Xây dựng sản phẩm du lịch Củ Chi hướng về khách hàng

Một phần của tài liệu 518 Xây dựng và quảng bá thương hiệu huyện Củ Chi TP.HCM qua sản phẩm du lịch địa phương (Trang 91)

Qua nghiên cứu ở chương 4 cho ta thấy, có những khác biệt trong nhận thức của du khách và lãnh đạo địa phương như: thứ nhất, trong đánh giá tầm quan trọng của cơ sở hạ tầng và các dịch vụ phục vụ thì khách quan tâm nhất, ngược lại với lãnh đạo địa phương cho rằng vị trí địa lý và tài nguyên thiên nhiên quan trọng. Thứ hai, lãnh đạo địa phương cho rằng nguồn tài nguyên nhân văn kém quan trọng nhưng ngược lại du khách thì cho rằng yếu tố này rất quan trọng trong sản phẩm du lịch. Thứ ba, lãnh đạo địa phương cho rằng vấn đề an toàn và tình hình an ninh trật tự như hiện nay là tốt, nhưng nhu cầu của khách du lịch khẳng định rằng chưa tốt cần quan tâm hơn. Cuối cùng, lãnh đạo địa phương quan tâm nhiều đến cơ sở hạ tầng chung của địa phương, nhưng du khách chỉ quan tâm đến hạ tầng phục vụ trực tiếp cho du lịch. Đánh giá về di tích lịch sử có tầm quan trọng như nhau giữa khách và lãnh đạo.

Như vậy, đứng về quan điểm xây dựng sản phẩm theo nhu cầu của du khách thì vấn đề cơ sở hạ tầng phục vụ ngành du lịch rất quan trọng. Chính quyền địa phương và các doanh nghiệp kinh doanh du lịch phải có ưu tiên đầu tư vào lĩnh vực này. Sản phẩm du lịch cần thể hiện nét đặc trưng nhân văn của địa phương qua: tôn giáo, tập quán, lễ hội… An toàn cho du khách là vấn đề cần phải được ưu tiên hàng đầu.

Ngành du lịch Củ Chi cần: “Xây dựng sản phẩm đậm đà bản sắc nhân văn, trên cơ sở phát triển cơ sở hạ tầng ngành du lịch và xây dựng môi trường an ninh trật tự bảo đảm an toàn tuyệt đối cho du khách”.

5.2 Những mục tiêu của ngành du lịch Củ Chi đến năm 2010

Xuất phát từ 2 quan điểm trên, ngành du lịch Củ Chi có những mục tiêu cụ thể đến năm 2010 như sau:

- Xây dựng sản phẩm du lịch phong phú, độc đáo mang sắc thái riêng của Củ Chi. Nâng cao chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm chú trọng đến các sản phẩm du lịch văn hóa – lịch sử và sinh thái.

- Đẩy mạnh tuyên truyền quảng bá thu hút du khách trong và ngoài nước. Phối hợp nỗ lực của chính quyền Huyện, các doanh nghiệp và sự hỗ trợ của ngành du lịch thành phố Hồ Chí Minh để tổ chức quảng bá có hiệu quả và tập trung vào các thị trường mục tiêu.

- Nâng cao vai trò quản lý nhà nước nhằm định hướng chiến lược cho doanh nghiệp trong việc xác định thị trường mục tiêu và liên kết xây dựng sản phẩm tạo đà cho sự phát triển cộng hưởng.

- Thu hút đầu tư của các thành phần kinh tế để xây dựng, nâng cấp, mở rộng và hiện đại hóa các cơ sở vật chất phục vụ du lịch.

- Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực và nghiên cứu ứng dụng công nghệ mới trong du lịch.

- Xây dựng môi trường an ninh trật tự và đảm bảo an toàn cho du khách.

Từ những mục tiêu cụ thể đối với ngành du lịch Củ Chi từ nay đến năm 2010, đề tài đề xuất 2 nhóm giải pháp nhằm thực hiện những mục tiêu trên.

5.3 Giải pháp phát triển sản phẩm du lịch Củ Chi 5.3.1 Đa dạng hóa sản phẩm du lịch Củ Chi 5.3.1 Đa dạng hóa sản phẩm du lịch Củ Chi

Ngành du lịch Củ Chi cần xây dựng một sản phẩm độc đáo trên cơ sở kết hợp những nguồn tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên nhân tạo và đặc trưng nhân văn. Đặc điểm địa lý Củ Chi vừa mang nét đặc trưng của vùng sông nước miền Tây, một mặt vừa có nét của vùng cao miền Đông Nam Bộ. Cho phép chúng ta xây dựng sản phẩm kết hợp việc khai thác các dịch vụ trên sông nước với những vùng cây ăn trái ven tuyến sông Sài Gòn, Vàm Cỏ Đông.

Lịch sử để lại cho Củ Chi những di tích gắn với hai cuộc chiến tranh hào hùng của dân tộc – hệ thống đường hầm nằm sâu trong lòng đất là một công trình nhân tạo vĩ đại thể hiện ý chí quật cường của các thế hệ người dân Củ Chi. Cho dù chiến tranh đã đi qua hơn 30 năm, nhưng khi nhắc đến Củ Chi mọi người đều mang trong lòng niềm tôn kính với một biểu tượng của tinh thần quật khởi của cả dân tộc. Hệ thống các khu di tích địa đạo là “cái cốt lõi” trong sản phẩm du lịch của Huyện. Đề tài gợi ý xây dựng những mô hình du lịch cụ thể như sau:

5.3.1.1 Xây dựng các điểm du lịch nhà vườn, làng nghề truyền thống

Huyện cần hình thành mạng lưới các nhà vườn trồng cây ăn trái và có kiến trúc tiêu biểu của nhà vườn Nam Bộ. Sắp xếp hệ thống dịch vụ du lịch đảm bảo tiện nghi cho du khách trong và ngoài nước. Có thể kết hợp các phương tiện giao thông thủy – bộ để làm loại hình tham quan thêm phong phú.

5.3.1.2 Xây dựng những tuyến du lịch trên sông

Hình thành tuyến du lịch trên sông Sài Gòn xuất phát từ cầu Phú Cường (ranh giới tỉnh Bình Dương) đến các khu di tích địa đạo Bến Đình – Bến Dược, kết hợp

tham quan các làng nghề thủ công ven sông. Với loại hình này cần chú ý tạo cảnh quan hai bên bờ sông và xử lý tốt môi trường.

5.3.1.3 Đa dạng hóa các loại hình dịch vụ tại khu địa đạo Củ Chi

Mở rộng khu di tích địa đạo thành nhiều khu, mỗi khu ngăn cách bởi một khoảng cây rừng nhằm ngăn cách tầm nhìn của du khách, tạo cảm giác đang lạc vào khu rừng nhiệt đới trong chiến tranh với nhiều cạm bẫy. Xây dựng nhiều đoạn đường hầm cho du khách tự khám phá địa đạo, cần lắp đặt loa phóng thanh tiếng bom đạn với âm lượng hợp lý, đưa khu vực trường bắn ra xa hơn để tạo cảm giác an toàn cho du khách lớn tuổi. Cần tổ chức thêm dịch vụ tham quan bằng máy bay lên thẳng, xe tăng đã từng dùng trong chiến tranh. Để tăng phần hấp dẫn khách, những nhà làm du lịch Huyện cần nghiên cứu tái hiện lại những trận đánh nổi tiếng của lịch sử Củ Chi với thời gian và địa điểm xác định, du khách có thể đóng vai người trong cuộc. Đây không chỉ làm tăng phần hấp dẫn của điểm tham quan mà còn là sự kiện quan trọng để quảng bá cho du lịch.

5.3.2 Nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch Củ Chi 5.3.2.1 Xây dựng cơ sở hạ tầng cho phát triển du lịch 5.3.2.1 Xây dựng cơ sở hạ tầng cho phát triển du lịch

Theo đánh giá của du khách đến Củ Chi, mặc dù hệ thống cơ sở hạ tầng có những chuyển biến tích cực đặc biệt là hệ thống đường xá và phương tiện giao thông công cộng, song vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của khách du lịch. Một trong những yếu kém phải kể đến đó là qui mô, tính độc đáo của những khu du lịch, thứ hai là hệ thống thông tin liên lạc phục vụ du khách, thứ ba là hệ thống nhà hàng, khách sạn.

Bên cạnh việc thường xuyên duy tu bảo dưỡng các di tích lịch sử, công trình kiến trúc hiện có trong các khu du lịch. Huyện cần tập trung xây dựng những khu vui chơi giải trí liên hợp với qui mô lớn, kỹ thuật hiện đại với nhiều trò chơi mới lạ, thuận tiện cho du khách.

Xây dựng hệ thống các khách sạn, bungalow hiện đại, với tiện nghi cao cấp đáp ứng tốt nhu cầu lưu lại của khách. Nâng cấp và phát triển mới các nhà hàng đặc sản địa phương. Chỉ có như vậy mới tăng được thời gian lưu lại và chi tiêu của du khách khi đến địa phương.

Hệ thống thông tin liên lạc phải được thông suốát và kết nối đến từng phòng, từng tụ điểm giải trí tạo cho du khách cảm giác không cách biệt với thế giới qua mạng Internet và Cable truyền hình, điện thoại…

5.3.2.2 Phát triển nguồn nhân lực cho du lịch

Nhân tố con người đóng vai trò hết sức quan trọng trong nền công nghiệp không khói này. Nhưng đây cũng là một trong những yếu điểm chính của du lịch Củ Chi (chỉ với hơn 30% đã qua đào tạo, hơn 7% có trình độ đại học). Nguồn nhân lực này chưa chuyên nghiệp cao về nghiệp vụ, cũng như khả năng ngoại ngữ, những kiến thức văn hóa, kỹ năng giao tiếp, ứng xử còn yếu. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực phải bắt đầu từ khâu tuyển dụng, chất lượng đầu vào luôn là vấn đề quan trọng, ở đây không nên xem là vấn đề tế nhị nữa. Kế tiếp là vấn đề đào tạo, ở qui mô một huyện việc xây dựng trường chuyên đào tạo nhân lực cho du lịch là chưa cần. Song việc phối hợp với các trường, viện thường xuyên tổ chức các lớp huấn luyện nghiệp vụ là hết sức cần thiết. Các doanh nghiệp cần quan tâm tạo điều kiện cho đội ngũ quản lý, nhân viên nghiệp vụ thường xuyên có sự tiếp xúc trao đổi kinh nghiệm với những người cùng ngành ở các địa phương hay quốc gia khác thông qua các hội nghị hay lễ hội truyền thống. Một môi trường học tập nữa chính là qua du khách, khách du lịch đến địa phương với nhiều quốc gia nhiều thành phần, với nhiều nhu cầu khác nhau. Tiếp thu có chọn lọc những phản ánh của khách hàng nâng cao kiến thức là bài học bổ ích nhất.

Một đánh giá của du khách về du lịch Củ Chi là sự nghèo nàn của các hoạt động văn hoá, nghệ thuật, lễ hội, tôn giáo… Sản phẩm du lịch vốn dĩ nó mang tính chất tổng hợp và vô hình, cảm nhận chất lượng của nó không gì hơn chính là những nét độc đáo của các yếu tố nhân văn. Ngành du lịch kết hợp với ngành văn hóa thông tin thường xuyên tổ chức các lễ hội truyền thống của địa phương, kỷ niệm những ngày lịch sử hay các cuộc thi tìm hiểu về lịch sử địa phương và phổ biến rộng rãi nó qua các phương tiện truyền thông. Hoạt động văn hóa nghệ thuật của địa phương cũng cần được quan tâm khai thác, chúng ta cần tổ chức các buổi biểu diễn tuồng, cải lương, dân ca… vào các ngày cuối tuần để thu hút khách đến với các điểm tham quan.

3.3.2.4 Xây dựng môi trường xã hội văn minh

Một ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng sản phẩm du lịch là các vấn đề xã hội của địa phương. Một khía cạnh đầu tiên cần được quan tâm đó là thái độ của người dân. Mặc dù chiến tranh đã đi qua hơn 30 năm, nhưng còn để lại bao mất mát cho người dân Củ Chi, những vết thương hằng sâu trong tim đó làm cho họ không tránh khỏi những ác cảm đối với người Phương Tây. Làm sao cho người dân hiểu và khép lại quá khứ để nở nụ cười đón chào du khách là một vấn đề khó đối với chúng ta, nhưng không thể không làm. Chính quyền địa phương cần có biện pháp tuyên truyền, giáo dục người dân về tầm quan trọng của phát triển du lịch đối với kinh tế – xã hội của địa phương mình.

Cũng theo kết quả nghiên cứu cho thấy, mặc dù các nhà lãnh đạo địa phương và ngành du lịch Thành phố đánh giá rất cao về sự an toàn của Củ Chi, nhưng với du khách vẫn chưa tốt. Cái chưa tốt ở đây không phải là tình hình an ninh trật tự, mà đó chính là sự an toàn của các dịch vụ du lịch. Các doanh nghiệp, các khu du lịch cần tăng cường hơn nữa các biện pháp bảo vệ an toàn và sức khỏe cho du khách trong các dịch vụ vui chơi nguy hiểm như: bắn súng, bơi thuyền, lướt ván…

Một mô hình các đội nhóm hướng dẫn và bảo vệ du khách cũng cần thiết được thành lập. Đây là mô hình được Thành phố thử nghiệm và có hiệu quả trong thời gian qua, sự ra đời của các đội nhóm này càng làm tăng thêm niềm tin cho du khách. Tuy rằng tại Củ Chi chưa xảy ra tình trạng mất trật tự, cũng như tệ nạn xã hội làm ảnh hưởng đến du khách tham quan, nhưng địa phương cần phải có những biện pháp phòng ngừa hữu hiệu, chuẩn bị tốt cho sự phát triển của du lịch đặc biệt trong những đợt cao điểm.

Xây dựng thương hiệu Củ Chi qua sản phẩm du lịch độc đáo không chưa đủ, quảng bá nó ra bên ngoài một cách hiệu quả là việc làm quan trọng và cần thiết.

5.4 Giải pháp quảng bá thương hiệu Củ Chi qua sản phẩm du lịch

Trong phạm vi đề tài nghiên cứu này tác giả chọn cách thức quảng bá địa phương qua sản phẩm du lịch đặc trưng nổi bật của huyện Củ Chi.

5.4.1 Xác định thị trường mục tiêu của du lịch Củ Chi

Trên sơ sở phân tích thị trường khách du lịch đến Củ Chi theo quốc tịch của đề tài cho thấy, khách du lịch nội địa chiếm 51% là một thị trường khá rộng lớn. Thị trường lớn thứ hai của du lịch Củ Chi là các quốc gia châu Âu chiếm hơn 20,4%, thứ ba là thị trường Bắc Mỹ (Hoa kỳ, Canada…) chiếm 11,2%, các nước châu Á (Đông Bắc Á, ASEAN) và Australia chiếm hơn 14%.

Kết quả nghiên cứu khả năng quay lại Củ Chi của du khách cho thấy, toàn bộ 100% khách đến từ các quốc gia Bắc Mỹ đều hẹn sẽ quay lại Củ Chi khi có điều kiện. Bên cạnh đó, có đến 90% khách du lịch trong nước hứa sẽ quay lại.

Qua nghiên cứu trên cho thấy ngành du lịch Củ Chi và các doanh nghiệp du lịch thành phố Hồ Chí Minh có thể xác định được thị trường mục tiêu và thị trường tiềm năng của mình. Một gợi ý của tác giả trong đề tài này về các thị trường của du lịch Củ Chi như sau:

- Thị trường khách du lịch nội địa – là thị trường rộng lớn nhất và còn rất nhiều tiềm năng có thể khai thác.

- Thị trường ngoài nước: châu Âu là thị trường rộng lớn nhất và Bắc Mỹ là thị trường còn rất nhiều tiềm năng.

Từ việc phân khúc thị trường theo quốc tịch này không những giúp cho ngành và các doanh nghiệp du lịch Củ Chi có chiến lược xây dựng, phát triển sản phẩm phù hợp với nhu cầu mà nó còn giúp xác định nội dung và kênh quảng bá hiệu quả nhất.

5.4.2 Nội dung quảng bá

Đối với nhiều nơi, nội dung để quảng bá hình ảnh du lịch địa phương tốt nhất vẫn là các lễ hội, nhưng đối với Củ Chi lễ hội không thể được xem là nét đặc thù của mình. Nếu như Đà Lạt tổ chức festival hoa thành công có sức quảng bá cho thành phố cao nguyên này, hay festival Huế thành công với các loại hình nghệ thuật cung đình làm hấp dẫn du khách. Thì Củ Chi sẽ chọn cho mình những nội dung quảng bá gắn liền với các sự kiện lịch sử của Huyện, của Thành phố là phù hợp nhất. Ngành du lịch Huyện phải biết tranh thủ các sự kiện như kỷ niệm ngày giải phóng miền Nam 30/4 hằng năm hay các ngày Huyện được phong anh hùng để tổ chức các hoạt động thu hút khách và nội dung tuyên truyền.

Việc tái hiện lại các trận đánh nổi tiếng tại Củ Chi trong lịch sử hai cuộc chiến tranh một mặt làm phong phú, đa dạng sản phẩm du lịch, mặt khác cũng có ý nghĩa quảng bá cho địa phương đến du khách một cách hấp dẫn nhất. Tuyên truyền cho các hoạt động này là những nội dung quảng bá phù hợp nhất đối với Củ Chi.

5.4.3 Phương tiện và kênh quảng bá với các thị trường mục tiêu

Theo kết quả nghiên cứu cho thấy, khách du lịch biết đến Củ Chi chủ yếu qua các phương tiện truyền thông như: sách, báo, tạp chí và truyền hình… Vấn đề còn

lại là chúng ta nên lựa chọn loại hình nào để quảng bá cho phù hợp với từng thị trường cụ thể. Đề tài đề xuất những giải pháp về phương tiện và kênh quảng bá đối với từng thị trường cụ thể như sau:

5.4.3.1 Đối với thị trường trong nước

Một phần của tài liệu 518 Xây dựng và quảng bá thương hiệu huyện Củ Chi TP.HCM qua sản phẩm du lịch địa phương (Trang 91)