Đặc điểm chung

Một phần của tài liệu 506 Giải pháp nâng cao chất lượng quản trị nguồn nhân lực Ngân hàng Công thương Việt Nam (Trang 50 - 51)

- Chính sách pháp luật: Chính sách pháp luật về quyền và nghĩa vụ của người lao động cũng như của người sử dụng lao động như: người lao

2.1.3.2.Đặc điểm chung

b. Nhân viên nghiệp vụ:

2.1.3.2.Đặc điểm chung

Thứ nhất: Chủ yếu là lao động trí óc. Đặc điểm này thể hiện: đối với

đội ngũ cán bộ QLĐH chủ yếu làm công việc nghiên cứu xây dựng các chiến lược, kế hoạch dài hạn, ngắn hạn, phương án tổ chức quản lý, tổ chức kinh doanh; tổ chức kiểm tra, kiểm soát, giám sát kết quả việc thực hiện kế hoạch. Do đó, đòi hỏi có hàm lượng trí tuệ, khả năng tư duy nghiên cứu tổng hợp, năng lực QLĐH và kinh nghiệm nghề nghiệp cao. Đối với nhân viên nghiệp vụ, chủ yếu vận dụng các kiến thức về cơ chế, quy chế, quy định, quy trình nghiệp vụ ngân hàng để giải quyết các yêu cầu công việc cụ thể như: giải quyết cho vay; mua, bán ngoại tệ, thanh toán chuyển tiền… đòi hỏi kỹ năng sử dụng vi tính thành thạo, kỹ năng giao tiếp, năng lực chuyên môn thể hiện ở sự luôn đòi hỏi có tư duy vận dụng tinh thông các nghiệp vụ ngân hàng.

Thứ hai: Có trình độ chuyên môn cao. Phần lớn lao động nghiệp vụ trong các bộ phận nghiệp vụ chủ yếu như: nguồn vốn, tín dụng, kế toán, thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại tệ… đều có trình độ đại học chuyên ngành kinh tế, tài chính, ngân hàng, được đào tạo cơ bản, ngoài ra còn có trình độ ngoại ngữ, thành thạo vi tính. Do vậy, các khâu nghiệp vụ được đảm bảo đủ trình độ chuyên môn vận hành thông suốt. Mặt khác, đội ngũ cán bộ QLĐH đều được đào tạo cao hơn, tối thiểu là trình độ đại học, một số có trình độ Thạc sỹ, Tiến sỹ. Ngoài kiến thức về quản lý tài chính, tiền tệ và hoạt động ngân hàng trong nền kinh tế thị trường, còn có khả năng tin học, ngoại ngữ, kiến thức chính trị, pháp luật, xã hội… Đội ngũ nhân lực này không chỉ vững vàng về kiến thức lý luận, còn có nhiều kinh nghiệm thực tiễn.

Thứ ba: Có hệ thống kiến thức tổng hợp và toàn diện. Để thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình mỗi cán bộ ngân hàng cần có hệ thống kiến

thức tổng hợp và toàn diện. Ngoài những kiến thức nghiệp vụ như tín dụng, kế toán, thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại hối… rất cần có khả năng về tiếng Anh, vi tính, có kỹ năng giao tiếp và nghệ thuật ứng xử với khách hàng, có kiến thức về quản trị kinh doanh trong nền kinh tế thị trường và hội nhập, có ý thức văn hoá văn minh công sở gây uy tín và thương hiệu cho NHCT.

Thứ tư: Có cơ cấu nghề nghiệp đa dạng như: viên chức tín dụng, kế toán, thanh toán quốc tế, kiểm soát, kho quỹ, điện toán… Mặt khác, cơ cấu lao động trực tiếp tác nghiệp nghiệp vụ của NHCT là số lượng chủ yếu chiếm số đông và xen lẫn trong số cán bộ quản lý điều hành kinh doanh chiếm số ít. Đòi hỏi việc bố trí lao động phải hết sức hợp lý để phát huy hiệu quả.

Một phần của tài liệu 506 Giải pháp nâng cao chất lượng quản trị nguồn nhân lực Ngân hàng Công thương Việt Nam (Trang 50 - 51)