Nâng cao ý thức pháp luật cho công dân

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Đảm bảo quyền của công dân được bồi thường thiệt hại do hành vi trái pháp luật trong hoạt động tố tụng hình sự ở Việt Nam hiện nay pdf (Trang 72 - 73)

Ý thức pháp luật của cá nhân người được bồi thường trong TTHS có ý nghĩa quan trọng giúp bản thân họ đảm bảo quyền được bồi thường của chính mình. Trước hết, nếu công dân có hiểu biết nhất định về pháp luật, họ sẽ biết được bản thân mình có quyền yêu cầu BTTH, quyền yêu cầu cơ quan nhà nước thực hiện trách nhiệm BTTH đối với bản thân, và đã có sự thay đổi về địa vị khi bản thân họ đã có quyền bình đẳng, có vị thế ngang hàng với cơ quan đã khởi tố điều tra truy tố xét xử họ trước đây, quyền được BTTH không phải là sự ban phát, là vinh dự mà họ được hưởng. Ý thức pháp luật cũng giúp cho công dân có thiện chí và cảm thông đối với các cơ quan tiến hành tố tụng, không đưa ra các đòi hỏi phi lý hoặc lợi dụng quyền được bồi thường để thực hiện các hoạt động tuyên truyền xuyên tạc bản chất nhà nước. Mặt khác, ý thức pháp luật cũng giúp cho công dân vượt qua được những mặc cảm, thành kiến để tái hòa nhập cộng đồng.

Do đó, nâng cao ý thức pháp luật cho công dân cũng cần được coi là một trong những phương hướng đảm bảo quyền công dân được BTTH cho công dân do hành vi trái pháp luật trong TTHS. Những giải pháp để nâng cao ý thức pháp luật cho công dân trong trường hợp này thể hiện ở nhóm biện pháp mang tính "gốc" và cả tính "ngọn". Nhóm biện pháp mang tính "gốc" thể hiện ở việc đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, phổ biến giáo dục ý thức pháp luật ở cơ sở, tại các cộng đồng dân cư, trường học, đặc biệt là các hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật hướng tới các đối tượng có trình độ văn hóa thấp, ở vùng sâu vùng xa. Mặt khác, cần coi quyền được BTTH do oan sai là một trong những quyền của bị can, bị cáo và bị can, bị cáo phải được phổ biến quyền này trong các thời điểm tố tụng quan trọng được quy định trong BLTTHS hiện nay: khi bị tiến hành hỏi cung lần đầu tiên, khi khai mạc phiên tòa sơ thẩm, phúc thẩm vụ án hình sự. Đây là nhóm biện pháp mang tính "ngọn" phổ biến pháp luật khi công dân đã tham gia vào vụ án với tư cách là những người bị tình nghi đã thực hiện hành vi phạm tội. Tuy

nhiên, nhóm biện pháp này vừa giúp cho bị can, bị cáo - những công dân vẫn chưa bị coi là tội phạm được biết về quyền này của mình, vừa giúp các cơ quan tiến hành tố tụng nhận thức được trách nhiệm và hậu quả hành vi trái pháp luật do cố ý hoặc vô ý trong quá trình giải quyết vụ án.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Đảm bảo quyền của công dân được bồi thường thiệt hại do hành vi trái pháp luật trong hoạt động tố tụng hình sự ở Việt Nam hiện nay pdf (Trang 72 - 73)