ở Viện kiểm sát nhân dân tối cao từ năm 2003 đến năm 2008
a. Chế độ và thẩm quyền xét xử các vụ án hình sự:
Theo quy định tại Điều 20 của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, việc xét xử các vụ án hình sự vẫn đảm bảo và thực hiện chế độ hai cấp xét xử. Theo đó, về thẩm quyền xét xử phúc thẩm được quy định Toà án nhân dân cấp tỉnh xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự thuộc thẩm quyền của mình và xét xử phúc thẩm các vụ án hình sự do cấp quận, huyện
xét xử sơ thẩm nhưng có kháng cáo hoặc kháng nghị của Viện kiểm sát. Toà án nhân dân tối cao không xét xử sơ thẩm; chỉ xét xử phúc thẩm các vụ án hình sự do cấp tỉnh đã xét xử sơ thẩm mà có kháng cáo hoặc kháng nghị của Viện kiểm sát.
Đối với bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật mà phát hiện có vi phạm pháp luật hoặc có tình tiết mới thì được xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm.
Trong tiến trình thực hiện chủ trương cải cách tư pháp theo tinh thần Nghị quyết 49/NQ-BCT của Bộ Chính trị xác định cải cách tư pháp lấy Toà án làm Trung tâm. Theo đó có một số đề án được đưa ra xem xét về tổ chức bộ máy của Toà án và tổ chức xét xử trong thời gian tới. Như mô hình Toà án khu vực (cho một số Toà án cấp huyện), Toà thượng thẩm (chuyên xét xử phúc thẩm đối với án sơ thẩm cấp tỉnh bị kháng cáo, kháng nghị) Toà thượng thẩm không thuộc Toà án nhân dân tối cao. Đối với Toà án nhân dân tối cao thì là cấp quản lý và giám đốc thẩm, tái thẩm v.v… Tuy các đề án đang được xây dựng, có đề án đã trình Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp Trung ương. Song chưa có đề án nào được chấp nhận để trình Quốc hội xét, quyết định và tổ chức thực hiện. Đối với tổ chức bộ máy, hoạt động của ngành Kiểm sát, sẽ tiến hành cải cách cho phù hợp với mô hình Toà án trong xét xử các vụ án hình sự; đảm bảo quyền công tố của Nhà nước được thực hiện đầy đủ và có hiệu quả.
b. Tình hình các vụ án hình sự có kháng cáo, kháng nghị, Viện kiểm sát nhân dân tối cao thực hành quyền công tố đã xét xử ở cấp phúc thẩm:
+ Tình hình các vụ án hình sự có kháng cáo, kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân trong toàn quốc:
Trong những năm từ năm 2003 đến nay, số án hình sự có kháng cáo, kháng nghị trong toàn quốc và số án đã xét xử phúc thẩm hàng năm không có sự chênh lệch, tăng giảm lớn về số lượng tuyệt đối. Riêng số vụ án có kháng nghị của Viện kiểm sát vẫn còn hạn chế so với tổng số án phúc thẩm phải xét xử.
Bảng 2.2: Số án có kháng cáo, kháng nghị toàn quốc
Năm Số án có kháng cáo,
kháng nghị
Trong đó Số án đã xét xử Ghi
chú
cáo nghị 2003 14.662v/20.428b/c 13.691 971 12.338 17.419 2004 15.119/21.541 14.097 1.022 13.051 18.840 2005 13.868/19.715 12.947 921 11.139 16.449 2006 15.173/21.237 14.628 545 11.975 16.997 2007 15.974/23.274 15.429 545 12.652 18.763 2008 15.479/22.179 15.021 458 11.846 17.760 Cộng 90.275/128.374 85.813 4.462 73.201 106.228 5% 81% 82,7%
Nguồn: Thống kê công tác hàng năm của ngành kiểm sát nhân dân.
Theo số liệu thống kê hàng năm thì toàn quốc có khoảng từ 14 ngàn đến trên 15 ngàn vụ án có kháng cáo, kháng nghị; khoảng trên 19 ngàn đến 23 ngàn bị cáo có kháng cáo, kháng nghị bản án quyết định sơ thẩm hình sự của Toà án cấp sơ thẩm. Các cơ quan tiến hành tố tụng đã giải quyết (xét xử phúc thẩm) trung bình đạt 81% số vụ và 83% số bị cáo.
+ Tình hình án có kháng cáo, kháng nghị ở cấp phúc thẩm tối cao.
Trong những năm qua, thực hiện chương trình cải cách tư pháp theo Nghị quyết 08 và Nghị quyết 49 của Bộ Chính trị, Ban cải cách tư pháp Trung ương đã đề ra nhiều biện pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác xét xử phúc thẩm ở cấp Trung ương. Trong đó vấn đề nổi bật là đã được Quốc hội thể chế hoá Nghị quyết của Đảng vào pháp luật tố tụng hình sự. Cụ thể là Điều 170 Bộ luật tố tụng hình sự đã được Quốc hội khoá XI sửa đổi theo hướng tăng thẩm quyền cho Toà án cấp huyện được xét xử các vụ án có khung hình phạt đến 15 năm (Bộ luật tố tụng hình sự năm 1985 Toà án cấp huyện được xét xử các vụ án có khung hình phạt đến 7 năm). Tăng thẩm quyền xét xử cho Toà án cấp huyện chính là chuyển một lượng lớn án của cấp tỉnh chuyển về cho cấp huyện xét xử. Toà án cấp tỉnh chỉ xét xử các vụ án bị truy tố có khung hình phạt trên 15 năm. Do đó, án sơ thẩm của cấp tỉnh giảm đáng kể và đương nhiên số lượng án cấp phúc thẩm tối
cao cũng giảm theo. Cụ thể là: Tổng số án thụ lý xét xử phúc thẩm năm 2004 là 7.700 vụ; năm 2005: 5.600 vụ; năm 2006: 5.500 vụ; năm 2007: 5.000 vụ; năm 2008: 3.500 vụ. Số lượng án phúc thẩm tối cao giảm dần cùng với lộ trình tăng thẩm quyền xét xử cho Toà án cấp huyện. Kết quả là sau khi Bộ luật tố tụng hình sự có hiệu lực pháp luật và các ngành tư pháp Trung ương xây dựng, triển khai lộ trình tăng thẩm quyền xét xử cho cấp huyện từ năm 2004 đến năm 2009 kết thúc việc thực hiện Điều 170 Bộ luật tố tụng hình sự tăng thẩm quyền xét xử cho tất cả các Toà án cấp huyện thì án phúc thẩm tối cao giảm 50% số vụ việc. Hiện tượng quá tải ở cấp xét xử Toà án nhân dân tối cao được khắc phục triệt để, tạo điều kiện cho cấp tối cao nâng cao chất lượng xét xử các vụ án hình sự cũng như nâng cao chất lượng thực hành quyền công tố của Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao.