Nâng cao chất lượng thực hành quyền công tố là yêu cầu trước mắt và yêu cầu lâu dài của Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong xét xử phúc

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Chất lượng thực hành quyền công tố của kiểm sát viên Viện Kiểm sát nhân dân tối cao trong xét xử phúc thẩm các vụ án hình sự doc (Trang 75 - 76)

yêu cầu lâu dài của Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong xét xử phúc thẩm hình sự

Theo quy định tại Điều 170 BLTTHS năm 2003 thì Tòa án nhân dân cấp tỉnh chỉ xét xử những vụ án xâm phạm an ninh quốc gia; các tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh; các vụ án hình sự về những tội phạm đặc biệt nghiêm trọng hoặc vụ án thuộc thẩm quyền cấp dưới mà mình lấy lên để xét xử. Như vậy, Tòa án cấp phúc thẩm tối cao cũng chỉ xét xử lại những vụ án mà cấp tỉnh xét xử sơ thẩm nếu có kháng cáo, kháng nghị là những vụ án có tính chất đặc biệt nghiêm trọng; có ảnh hưởng to lớn đến đời sống xã hội, cá biệt có ảnh hưởng rất lớn, đặc biệt lớn liên quan đến an ninh quốc gia, đến chế độ XHCN đến sự sống còn của Nhà nước… Do đó, đòi hỏi chất lượng công tác thực hành quyền công tố của kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao là rất cao. Phúc thẩm ở cấp tối cao phải đảm bảo tính chính xác và đúng pháp luật cho tất cả các vụ án. Kiểm sát viên khi thực hành quyền công tố phải hết sức thận trọng, tỷ mỷ, chính xác, yêu cầu bảo đảm mọi quyết định phải chính xác. Xét xử phải đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, kiên quyết không làm oan người vô tội.

Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao làm tốt công tác thực hành quyền công tố các vụ án phúc thẩm hình sự mới chỉ đảm bảo các quy định của pháp luật. Thông qua công tác thực hành quyền công tố của mình, kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao còn có trách nhiệm tổ chức rút kinh nghiệm, sơ kết, tổng kết theo từng chuyên đề nghiệp vụ của công tác này (chuyên đề về kháng nghị phúc thẩm hình sự, chuyên đề về xác minh phúc thẩm, chuyên đề kỹ năng thực hành quyền công tố trong chuẩn bị xét xử phúc thẩm, chuyên đề về kỹ năng xét hỏi, tranh luận tại phiên tòa phúc thẩm…) để hướng dẫn, tập huấn, rút kinh nghiệm cho kiểm sát viên trong toàn ngành kiểm sát làm nhiệm vụ thực hành quyền công tố đối với các vụ án xét xử theo thủ tục phúc thẩm. Góp phần nâng

cao chất lượng, hiệu quả của công tác thực hành quyền công tố tại các phiên tòa hình sự trong toàn ngành Kiểm sát.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Chất lượng thực hành quyền công tố của kiểm sát viên Viện Kiểm sát nhân dân tối cao trong xét xử phúc thẩm các vụ án hình sự doc (Trang 75 - 76)