Tăng cường vai trò Lãnh đạo của Viện trưởng các Viện thực hành quyền công tố kiểm sát xét xử phúc thẩm thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao và

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Chất lượng thực hành quyền công tố của kiểm sát viên Viện Kiểm sát nhân dân tối cao trong xét xử phúc thẩm các vụ án hình sự doc (Trang 81 - 85)

quyền công tố kiểm sát xét xử phúc thẩm thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao và tăng cường quyền hạn, trách nhiệm của Kiểm sát viên trong thực hành quyền công tố trong xét xử phúc thẩm các vụ án hình sự

Để nâng cao chất lượng thực hành quyền công tố của Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong xét xử phúc thẩm các vụ án hình sự thì việc tăng cường vai trò lãnh đạo, quản lý, chỉ đạo của Lãnh đạo Viện kiểm sát xét xử phúc thẩm thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao là yêu cầu khách quan. Xuất phát từ nguyên tắc tổ chức và hoạt động của ngành Kiểm sát được quy định trong Hiến pháp 1992 (sửa đổi), Luật tổ chức Viện

kiểm sát nhân dân năm 2002 và quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự (Điều 36) quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Viện trưởng Viện kiểm sát trong thực hành quyền công tố ở giai đoạn xét xử phúc thẩm đó là quyền kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm các bản án, quyết định của Toà án; tổ chức chỉ đạo các hoạt động thực hành quyền công tố trong hoạt động tố tụng hình sự ở giai đoạn xét xử phúc thẩm. Tăng cường vai trò lãnh đạo của Viện trưởng các Viện kiểm sát xét xử phúc thẩm trong thực hành quyền công tố ở giai đoạn xét xử phúc thẩm. Trước hết là việc trực tiếp thực hiện các hoạt động thực hành quyền công tố. Tồn tại lâu nay là việc kháng nghi phúc thẩm của Viện kiểm sát nhân dân tối cao đổi với án sơ thẩm của tỉnh còn rất hạn chế. Các Viện kiểm sát xét xử phúc thẩm chưa chú trọng xây dựng, tổ chức thực hiện cơ chế yêu cầu gửi bản án, quyết định sơ thẩm kiểm tra bản án quyết định sơ thẩm, của Toà án cấp tỉnh. Mặc dù trong nhiều năm Viện kiểm sát cấp dưới không gửi đầy đủ, kịp thời các bản án để Viện kiểm sát xét xử phúc thẩm kiểm tra, xem xét việc kháng nghị phúc thẩm. Nhưng chậm được khắc phục. Tuy năm 2008, Viện kiểm sát xét xử phúc thẩm có tham mưu và được Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành Chỉ thị (Chỉ thị số 03 ngày 19/6/2008) về công tác kháng ngị phúc thẩm nhưng mới tập trung chỉ đạo công tác này đối với Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, cấp tỉnh. Do đó, số kháng nghị phúc thẩm của Viện kiểm sát nhân dân tối cao đối với bản án, quyết định sơ thẩm của cấp tỉnh còn rất hạn chế. Để công tác kháng nghị phúc thẩm của Viện kiểm sát nhân dân tối cao có hiệu quả thì việc sơ kết 1 năm thực hiện Chỉ thị số 03 ngày 19/6/2008 về kháng nghị phúc thẩm hình sự; cần sơ kết đánh giá đúng, đầy đủ những ưu điểm và tồn tại trong tổ chức thực hiện công tác này của từng đơn vị Viện kiểm sát xét xử phúc thẩm; có như vậy mới rút ra được bài học, tìm biện pháp khắc phục tình trạng yếu kém trong kháng nghị phúc thẩm của Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Do đó, tăng cường trách nhiệm của Viện trưởng các Viện kiểm sát xét xử phúc thẩm trong thực hành quyền công tố chính là tư tưởng chỉ đạo của Lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao những năm qua. Với việc ban hành Chỉ thị số 03/19/6/2008 về công tác kháng nghị phúc thẩm hình sự, Viện kiểm sát nhân dân tối cao yêu cầu Viện trưởng các Viện kiểm sát xét xử phúc thẩm cũng như các Viện trưởng các cấp tập trụng chỉ đạo nâng cao hiệu quả hoạt động thực hành quyền công tố thông qua công tác kháng nghị phúc thẩm của Viện kiểm sát góp phần tích

cực vào việc nâng cao hiệu quả của việc thực hiện chức năng thực hành quyền công tố của ngành Kiểm sát nhân dân.

Yêu cầu của Chỉ thị 03 là: "Thường xuyên quan tâm, coi trọng công tác kháng nghị phúc thẩm, còn đây là một trong những công việc trọng tâm của công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp. Trong kế hoạch, chương trình công tác hàng năm phải đề ra các chỉ tiêu phát hiện những bản án, quyết định sơ thẩm có vi phạm về áp dụng pháp luật, về thủ tục tố tụng để kháng nghị phúc thẩm… Viện trưởng các đơn vị phải trực tiếp nghe báo cáo và duyệt nội dung kháng nghị. Trước khi mở phiên toà, việc bổ sung, thay đổi, rút kháng nghị phải do Lãnh đạo Viện quyết định…", "Khi ban hành kháng nghị phải bảo đảm chặt chẽ từ hình thức đến nội dung và thủ tục, thời hạn pháp luật quy định…".

Các Viện phúc thẩm (thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao) phải có bộ phận chuyên trách theo dõi, quản lý, kiểm tra bản án, quyết định sơ thẩm, thu thập thông tin về việc xét xử của Toà án cấp sơ thẩm để phát hiện bản án, quyết định sơ thẩm có vi phạm… định kỳ kiểm tra việc thực hiện gửi bản án, quyết định sơ thẩm của Viện kiểm sát cấp tỉnh… Tăng cường công tác sơ tổng kết để rút kháng nghị về công tác kháng nghị phúc thẩm, chú trọng đề xuất giám đốc thẩm những vụ án cần thiết. Các Viện kiểm sát xét xử phúc thẩm có trách nhiệm đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện công tác kháng nghị phúc thẩm theo địa bàn được phân công…

Tăng cường sự Lãnh đạo của Viện trưởng các Viện kiểm sát xét xử phúc thẩm đòi hỏi tăng cường hơn nữa công tác quản lý chặt chẽ đối với các hoạt động thực hành quyền công tố trong xét xử phúc thẩm mà tập trung trong hoạt động của Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao tại các phiên toà. Yêu cầu là tăng cường chỉ đạo để các hoạt động của Kiểm sát viên trong nghiên cứu, chuẩn bị xét xử phúc thẩm kỹ lưỡng có chất lượng với tất cả các vụ án có kháng cáo, kháng nghị. Những vụ án phức tạp, liên quan đến nhiều chính sách kinh tế, xã hội, khi chuẩn bị và tham gia phiên toà phúc thẩm yêu cầu Viện trưởng Viện kiểm sát xét xử phúc thẩm phải chỉ đạo chặt chẽ, xem xét kháng nghị kịp thời và chính xác. Có cơ chế duyệt án phù hợp để tất cả các vụ án khi tham gia xét xử phúc thẩm thì Kiểm sát viên phải nắm chắc hồ sơ chuẩn bị tốt các phương án xét

hỏi, tranh luận tại phiên toà - nhằm mục đích đảm bảo việc truy tố xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không làm oan người vô tội. Những trường hợp kháng nghị phúc thẩm của Viện kiểm sát là đúng và chính xác theo quy định của pháp luật cần được báo cáo đầy đủ và kiến nghị cấp giám đốc thẩm nên Toà án cấp phúc thẩm không chấp nhận kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân. Đây là vấn đề đòi hỏi lãnh đạo các Viện kiểm sát xét xử phúc thẩm của Viện kiểm sát nhân dân tối cao phải thường xuyên quán triệt và kiểm tra thực hiện có hiệu quả.

Nâng cao vai trò lãnh đạo của Viện trưởng Viện kiểm sát xét xử phúc thẩm còn đòi hỏi phải tăng cường hơn nữa vai trò chỉ đạo đối với các Viện kiểm sát nhân dân cấp dưới về công tác thực hành quyền công tố trong xét xử các vụ án hình sự. Theo sự uỷ quyền của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao (Điều 32 - Quy chế thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử hình sự số 960 ngày 17/9/2007 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao) các Viện trưởng Viện thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm của Viện kiểm sát nhân dân tối cao đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật đối với Viện trưởng các Viện kiểm sát nhân dân tỉnh về công tác kháng nghị phúc thẩm. Đồng thời ký thừa uỷ quyền của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao đối với các kháng nghị phúc thẩm của Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Đòi hỏi kháng nghị phải đảm bảo đúng pháp luật cả về hình thức và có căn cứ pháp lý về nội dung.

Việc nâng cao trách nhiệm của Viện trưởng các Viện thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử hình sự không đồng nghĩa với việc Viện trưởng các Viện thực hành quyền công tố này làm thay các công việc của Kiểm sát viên. Đều quan trọng là trên cơ sở Quy chế hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm chung của ngành, các Viện thực hành quyền công tố và xét xử phúc thẩm phải xây dựng Quy chế cụ thể về tổ chức hoạt động củađơn vị mình để phân định cũng như phát huy quyền hạn, trách nhiệm của Viện trưởng với các Kiểm sát viên theo hướng mạnh dạn tăng quyền hạn, trách nhiệm pháp lý cho Kiểm sát viên thi thực hành quyền công tố và xét xử phúc thẩm các vụ án hình sự. Tạo điều kiện pháp lý để Kiểm sát viên thực hiện tốt nhiệm vụ

của mình với vai trò là người tiến hành tố tụng, có đầy đủ quyền hạn, nghĩa vụ của người tiến hành tố tụng theo quy định của pháp luật.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Chất lượng thực hành quyền công tố của kiểm sát viên Viện Kiểm sát nhân dân tối cao trong xét xử phúc thẩm các vụ án hình sự doc (Trang 81 - 85)