Nghĩa đối với việc hoàn thiện hệ thống pháp luật

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Đảm bảo quyền của công dân được bồi thường thiệt hại do hành vi trái pháp luật trong hoạt động tố tụng hình sự ở Việt Nam hiện nay pdf (Trang 30 - 31)

Pháp luật là một trong những yếu tố đảm bảo quyền công dân được BTTH do hành vi trái pháp luật trong TTHS và ngược lại, chính việc đảm bảo quyền công dân được BTTH do hành vi trái pháp luật trong TTHS có tác dụng trở lại, buộc pháp luật phải được sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện để thực sự trở thành một hành lang pháp lý thông suốt, minh bạch, thuận lợi cho các bên tham gia vào quan hệ bồi thường. Các quy định pháp luật hiện hành qua thực tiễn áp dụng được cọ xát, bộc lộ những điểm tích cực và hạn chế để từ đó, tiếp tục được bổ sung, hoàn thiện. Trực tiếp điều chỉnh quan hệ BTTH giữa nhà nước với công dân là pháp luật dân sự và tố tụng dân sự. Vì vậy, hai ngành luật này sẽ phải được hoàn thiện để tương thích và định hướng đối tượng điều chỉnh. Mặt khác, việc hoàn thiện pháp luật về BTTH do hành vi trái pháp luật trong TTHS phải phù hợp với các quy định khác của Hiến pháp, của BLDS, các đạo luật về tổ chức bộ máy nhà nước… vì vậy, các nhà làm luật phải tính đến hình thức pháp lý và vị trí pháp lý của chế định BTTH do hành vi trái pháp luật trong TTHS trong hệ thống văn bản pháp luật trong quá trình xây dựng, pháp điển luật.

Ngoài ra, đối với pháp luật hình sự và TTHS, việcđảm bảo quyền công dân được

BTTH do hành vi trái pháp luật trong TTHS cũng giúp cho các nhà làm luật nhận thức được những hạn chế của các quy định của pháp luật hiện hành, các bất cập thuộc về kỹ thuật lập pháp dẫn tới việc tạo ra các lỗ hổng pháp lý là điều kiện dẫn đến oan sai. Những

quy định quá chung chung, dễ dẫn đến sự vận dụng tùy tiện, các quy định tạo ra sự chủ động quá lớn cho những người áp dụng pháp luật về việc xử lý hình sự hay xử lý hành chính, về việc miễn hay không miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt, về việc định khung và chuyển khung hình phạt, về mức hình phạt trong một khung… cần phải được sửa đổi hoặc loại bỏ. Pháp luật TTHS cũng có cơ hội để hoàn thiện hơn nhằm loại bớt các nguy cơ dẫn đến oan sai bằng việc tạo ra thêm nhiều các thiết chế giám sát, đối trọng như gia tăng vai trò của luật sư, tăng cường vai trò kiểm sát tư pháp của Viện kiểm sát và vai trò giám sát xã hội của các cơ quan, cá nhân, tổ chức khác. Ngoài ra, để ngăn chặn nguy cơ xảy ra oan sai, pháp luật tố tụng cũng cần phải chặt chẽ hơn về trình tự, thủ tục xác định tư cách của người bị tình nghi thực hiện tội phạm và các biện pháp cưỡng chế tố tụng có thể được áp dụng đối với cá nhân đó.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Đảm bảo quyền của công dân được bồi thường thiệt hại do hành vi trái pháp luật trong hoạt động tố tụng hình sự ở Việt Nam hiện nay pdf (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)