BẢO QUYỀN CỦA CÔNG DÂN ĐƯỢC BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI
Hiện nay, vấn đề kinh phí bồi thường cũng như các vấn đề liên quan đến kinh phí như nguồn ngân sách, thủ tục cấp phát… không phải là vấn đề bức xúc trong việc đảm bảo quyền công dân được BTTH do hành vi trái pháp luật trong hoạt động tố tụng hình sự. Nói cách khác, đã có sự phối hợp chặt chẽ và sự chủ động của các cơ quan có liên quan về vấn đề kinh phí bồi thường.
Việc lập dự toán kinh phí bồi thường được thực hiện theo quy trình VKSNDTC, TANDTC và Bộ công an có trách nhiệm chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tiến hành lập dự toán kinh phí. Hằng năm, căn cứ thực tế BTTH cho người bị oan trong TTHS trong năm trước, cơ quan có thẩm quyền trong hoạt động TTHS ở trung ương phối hợp với Bộ Tài chính lập dự toán ngân sách Trung ương trình Quốc hội thông qua. Sau khi dự toán được
duyệt, Bộ Tài chính quản lý phần kinh phí bồi thường thiệt hại cho người bị oan và sẽ cấp kinh phí BTTH theo yêu cầu của các cơ quan tiến hành tố tụng.
Về thủ tục chi trả tiền BTTH, ngay sau khi có quyết định bồi thường, cơ quan có trách nhiệm bồi thường có văn bản gửi Kho bạc Nhà nước nơi mình có tài khoản đề nghị cấp phát kinh phí bồi thường. Trong thời hạn 3 ngày kể từ khi nhận được quyết định bồi thường và các giấy tờ có liên quan, Kho bạc phải kiểm tra và cấp kinh phí. Sau khi nhận được thông báo cấp kinh phí, cơ quan có trách nhiệm bồi thường đến làm thủ tục ngay và chi trả cho người bị oan.
Trong quá trình thực hiện Nghị quyết số 388 và Thông tư liên tịch số 01, các cơ quan tiến hành tố tụng đã thực hiện khá tốt những nội dung do liên ngành hướng dẫn, trong đó có nội dung về kinh phí và phương thức chi trả BTTH cho người bị oan, hầu hết người bị oan trong một số vụ án hình sự đã được giải quyết BTTH một cách thỏa đáng, đúng người, đúng pháp luật, được dư luận xã hội và những gia đình có người thân bị oan đồng tình [31].
Một số trường hợp chờ kinh phí Nhà nước cấp, cơ quan công an, Viện kiểm sát các cấp đã trích từ nguồn kinh phí hoạt động thường xuyên của cơ quan để bồi thường hoặc ở một số địa phương có sự hỗ trợ từ nguồn kinh phí của Ủy ban nhân dân các cấp. Theo đánh giá của Vụ 1 VKSNDTC, nhìn chung, trong thời gian qua, cơ quan tài chính đã tạo điều kiện và phối hợp chặt chẽ với cơ quan tư pháp kịp thời cấp kinh phí chi trả cho người bị oan đúng quy định của Nghị quyết số 388 [43].
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Thực tế việc thực hiện các nội dung đảm bảo quyền của công dân được BTTH cho công dân do hành vi trái pháp luật trong TTHS là một bức tranh đa dạng và nhiều màu sắc: các quy phạm pháp luật mới được ban hành đã đem lại những hiệu quả nhất định nhưng còn chưa đồng bộ, chưa bao quát hết các vấn đề cần điều chỉnh, chưa chặt chẽ về kỹ thuật lập pháp trong một số nội dung quan trọng, chưa quy định người bị "sai" cũng thuộc diện được bồi thường; các cơ quan tiến hành tố tụng với những nỗ lực đáng kể trong việc giải quyết bồi thường cho công dân bị oan sai nhưng vẫn còn hiện tượng đùn đẩy trách nhiệm, trốn tránh
động hỗ trợ các cơ quan tiến hành tố tụng và người bị oan khắc phục các hậu quả của việc bị "oan" vẫn còn những điều phải suy ngẫm… Bức tranh này đã được chương 2 của luận văn tái hiện qua việc đề cập và phân tích thực trạng các nội dung đảm bảo quyền của công dân được BTTH do hành vi trái pháp luật trong TTHS, từ đó, là cơ sở để trong chương 3, luận văn sẽ đưa ra những quan điểm và phương hướng giải quyết nhằm góp phần khắc phục các bất cập và hoàn thiện hệ thống pháp luật và cơ chế chính sách liên quan.
Chương 3