Đặc điểm nguồn nhân lực ngân hàng thương mạ

Một phần của tài liệu 506 Giải pháp nâng cao chất lượng quản trị nguồn nhân lực Ngân hàng Công thương Việt Nam (Trang 25 - 27)

c. Các biện pháp khuyến khích vật chất, kích thích tinh thần, đãi ngộ nhằm duy trì nguồn nhân lực: Lợi ích là mức độ thoả mãn nhu cầu của con

1.3.1. Đặc điểm nguồn nhân lực ngân hàng thương mạ

Dựa trên đặc thù của ngành kinh doanh hành hoá đặc biệt là tiền tệ và dịch vụ tài chính, nguồn nhân lực của ngân hàng thương mại (NHTM) có đặc điểm chung như sau:

- Về mặt bằng kiến thức: Do hoạt động NHTM là cấp tín dụng và đầu tư cho nền kinh tế nên đòi hỏi cán bộ NHTM phải am hiểu và có kiến thức

tổng hợp của nhiều chuyên ngành sản suất kinh doanh, nhiều loại đặc thù và phương pháp quản lý.

- Về năng lực: Nhạy bén, sáng tạo, năng động do xuất phát từ đặc điểm của kinh doanh hành hoá đặc thù là tiền tệ.

- Về phong cách: NHTM thực hiện chức năng “đi vay để cho vay”, kinh doanh dựa trên sự “tín nhiệm” nên người cán bộ NHTM cần phải có phong cách chững chạc, tự tin, quyết đoán, đạo đức tốt, tạo được niềm tin tưởng cho khách hàng ở cả giác độ là người gửi tiền và các nhà đầu tư cho vay.

Đánh giá chung về NNL của NHTM Việt Nam hiện nay:

- Về ưu điểm: Đội ngũ NNL các NHTM Việt Nam (chủ yếu ở các

NHTM cổ phần) phần lớn trẻ, năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm. Trong những năm qua, các NHTM đã chú trọng đến việc tuyển chọn và nâng cao chất lượng NNL. Do đó, cơ cấu NNL đã có sự chuyển dịch, nâng dần tỷ lệ lao động trẻ, lao động được đào tạo chuyên môn, dần đáp ứng được với yêu cầu của thời đại mới.

- Về nhược điểm: Theo đánh giá chung của hầu hết các chuyên gia

trong ngành tài chính ngân hàng, con người trong các NHTM Nhà nước Việt Nam hiện nay thừa về số lượng, thiếu và chất lượng. Nhân lực của các NHTM hiện nay khoảng 60.000 người, trong đó NHCT khoảng 13.000 người, Ngân hàng Ngoại thương khoảng 4.000 người, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn khoảng 28.000 người. Một hiện tượng chung là gần 90% nhân lực ở các NHTM nhà nước là từ đội ngũ lao động do lịch sử để lại. Phần đông trong số họ ít được đào tạo về kiến thức kinh tế thị trường, độ tuổi trung bình cao (khoảng 40 tuổi), chưa có trình độ nhiều về kinh doanh và quản lý cũng như ngoại ngữ và tin học. Tỷ lệ lao động gián tiếp ở các NHTM Nhà nước là khá cao, có ngân hàng lên tới 30%, phân bổ ở các công việc lễ tân, kế toán, lái

xe, bảo vệ… Tỷ lệ đào tạo đại học đạt khoảng 40%, trong khi ở Thái Lan, tỷ lệ này là 70%. Thực trạng này đang là một bước cản khi các NHTM Nhà nước Việt Nam hội nhập quốc tế.

Một phần của tài liệu 506 Giải pháp nâng cao chất lượng quản trị nguồn nhân lực Ngân hàng Công thương Việt Nam (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(124 trang)
w