Nghĩa đối với việc nâng cao chất lượng tố tụng hình sự và giáo dục ý thức pháp luật cho đội ngũ công chức tư pháp

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Đảm bảo quyền của công dân được bồi thường thiệt hại do hành vi trái pháp luật trong hoạt động tố tụng hình sự ở Việt Nam hiện nay pdf (Trang 28 - 30)

thức pháp luật cho đội ngũ công chức tư pháp

TTHS là tấm gương phản chiếu bộ mặt dân chủ của nền chính trị và tính nhân văn của một xã hội. Tính dân chủ và nhân văn của chế độ chính trị, của xã hội thể hiện trong TTHS qua mục tiêu, trách nhiệm của TTHS, cách thức mà nền tố tụng đó đối xử với con người (mà trước hết là người bị tình nghi thực hiện tội phạm).

Trách nhiệm, mục tiêu của TTHS là chứng minh trách nhiệm hình sự của một cá nhân công dân, thông qua các hoạt động điều tra - truy tố - xét xử, TTHS phải làm sáng tỏ có hay không có sự việc phạm tội xảy ra, do ai thực hiện, người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đã đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự hay chưa, có năng lực trách nhiệm hình sự không, có lỗi hay không có lỗi, nhân thân người phạm tội và các tình tiết khác có ý nghĩa đối với hoạt động giải quyết vụ án. Một nền tố tụng nhân văn, vì con người là nền tố tụng chỉ coi một người là tội phạm khi người đó đã vi phạm xử sự pháp luật hình sự cấm trong khi có đầy đủ điều kiện khách quan và chủ quan để lựa chọn và thực hiện một xử sự khác phù hợp với đòi hỏi chung của xã hội; hình phạt phải áp dụng đối với hành vi của một con người cụ thể, có nhân thân, số phận, hoàn cảnh sống, hoàn cảnh phạm tội cụ thể. Có như vậy, bản án được tuyên mới có thể tới gần hơn các khái niệm công bằng, công lý và thể hiện ý nghĩa giáo dục, răn đe của hình phạt, thể hiện trách nhiệm của Nhà nước đối với công dân phạm tội. Sẽ không thể chỉ cần dựa vào kết quả chứng minh tội phạm có đạt được hay không mà đánh giá chất lượng của một nền tố tụng, chất lượng của một nền tố tụng còn cần được đánh giá ở việc các hoạt động tố tụng được thực hiện như thế nào, cách thức ứng xử với con người trong quá trình đi tới kết quả đó và cách thức mà cơ quan tiến hành tố tụng ứng xử đối với những sai lầm đã gây ra trong quá trình tố tụng. Trong quá trình tố tụng, nếu các cơ quan tiến hành tố tụng bức

cung, mớm cung, dùng nhục hình để buộc bị can phải khai báo, nếu sử dụng các hoạt động thu thập chứng cứ bất hợp pháp, nếu áp dụng các biện pháp cưỡng chế, biện pháp ngăn chặn tràn lan, hoàn toàn thể dẫn đến nguy cơ người bị tình nghi vì quá sợ nên phải nhận đã thực hiện tội phạm dù trước đó họ không hề thực hiện. Cũng để việc chứng minh tội phạm được nhanh chóng, không mất nhiều thời gian, kinh phí và công sức, Cơ quan điều tra không muốn trong quá trình điều tra có mặt luật sư, người đại diện hợp pháp của bị can, thậm chí không có mặt Kiểm sát viên, những người ở vị thế đối trọng và giám sát Cơ quan điều tra; Viện kiểm sát, Tòa án không muốn sự có mặt của luật sư trong giai đoạn truy tố - xét xử để không phải tranh tụng, không phải điều khiển tranh tụng. Việc buộc tội và xét xử sẽ rất dễ dàng nếu được diễn ra như một câu chuyện nội bộ giữa ba ngành Công an - Kiểm sát - Tòa án, "án tại hồ sơ", "án bỏ túi". Do vậy, việc buộc các cơ quan tiến hành tố tụng phải bồi thường cho công dân, việc đảm bảo quyền của công dân được BTTH do hành vi trái pháp luật trong TTHS buộc các cơ quan này phải minh bạch hơn, thận trọng hơn trong hoạt động tố tụng. Thực hiện nguyên tắc công dân được BTTH do hành vi trái pháp luật trong hoạt động TTHS buộc là một "tấm biển" cảnh báo từ xa đối với những chủ thể tiến hành tố tụng, mà nói rộng hơn là đội ngũ công chức tư pháp về khả năng phải bồi thường, khả năng phải chịu trách nhiệm nếu làm oan, làm sai, làm ẩu. Để tránh việc làm oan, làm sai, làm ẩu, các cơ quan tiến hành tố tụng phải nâng cao chất lượng tố tụng, mở rộng cánh cửa cho các chủ thể đối trọng, giám sát tham gia vào công việc của mình, nhằm giúp phát hiện và loại trừ các vi phạm tố tụng, bỏ sót chứng cứ có thể mắc phải. Ngoài ra, việc đảm bảo quyền được BTTH cho công dân do hành vi trái pháp luật trong TTHS ở một khía cạnh nào đó còn nâng cao uy tín của cơ quan đã thừa nhận trách nhiệm, tạo niềm tin cho công dân. Một khi đã có niềm tin vào các cơ quan tố tụng, công dân sẽ tự nguyện hơn trong việc phối hợp, giúp đỡ các cơ quan này trong hoạt động tố tụng, từ đó góp phần nâng cao chất lượng hoạt động tố tụng nói riêng và chất lượng cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm nói chung. Ngược lại, một khi thiếu lòng tin vào sự đảm bảo của Nhà nước thì công dân bất hợp tác với cơ quan nhà nước và tự tìm cách giải quyết theo cách riêng của mình, tìm tới các thiết chế phi nhà nước, thậm chí ngoài vòng pháp luật (tự trả thù, thuê các công ty dịch vụ điều tra, thuê các băng nhóm

tội phạm chuyên nghiệp…) do vậy, hạn chế hiệu quả của hoạt động tố tụng và hệ thống bộ máy nhà nước.

Đặc biệt, trách nhiệm BTTH cho công dân do hành vi trái pháp luật trong TTHS chính là biện pháp giáo dục ý thức pháp luật cho các công chức tư pháp. Trách nhiệm BTTH có tác dụng răn đe rất lớn đối với bất kỳ ý định lợi dụng nghề nghiệp, vị trí công tác tại các cơ quan tiến hành tố tụng, gây ra oan sai cho công dân để tham ô, trục lợi. Việc bồi thường còn giúp cho những người tiến hành tố tụng, các công chức tư pháp nhận rõ hậu quả do oan sai mà công dân phải gánh chịu, trách nhiệm do những hành vi cố ý hoặc vô ý của mình gây ra để tự ý thức hơn về ý nghĩa và trách nhiệm nghề nghiệp của bản thân.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Đảm bảo quyền của công dân được bồi thường thiệt hại do hành vi trái pháp luật trong hoạt động tố tụng hình sự ở Việt Nam hiện nay pdf (Trang 28 - 30)