Tình hình thụ lý, xét xử phúc thẩm các vụ án có kháng cáo, kháng nghị từ năm 2003 đến năm 2008 trong toàn quốc

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Chất lượng thực hành quyền công tố của kiểm sát viên Viện Kiểm sát nhân dân tối cao trong xét xử phúc thẩm các vụ án hình sự doc (Trang 37 - 38)

từ năm 2003 đến năm 2008 trong toàn quốc

a. Tình hình thụ lý và xét xử sơ thẩm án hình sự từ năm 2003 đến năm 2008:

Trong những năm qua, tội phạm có chiều hướng gia tăng. Theo thống kê thì số vụ án Toà án trong toàn quốc phải xét xử sơ thẩm hàng năm đều tăng. so sánh số vụ thụ lý thì năm 2008 tăng khoảng 10.000 vụ so với năm 2003; theo đó số bị cáo năm 2008 tăng khoảng trên 30.000 bị cáo so với năm 2003. Với số lượng như vậy, thấy rằng tình hình tội phạm đưa ra xét xử sơ thẩm tăng cả về số lượng vụ án và số lượng bị cáo. Tuy nhiên, số vụ án chỉ tăng khoảng 10.000 vụ nhưng số bị cáo tăng trên 30.000 bị cáo; cho thấy các vụ án có nhiều người tham gia tăng đáng kể. Phản ảnh tình trạng các vụ án có nhiều đồng phạm tăng lên, tính chất của tội phạm có tổ chức tăng, diễn biến của vụ án phức tạp hơn và hậu quả của tội phạm gây ra cũng nặng nề hơn.

Số lượng án hình sự phải xét xử sơ thẩm tăng lên thì việc tiến hành xét xử và kết quả xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự cũng được Toà án các cấp giải quyết tăng lên (xem bảng 2.1).

b. Tình hình thụ lý và xét xử phúc thẩm các vụ án hình sự sơ thẩm có kháng cáo, kháng nghị trong toàn quốc từ năm 2003 đến năm 2008:

Mặc dù tình hình thụ lý và xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự trong toàn quốc từ năm 2003 đến năm 2008 hàng năm đều tăng cả về số vụ và số bị cáo; song số án có kháng cáo, kháng nghị phải thụ lý để xét xử phúc thẩm trong toàn quốc từ năm 2003 đến năm 2008 có sự dao động không đáng kể. Hàng năm số án có kháng cáo, kháng nghị trung bình từ 14 ngàn đến 15 ngàn vụ và từ 20 ngàn đến 23 ngàn bị cáo. Tổng số vụ án có

kháng cáo, kháng nghị chiếm 29% số vụ đã xét xử sơ thẩm (90.275 vụ/316.282 vụ = 29%) và 25% số bị cáo đã xét xử sơ thẩm (128.374 bị cáo/510.327 bị cáo = 25 %).

Riêng số án Viện kiểm sát kháng nghị chỉ chiếm 0,5% trong tổng số án có kháng cáo, kháng nghị phải xét xử phúc thẩm (4462 vụ/90.275 vụ = 0,5%).

Kết quả xét xử phúc thẩm: Hàng năm Toà án phúc thẩm các cấp đã xét xử trung bình đạt từ 80 đến 87% số vụ và số bị cáo có kháng cáo, kháng nghị. Trung bình tỷ lệ xét xử phúc thẩm của 6 năm từ năm 2003 đến năm 2008 là 81% số vụ (73.201 vụ/ 90.275 vụ = 81%), và 83% số bị cáo (106.228 bị cáo/128.374 bị cáo = 83%).

Bảng 2.1: Tình hình số án có kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm trong toàn quốc

Năm Số vụ/bị cáo thụ lý xét xử sơ thẩm Số vụ/bị cáo đã xét xử sơ thẩm Số vụ/bị cáo có kháng cáo, kháng nghị Ghi chú 2003 55.554/85.460 47.912/71.916 14.662/20.428 2004 56.259/89.999 48.497/76.562 15.119/21.541 2005 57.032/92.877 48.828/77.752 13.868/19.715 2006 64.090/106.431 55.766/90.507 15.173/21.237 2007 65.128/111.071 56.541/94.291 15.974/23.274 2008 68.345/118.511 58.738/99/299 15.479/22.179 Tổng cộng 366.408/604.349 316.282/510.327 90.275/128.374

Nguồn: Thống kê công tác hàng năm của ngành kiểm sát nhân dân.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Chất lượng thực hành quyền công tố của kiểm sát viên Viện Kiểm sát nhân dân tối cao trong xét xử phúc thẩm các vụ án hình sự doc (Trang 37 - 38)