xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, của dân, do dân và vì dân
Trong mối quan hệ biện chứng giữa Nhà nước và công dân, việc đảm bảo quyền của công dân được BTTH do hành vi trái pháp luật trong hoạt động TTHS đóng vai trò nhất định trong việc thúc đẩy tiến trình dân chủ hóa đời sống xã hội. Trước đây, có rất
nhiều quốc gia áp dụng nguyên tắc "miễn trừ quốc gia" thậm chí áp dụng ở mức độ cực
đoan trong quan hệ giải quyết bồi thường với công dân. Như đã từng đề cập, nguyên tắc này cho rằng Nhà nước được hưởng quyền miễn trừ quốc gia nên không thể bị coi là bị đơn trong những vụ kiện yêu cầu BTTH. Khi công chức nhà nước xâm phạm quyền lợi hợp pháp của công dân, tổ chức thì đó là hành vi mang tính cá nhân, Nhà nước không phải chịu trách nhiệm bồi thường. Công chức nào gây thiệt hại cho đương sự thì phải tự
chịu trách nhiệm bồi thường. Việc áp dụng nguyên tắc "miễn trừ quốc gia" trong trường
hợp này, là sự thoái thác trách nhiệm và đi ngược lại dân chủ.
Khi bị đặt vào vị thế bình đẳng với công dân trong quá trình giải quyết BTTH, cơ quan nhà nước sẽ không còn ở vị thế quyền lực nhà nước để tùy tiện ban hành các quyết định tố tụng, quyết định hành chính đối với công dân. Nói cách khác, cơ quan nhà nước sẽ không được sử dụng các thẩm quyền tố tụng để ép buộc, để áp đặt ý chí của mình đối
với công dân. Điều này cũng góp phần buộc các cơ quan nhà nước phải sử dụng pháp luật để bảo vệ uy tín và quyền lợi của chính họ, tránh các vụ kiện dân sự, hành chính, các tranh chấp với công dân và các cơ quan nhà nước khác, góp phần tạo dựng thói quen hành xử theo pháp luật. Do vậy, có thể nói, đảm bảo sự bình đẳng trong quá trình giải quyết bồi thường cũng chính là một cơ sở cho tiến trình dân chủ hóa đời sống xã hội, cho việc xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân và vì dân.