Phương hướng triển khai hoạt động quản trị nguồn nhân lực Ngân hàng Công thương Việt Nam trong thời gian tớ

Một phần của tài liệu 506 Giải pháp nâng cao chất lượng quản trị nguồn nhân lực Ngân hàng Công thương Việt Nam (Trang 75 - 77)

- Chính sách pháp luật: Chính sách pháp luật về quyền và nghĩa vụ của người lao động cũng như của người sử dụng lao động như: người lao

3.2.2.Phương hướng triển khai hoạt động quản trị nguồn nhân lực Ngân hàng Công thương Việt Nam trong thời gian tớ

b. Những nguyên nhân khách quan:

3.2.2.Phương hướng triển khai hoạt động quản trị nguồn nhân lực Ngân hàng Công thương Việt Nam trong thời gian tớ

Trên cơ sở phương hướng phát triển các NHTM, thực tiễn về nhân lực NHCT, nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới, xây dựng và phát triển NHCT thành một NHTM hiện đại và hội nhập quốc tế, trong những năm tới cần xác định phương hướng quản trị và phát triển NNL như sau:

Thứ nhất: Con người là vốn quý nhất, con người vừa là mục tiêu vừa là

là động lực của sự phát triển, đầu tư vào con người có ý nghĩa sống còn đối với sự phát triển của NHCT. Vì thế, cần nhất quán trong tư tưởng, nhận thức và hành động về vai trò của nhân lực; coi trọng nhân tố con người trong sự nghiệp đổi mới; từ đó có chính sách, biện pháp cụ thể và phù hợp đầu tư phát triển con người cũng như quản lý, khai thác sử dụng có hiệu quả nguồn lực con người đáp ứng yêu cầu xây dựng phát triển NHCT thành một NHTM hiện đại, hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực.

Thứ hai: Cần xây dựng chiến lược phát triển NNL phù hợp với chiến

lược kinh doanh trong thời kỳ hội nhập; đồng thời, gắn chiến lược phát triển NNL với mục tiêu HĐHNH. Mặt khác trong quá trình HĐHNH là môi trường thực tiễn để rèn luyện, tuyển chọn và đào tạo nhân lực, nâng cao năng lực QLĐH cho các cấp lãnh đạo, nâng cao năng lực chuyên môn, khả năng tiếp cận, khai thác và làm chủ công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực Ngân hàng cho CBNV. Thực hiện phương hướng này này, công tác QTNNL có vai trò quyết định; trong đó, chiến lược phát triển NNL là trọng tâm.

Thứ ba: Gắn chiến lược phát triển NNL đi đôi với kiện toàn cơ cấu tổ

chức bộ máy; đổi mới cơ chế chính sách quản trị điều hành; cải cách hành chính; cải tiến lề lối tác phong làm việc; văn hoá ứng xử, giao tiếp trong từng thời kỳ. Các nội dung có mối quan hệ chặt chẽ tác động lẫn nhau. Vì vậy, trong tổ chức thực hiện, cần triển khai đồng bộ, nhịp nhàng gắn kết nhau.

Thứ tư: Có cơ chế phát hiện, tuyển chọn, đào tạo bồi dưỡng phát triển,

triển từng thời kỳ. Chú trọng, công tác đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng, phát triển đội ngũ chuyên gia, nhân viên giỏi, đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp có đủ năng lực QLĐH, trình độ chuyên môn, phù hợp với công nghệ ngân hàng tiên tiến. Có chế độ đãi ngộ hợp lý để thu hút và giữ được nhân tài. Đánh giá và sử dụng cán bộ phải gắn với tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp, tiêu chuẩn cán bộ và hiệu quả công tác thực tế làm thước đo chủ yếu. Làm tốt công tác quy hoạch để có kế hoạch đào tạo bồi dưỡng lâu dài. Tổ chức xắp xếp lại lao động gắn với việc xây dựng chính sách hợp lý để khuyến khích tinh giản biên chế, nâng cao chất lượng NNL bằng cách định kỳ kiểm tra đánh giá chất lượng, kịp thời thay thế những CBNV yếu kém về năng lực, thải loại những lao động thoái hoá vi phạm đạo đức nghề nghiệp, vi phạm pháp luật.

Một phần của tài liệu 506 Giải pháp nâng cao chất lượng quản trị nguồn nhân lực Ngân hàng Công thương Việt Nam (Trang 75 - 77)