Khái quát chất lượng thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát nhân dân trong xét xử phúc thẩm các vụ án hình sự

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Chất lượng thực hành quyền công tố của kiểm sát viên Viện Kiểm sát nhân dân tối cao trong xét xử phúc thẩm các vụ án hình sự doc (Trang 41 - 42)

trong xét xử phúc thẩm các vụ án hình sự

Như phần khái niệm đã nêu rõ: Thực hành quyền công tố ở giai đoạn xét xử phúc thẩm hình sự của Viện kiểm sát nhân dân chính là việc sử dụng đầy đủ, toàn diện các quyền năng pháp lý nhân danh Nhà nước để thực hiện việc truy tố ra trước Toà án đối với người phạm tội. Trong giai đoạn xét xử phúc thẩm các vụ án hình sự. Bộ luật tố tụng hình sự không phân biệt quyền năng pháp lý nhân danh Nhà nước trao cho Viện kiểm sát nhân dân trong xét xử phúc thẩm thuộc cấp tỉnh hay cấp tối cao mà là ở hai cấp thì quyền năng pháp lý của Viện kiểm sát nhân dân được quy định chung. Theo đó, Viện kiểm sát nhân dân có các quyền năng trong thực hành quyền công tố ở giai đoạn xét xử phúc thẩm như sau:

Ngoài các quy định về quyền kháng nghị phúc thẩm các bản án, quyết định của Toà án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật, làm phát sinh thủ tục xét xử phúc thẩm của Toà án cấp trên. Viện kiểm sát nhân dân (đại diện thực hành quyền năng của Viện kiểm sát nhân dân là các Kiểm sát viên) còn có những quyền năng nhằm đảm bảo việc truy tố người phạm tội ở giai đoạn xét xử phúc thẩm: Nhằm đảm bảo việc truy tố đúng người, đúng tội, đúng pháp luật; không để lọt tội phạm và người phạm tội, không làm oan

người vô tội. Các quyền năng đó theo pháp luật tố tụng quy định và Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao thực hiện những năm gần đây như sau:

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Chất lượng thực hành quyền công tố của kiểm sát viên Viện Kiểm sát nhân dân tối cao trong xét xử phúc thẩm các vụ án hình sự doc (Trang 41 - 42)