Nắm vững, quán triệt đầy đủ tư tưởng, quan điểm và thực hiện đúng

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Chất lượng thực hành quyền công tố của kiểm sát viên Viện Kiểm sát nhân dân tối cao trong xét xử phúc thẩm các vụ án hình sự doc (Trang 77 - 78)

đường lối, chính sách đổi mới của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong cải cách tư pháp vào quá trình thực hành quyền công tố trong xét xử phúc thẩm các vụ án hình sự Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao

Nắm vững đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước là một yêu cầu khách quan và bắt buộc trong hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm các vụ án hình sự của Kiểm sát viên ngành kiểm sát nói chung và Kiểm sát viên làm công tác này ở Viện kiểm sát nhân dân tối cao nói riêng. Bản chất của thực hành quyền công tố là đòi hỏi các Kiểm sát viên phải đảm bảo tính có căn cứ, tính hợp pháp trong xem xét việc kháng nghị các bản án, quyết định của Toà án cấp tỉnh đã xét xử sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật; xem xét việc nghiên cứu hồ sơ vụ án chuẩn bị phiên toà và nhất là hoạt động thực hành quyền công tố tại phiên toà phúc thẩm. Đảm bảo cho việc xét xử ở cấp phúc thẩm đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Để làm được điều đó Kiểm sát viên phải nắm vững pháp luật, quán triệt đường lối, chính sách đổi mới của Đảng nói chung và đổi mới trong hoạt động tư pháp nói riêng. Trước hết là lĩnh vực đấu tranh

phòng, chống tội phạm. Bản chất của thực hành quyền công tố ở giai đoạn xét xử phúc thẩm nói chung và phúc thẩm của Toà án nhân dân tối cao nói riêng là đảm bảo cho việc xét xử của các Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao được tiến hành đúng quy định của pháp luật. Viện kiểm sát và Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao không thể thực hiện tốt công tác thực hành quyền công tố trong xét xử phúc thẩm các vụ án hình sự khi không nắm vững, quán triệt đầy đủ, thấu đáo quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng trong khi giải quyết từng vụ việc cụ thể. Góp phần phục vụ các nhiệm vụ chính trị đặt ra cho từng giai đoạn khác nhau và góp phần đảm bảo pháp chế. Đó là yêu cầu khách quan, do đó Kiểm sát viên phải cập nhật thường xuyên, đầy đủ và kịp thời các văn bản pháp luật mới để áp dụng trong hoạt động thực tiễn. Khi thực hiện việc thực hành quyền công tố Kiểm sát viên cần nắm vững các quy định của pháp luật trên các lĩnh vực khác nhau có liên quan đến từng vụ án cụ thể. Để thực hiện được giải pháp trách nhiệm trước hết thuộc về Lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao và của mỗi Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao; trách nhiệm này còn thuộc các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trong ban hành pháp luật, giải thích hướng dẫn áp dụng pháp luật. Trên thực tế cho thấy có nhiều văn bản pháp luật chậm được hướng dẫn, giải thích nhất là việc mang tính định lượng, định tính cho việc xử lý, làm cho việc áp dụng pháp luật thiếu chính xác, thiếu thống nhất hoặc không thực hiện được. Đây là vấn đề mang tính phổ biến hiện nay. Đòi hỏi trong hướng dẫn áp dụng pháp luật cần chấm dứt tình trạng hướng dẫn đơn phương (cho riêng ngành mình) mà cần được hướng dẫn liên ngành để nhận thức, áp dụng …. thống nhất trong xử lý các vụ án hình sự ở các cấp. Uỷ ban Thường vụ Quốc hội phải thực sự là cơ quan đi đầu trong giải thích pháp luật theo quy định của pháp luật.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Chất lượng thực hành quyền công tố của kiểm sát viên Viện Kiểm sát nhân dân tối cao trong xét xử phúc thẩm các vụ án hình sự doc (Trang 77 - 78)