Nắm vững và thực hiện đúng đắn, đầy đủ vai trò, chức năng, nhiệm vụ của ngành kiểm sát trong thực hành quyền công tố, xét xử phúc thẩm hình sự

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Chất lượng thực hành quyền công tố của kiểm sát viên Viện Kiểm sát nhân dân tối cao trong xét xử phúc thẩm các vụ án hình sự doc (Trang 78 - 80)

của ngành kiểm sát trong thực hành quyền công tố, xét xử phúc thẩm hình sự

Đây là bài học được rút ra trong quá trình hoạt động và phát triển của ngành kiểm sát; trong giai đoạn hiện nay vẫn còn là vấn đề rất quan trọng và có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc, không chỉ vì có sự thay đổi quan trọng về chức năng của Viện kiểm sát theo hướng là Viện kiểm sát chỉ thực hiện một chức năng là thực hành quyền công tố (Viện kiểm sát sẽ chuyển thành mô hình Viện công tố) như tinh thần Nghị quyết 49-NQ/TW của Bộ Chính

trị, mà còn vì đây là thời kỳ đã và đang tiếp tục đặt ra những vấn đề về lý luận và thực tiễn có liên quan không chỉ là thực hiện chức năng của ngành Kiểm sát mà còn là đảm bảo cho việc cải cách hệ thống tư pháp nói chung theo tinh thần đổi mới nhưng phải xem xét đến tính lịch sử, truyền thống của hoạt động tư pháp nói chung. Do đó, Nghị quyết của Trung ương là định hướng song vận dụng vào thực tế còn phải xem xét một cách toàn diện. Trên cơ sở đảm bảo pháp luật được thực thi một cách đầy đủ, thống nhất, đảm bảo dân chủ, bình đẳng và công khai, minh bạch. Chúng tôi cho rằng ngành Kiểm sát nhân dân cần tập trung tham mưu với Đảng, Nhà nước giải quyết đầy đủ toàn diện vấn đề nêu trên, tạo cơ sở lý luận và thực tiễn cho hoạt động của ngành. Bên cạnh việc giải quyết về lý luận các vấn đề liên quan đến vị trí, vai trò, chức năng của Viện kiểm sát; ngành Kiểm sát cần quán triệt đầy đủ những quy định của pháp luật hiện hành về vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của ngành.

Vấn đề là phải hiểu, nắm vững không chỉ về nội dung mà cả tinh thần Điều luật, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 cũng như Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002 đã nhấn mạnh chức năng thực hành quyền công tố trong quan hệ với chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp. Đây là quy định nhằm khẳng định vị trí trọng tâm, có tính ưu tiên của chức năng thực hành quyền công tố, nhằm bảo đảm tính có căn cứ, tính hợp pháp trong việc Viện kiểm sát xem xét truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội. Nắm vững và thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ của ngành Kiểm sát có ý nghĩa là Viện kiểm sát phải xác định được rõ ràng nhiệm vụ cụ thể của mỗi cấp Kiểm sát, mỗi chức danh để có kế hoạch công tác cụ thể, đề cao tinh thần trách nhiệm, phát huy năng động, sáng tạo của mỗi Kiểm sát viên, khắc phục tâm lý ỷ lại vào các quy định của Lãnh đạo. Để chuẩn bị cho việc thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp của Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong xét xử phúc thẩm hình sự; đòi hỏi ngành Kiểm sát không chỉ được đầu tư về cơ sở vật chất, kỹ thuật, phương tiện làm việc mà quan trọng là phải có sự chuẩn bị về con người, về năng lực, trình độ của các Kiểm sát viên mới có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, đáp ứng yêu cầu của công cuộc cải cách tư pháp hiện nay.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Chất lượng thực hành quyền công tố của kiểm sát viên Viện Kiểm sát nhân dân tối cao trong xét xử phúc thẩm các vụ án hình sự doc (Trang 78 - 80)