nghị định số 53/HĐBT về việc đổi mới tổ chức và hoạt động ngân hàng theo mô hình tách Ngân hàng Nhà nước (NHNN) một cấp thành hệ thống Ngân hàng hai cấp, theo đó, NHNN là Ngân hàng Trung ương, quản lý Nhà nước về tiền tệ - tín dụng - ngân hàng; Ngân hàng chuyên doanh trực tiếp kinh doanh tiền tệ - tín dụng và dịch vụ ngân hàng. Tháng 7/1998. Ngân hàng Công thương Việt Nam (NHCT) là một trong 4 Ngân hàng chuyên doanh đầu tiên ra đời và đi vào hoạt động. Từ đó đến nay, NHCT phát triển qua 3 giai đoạn:

Giai đoạn 1 (7/1988-1990): Là giai đoạn bắt đầu triển khai mô hình mới, NHCT Trung ương làm công tác quản lý đầu mối, các chi nhánh hạch toán kinh doanh, nên hệ thống các văn bản pháp lý về cơ chế HĐKD chưa đầy đủ và thiếu nhất quán; cơ sở vật chất kỹ thuật kém, đội ngũ cán bộ chưa kịp đào tạo lại, HĐKD thuần tuý là tín dụng bằng Đồng Việt Nam.

Giai đoạn 2 (1991-1996): Ngày 14/11/1990, Chủ tịch Hội đồng Bộ

trưởng đã ký Quyết định số 402/QĐ thành lập lại NHCT; khẳng định NHCT là một NHTM có các thành viên là các chi nhánh hạch toán phụ thuộc, một pháp nhân hạch toán độc lập. Công tác quản trị và điều hành được đổi mới: thực hiện vai trò quản lý, điều hành tập trung của trụ sở chính, đồng thời phát huy lợi thế và vai trò chủ động của chi nhánh trong khuôn khổ phân cấp, uỷ quyền của Ban lãnh đạo. Chính sách kinh tế vĩ mô quan trọng nhất trong giai đoạn này đối với hoạt động ngân hàng là thực hiện cơ chế lãi suất dương.

Giai đoạn 3 (9/1996 đến nay): Được tổ chức lại theo mô hình Tổng công ty Nhà nước theo Quyết định số 285/QĐ-NH5 ngày 21/9/1996 của Thống đốc NHNN. Về cơ bản mô hình tổ chức và quản trị điều hành của NHCT không thay đổi nhiều, NHCT được quản lý bởi Hội đồng quản trị (HĐQT), điều hành của Tổng giám đốc tập trung tại trụ sở chính (TSC); có các chi nhánh, sở giao dịch, công ty độc lập, đối tác liên doanh.

Từ năm 2001 đến nay, NHCT tiếp tục đổi mới toàn diện HĐKD, cơ cấu tổ chức bộ máy, quản lý điều hành, hiện đại hoá ngân hàng (HĐHNH), phát triển sản phẩm dịch vụ… theo đề án cơ cấu lại NHCT được Chính phủ phê duyệt. Sau 19 năm trưởng thành, cùng với sự phát triển của hệ thống ngân hàng, NHCT đã có sự phát triển mạnh mẽ. Đặc biệt trong những năm qua đã có những đổi mới theo hướng một NHTM hiện đại và đã đạt những thành tựu đáng kể, tạo nên những điểm mạnh khi bước vào hội nhậpnhư sau:

Kết quả kinh doanh: Xem chi tiết tại bảng 2.1 phần Phụ lục:

Qua 5 năm (2002-2006), NHCT đã có sự tăng trưởng khả quan với các chỉ tiêu: Tốc độ nguồn vốn tăng bình quân 19%/năm (từ 64.000 tỷ năm 2002 lên 131.000 năm 2006); dư nợ tăng bình quân 19,6%/năm (63.000 tỷ năm 2002 lên 130.000 tỷ năm 2006), hoàn thành vượt kế hoạch tăng trưởng dư nợ (bình quân tăng từ 16 đến 18%/năm). Tỷ lệ nợ xấu 1,4% dưới mức quy định và nhỏ hơn mức kế hoạch ( 4%).

Kết quả thực hiện các chỉ tiêu tài chính (được thể hiện tại bảng 2.2 phần Phụ lục): Với mục tiêu nâng cao năng lực tài chính để đáp ứng yêu cầu hội nhập, trong thời gian qua, các chỉ tiêu tài chính đã được cải thiện đáng kể: tổng tài sản đến 31/12/2006 đạt 135.363 tỷ đồng, tăng 67.383 tỷ đồng, gấp 2 lần so với năm 2002; tương ứng, tốc độ tăng vốn chủ sở hữu năm 2006 gấp 1,8 lần so với năm 2002. Tỷ lệ vốn chủ sở hữu/Tổng tài sản giữ được mức độ trên 4% qua các năm. Ngoài ra, NHCT cũng đạt được các kết quả khả

quan theo định hướng tiêu chuẩn của một NHTM hiện đại, thể hiện trên các mặt sau:

Cơ cấu lại nợ: Từ một trong các ngân hàng có tỷ lệ nợ tồn đọng lớn

nhất vào năm 2002, đến nay, NHCT là ngân hàng có chất lượng tín dụng lành mạnh và tỷ lệ nợ xấu thấp nhất trong hệ thống NHTM (tỷ lệ nợ xấu sau xử lý rủi ro là 1,4%, nợ nhóm 2 dưới 5%). Bằng nhiều biện pháp chỉ đạo, thực hiện tích cực thu hồi nợ, bán tài sản, bù đắp bằng nguồn trích dự phòng rủi ro từ kết quả kinh doanh của NHCT và hỗ trợ từ Chính phủ phê duyệt, đã xử lý dứt điểm toàn bộ khối lượng nợ tồn đọng hơn 10 ngàn tỷ đồng, kết thúc chặng đường dài khó khăn của NHCT, đưa tỷ lệ nợ xấu từ 28%/năm 2000 xuống 1,4% cuối năm 2006, là ngân hàng lành mạnh hàng đầu trong hệ thống NHTM ở Việt Nam. Quy mô tài sản tăng trưởng bình quân hàng năm từ 17 đến 20% nhưng chất lượng tài sản nâng dần qua các năm, hiện nay NHCT hoàn toàn tự chủ và kiểm soát được tình hình tài chính.

Vốn điều lệ: Thời điểm 31/12/2000 vốn điều lệ chỉ có 1.100 tỷ đồng.

Sau 6 năm triển khai thực hiện chương trình tái cơ cấu, NHCT đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Vốn điều lệ được Chính phủ cấp bổ sung bằng nguồn trái phiếu đặc biệt qua các năm: năm 2002 được cấp 1.000 tỷ đồng, năm 2003 được cấp 800 tỷ đồng, năm 2004 được cấp 400 tỷ đồng và toàn bộ lãi trái phiếu đặc biệt được Chính phủ trả cũng ghi tăng vốn điều lệ. Đến thời điểm 31/12/2006, vốn điều lệ của NHCT là 3.616 tỷ đồng. Nhờ đó tỷ lệ an toàn vốn (CAR) của NHCT được cải thiện đáng kể, đến 31/12/2006 ở mức 5,18%. Thực hiện chỉ đạo của NHNN Việt Nam, NHCT đã lập phương án bổ sung vốn điều lệ và bảo đảm nguồn để thực hiện giải pháp cổ phần hoá NHCT. Theo đó, NHCT sẽ được Chính phủ bổ sung tăng vốn điều lệ đạt tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu trên 8% theo tiêu chuẩn quốc tế.

Hệ thống sản phẩm mới: Được triển khai tích cực với việc thực hiện dự án HĐHNH tạo điều kiện phát triển nhiều sản phẩm, dịch vụ ngân hàng mới, phục vụ khách hàng ngày càng tốt hơn như: thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng nội địa, chuyển tiền kiều hối, chuyển tiền nhanh trực tuyến Western Union, thanh toán song biên, thanh toán qua một tài khoản, thanh toán song phương với các định chế tài chính khác và thanh toán điện tử liên ngân hàng, dịch vụ thanh toán với các ngoại tệ mạnh, thanh toán séc ngoại tệ, séc du lịch… Về thẻ tín dụng quốc tế và ATM, NHCT tiếp tục là NHTM lớn thứ hai về lượng thẻ thanh toán cá nhân, riêng năm 2006, phát hành thêm được 400.000 thẻ ATM gấp đôi lượng thẻ lưu hành đến cuối năm 2005; phát hành được 3.000 thẻ tín dụng quốc tế. Đến cuối năm 2006, lắp đặt và vận hành gần 500 máy ATM. Tiện ích cho khách hàng sử dụng thẻ được tăng cường như dịch vụ nhắn tin thông báo số dư, thanh toán hoá đơn trực tuyến, thẻ tín dụng dưới 10 triệu, thẻ dành cho phụ nữ… NHCT đang xúc tiến để trở thành ngân hàng đại lý thanh toán của các tổ chức thẻ quốc tế khác như Diners Clup, JCBs, AMEX.

Năng lực quản trị rủi ro, quản lý Tài sản Nợ - Tài sản Có: Từ năm 2001 đến nay, NHCT đã liên tục thực hiện các giải pháp nâng cao năng lực quản lý rủi ro, đặc biệt trong lĩnh vực tín dụng và đầu tư. Các chỉ tiêu về chất lượng thường xuyên được rà soát, đánh giá và chấn chỉnh đảm bảo mục tiêu tăng trưởng bền vững. Từ tháng 03/2006 mô hình tổ chức tại TSC và chi nhánh được cải tiến; theo đó, thành lập thêm các bộ phận quản lý rủi ro tín dụng đầu tư, quản lý rủi ro thị trường và tác nghiệp, tại chi nhánh có một bộ phận chuyên trách về phân tích và cảnh báo rủi ro. Mô hình quản lý Tài sản Nợ - Tài sản Có cũng đang được triển khai; theo đó, danh mục tài sản của ngân hàng được quản lý tập trung, điều chỉnh bởi các công cụ điều hành như chính sách giá điều chuyển vốn nội bộ, hạn mức hoạt động của từng bộ phận,

đơn vị, chỉ tiêu lợi nhuận đối với từng sản phẩm và kênh bán hàng. Mọi rủi ro về lãi suất, về thanh khoản đều được tập trung và điều chỉnh bởi TSC.

Trình độ công nghệ và hiện đại hoá ngân hàng: Năm 2006, NHCT đã chính thức triển khai thành công chương trình phần mềm HĐHNH (INCAS) giai đoạn I trong phạm vi toàn hệ thống vào tháng 6/2006. Thực hiện hoạch toán và xử lý dữ liệu tập trung, kết nối trực tuyến từ trung tâm máy chủ tới toàn bộ 139 chi nhánh, 140 phòng giao dịch và hơn 500 điểm giao dịch, quỹ tiết kiệm trên toàn quốc. Hiện nay NHCT đang tiếp tục triển khai giai đoạn II của dự án, nhằm hoàn thiện cơ sở công nghệ, nâng cao chất lượng các nghiệp vụ, quản trị điều hành HĐKD.

Quan hệ hợp tác kinh doanh đối ngoại: Cuối năm 2006, NHCT có quan hệ đại lý với hơn 800 ngân hàng tại trên 80 quốc gia, vùng lãnh thổ. Hợp tác với các ngân hàng nước ngoài được tăng cường cả chiều rộng lẫn chiều sâu trên cơ sở đôi bên cùng có lợi. Kinh doanh ngoại tệ tăng trưởng mạnh, năm 2006 tổng doanh số mua bán ngoại tệ trực tiếp với khách hàng đạt 4,1 tỷ USD. Đồng thời NHCT tăng cường HĐKD ngoại tệ trên thị trường liên ngân hàng cả trong nước và quốc tế, tổng doanh số mua bán ngoại tệ liên ngân hàng đạt 586 triệu USD. Các HĐKD ngoại tệ trên thị trường quốc tế tiếp tục phát triển, năm 2006 đạt doanh số 2 tỷ USD. Tháng 7/2006, NHCT đã đăng cai tổ chức thành công hội nghị quốc tế các tổ chức tài chính APEC tài trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ. Hoạt động này đã góp phần nâng cao uy tín quốc tế và uy tín với cộng đồng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam.

Một phần của tài liệu 506 Giải pháp nâng cao chất lượng quản trị nguồn nhân lực Ngân hàng Công thương Việt Nam (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(124 trang)
w