Nhà nước đóng vai trò chủ động trong việc đảm bảo quyền của công dân được bồi thường thiệt hại do hành vi trái pháp luật trong tố tụng hình sự

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Đảm bảo quyền của công dân được bồi thường thiệt hại do hành vi trái pháp luật trong hoạt động tố tụng hình sự ở Việt Nam hiện nay pdf (Trang 57 - 58)

dân được bồi thường thiệt hại do hành vi trái pháp luật trong tố tụng hình sự

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: "Nghĩ cho cùng, vấn đề tư pháp, cũng như mọi vấn đề khác, trong lúc này là vấn đề làm người ở đời, và làm người là phải thương nước, thương dân, thương nhân loại đau khổ, bị áp bức"; đó là "việc gì có lợi cho dân, ta phải hết sức làm, việc gì hại đến dân, ta phải hết sức tránh"; đó là: "phải chú ý giải quyết hết các vấn đề dù khó đến đâu cũng mặc lòng, những vấn đề quan hệ tới đời sống của dân. Phải chấp đơn, phải xử kiện cho dân mỗi khi người ta đem đơn tới [38, tr. 111].

Trải qua thời gian, tư tưởng Hồ Chí Minh về tư pháp, về đạo đức cách mạng, về đảm bảo quyền của công dân như trên đã từng bước được thẩm thấu và triển khai trong các quan điểm và nghị quyết của Đảng. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành trung ương Đảng khóa VII đã khẳng định: "Đối với việc bắt giữ, xét xử oan sai cần truy cứu trách nhiệm của những người ra lệnh và người thừa hành, đồng thời minh oan công khai, thỏa đáng đối với người bị bắt giữ, xét xử oan sai, đảm bảo quyền công dân đúng pháp luật". Như vậy, phải đến khóa VII, chúng ta mới nhìn nhận: "Minh oan công khai, thỏa đáng đối với người bị bắt giữ, xét xử oan sai, đảm bảo quyền công dân đúng pháp luật" là nhiệm vụ quan trọng phải thực hiện, đồng thời phải "truy cứu trách nhiệm của những người ra lệnh và người thừa hành". Đây là một quan điểm tương đối mạnh dạn, thể hiện sự nhìn nhận nghiêm túc về vấn đề đảm bảo quyền công dân bị oan sai trong TTHS, sự nghiêm khắc trong việc truy cứu lỗi của những người có thẩm quyền gây ra oan sai. Mặt khác, "truy cứu trách nhiệm của những người ra lệnh và người thừa hành" cũng chính là gián tiếp tạo ra điều kiện đảm bảo quyền công dân, ngăn chặn, răn đe những

người tiến hành tố tụng trước khả năng thực hiện hành vi trái pháp luật gây thiệt hại cho công dân trong quá trình thực thi pháp luật về sau, đảm bảo công bằng xã hội, tránh tình trạng "lễ không đến thứ dân, hình không đến bậc trượng phu" như dưới một số triều đại phong kiến trước đây. Vấn đề này tiếp tục được khẳng định trong Chỉ thị số 53-CT/TW ngày 21/3/2000 của Bộ Chính trị: "Việc bồi thường thiệt hại… cần làm rõ cơ sở pháp lý, trách nhiệm tập thể giữa tập thể và cá nhân, phân định trách nhiệm từng cơ quan và cá

nhân tiến hành tố tụng và mức độ thiệt hại về dân sự do làm oan sai gây ra". Như vậy,

việc cá thể hóa trách nhiệm của từng cá nhân, từng cơ quan có trách nhiệm bồi thường là một quan điểm, một định hướng quan trọng trong việc định hình chính sách hình sự và pháp luật về BTTH do hành vi trái pháp luật trong hoạt động TTHS nói riêng và pháp luật về bồi thường nhà nước nói chung.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Đảm bảo quyền của công dân được bồi thường thiệt hại do hành vi trái pháp luật trong hoạt động tố tụng hình sự ở Việt Nam hiện nay pdf (Trang 57 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)